Tải trọng xe là gì? Cách xem ký hiệu tải trọng trên xe tải

Tải trọng xe là gì? Ký hiệu tải trọng trên xe tải cho bạn biết nội dung thông tin quan trọng nào? Cách tính tải trọng xe tải ra sao? Đó là câu chuyện mà Trường Nam Logistics- công ty vận chuyển hàng hóa muốn chia sẻ và cùng bàn luận với bạn.

Thông tin có chi tiết trong phần nội dung tiếp theo của bài viết hôm nay.

Tải trọng xe là gì?

Ký hiệu tải trọng trên xe tải

Tải trọng xe là khối lượng của vật tác động lực lên phương tiện xe. Như vậy, trong trường hợp này tải trọng xe tải là tổng khối lượng hàng hóa được xếp trên xe tải. Hay hiểu đơn giản là tổng khối lượng hàng mà một xe tải được phép vận chuyển theo quy định của cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn. Ký hiệu tải trọng trên xe tải cung cấp nhiều ý nghĩa.

Ví dụ: xe tải được phép chở hàng có tải trọng tối đa là 7 tấn nhưng khi kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện tải trọng vượt 2 tấn (tổng thực tế 9 tấn) thì chủ xe bị xử phạt hành chính và kèm theo biện pháp khác.

Tìm hiểu thêm: Kích thước các loại xe tải

Ký hiệu tải trọng trên xe tải

ký hiệu tải trọng trên xe tải

Khách hàng mua xe tải hoặc người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng xe tải quan tâm tới ký hiệu tải trọng trên xe tải. Ký hiệu tải trọng trên xe tải cho biết thông tin gì và xem ký hiệu đó ở đâu?

  • Thông tin ý nghĩa từ ký hiệu tải trọng trên xe tải

+ Doanh nghiệp/công ty hoặc chủ sở hữu phương tiện xe tải

+ Số điện thoại liên lạc

+ Khối lượng hàng hóa tối đa xe tải được phép vận chuyển tham gia giao thông (đơn vị: tấn)

+ Khối lượng bộ phận thân xe (đơn vị: tấn)

+ Tổng khối lượng hàng hóa và thân xe (đơn vị: tấn)

Như vậy các thông tin trên cho biết tải trọng chính xác của xe tải và kế hoạch sắp xếp, bố trí chuyên chở các loại hàng hóa phù hợp với phương tiện. Tránh trường hợp bị kiểm tra, xử phạt hành chính và rủi ro thiệt hại về hàng, người.

  • Vị trí của ký hiệu tải trọng trên xe tải

Ký hiệu tải trọng trên xe tải được nhà sản xuất in trên cánh cửa xe- vị trí buồng lái xe. Nội dung thông tin ngắn gọn và đầy đủ, súc tích đúng theo quy định.

Cách tính tải trọng xe tải

ký hiệu tải trọng trên xe tải

Tải trọng xe tải được tính bằng cách nào? Dưới đây là công thức tính tải trọng xe tải:

Trọng tải xe – khối lượng xe – cân nặng của người ngồi = tải trọng xe tải

Lưu ý: phân biệt trọng tải và tải trọng xe tải.

  • Trọng tải là khối lượng hàng hóa tối đa xe có thể vận chuyển mà đơn vị sản xuất đã tính toán kết cấu, động cơ xe phù hợp
  • Tải trọng là khối lượng hàng hóa khi xe tải đang chở. Ví dụ: xe tải có trọng tải tối đa 7 tấn nhưng tải trọng ở thời điểm thực tế có thể là 3 tấn hoặc 4 tấn

Đây là công thức tính thủ công. Hiện nay để xác định tải trọng xe tải người ta sử dụng đến cân tải trọng điện tử. Kết quả có độ chính xác cao và độ sai sót chỉ khoảng 0,002%.

Cân dùng cho các loại xe tải. Cảnh sát giao thông căn cứ vào ký hiệu tải trọng trên xe tải và kết quả của cân điện tử để kiểm tra, áp dụng biện pháp xử phạt xe tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép.

Quy định tải trọng xe tải

Xe tải được thiết kế và sản xuất có kết cấu khung xe chịu được tải trọng trong mức cho phép. Khi trọng tải hàng hóa vượt quá mức đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới xe mà còn gây ra hệ quả nghiêm trọng về người và hàng hóa.

Ký hiệu tải trọng trên xe tải và quy định tải trọng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự giao thông đường bộ, bảo vệ cơ sở hạ tầng. Dưới đây là bảng xử phạt vi phạm tải trọng xe tải cụ thể:

 

Mức tải trọng vượt quá Xử phạt tài xế Xử phạt chủ phương tiện
10%- 40% 800.000VNĐ- 1 triệu đồng Cá nhân: 2 triệu đồng- 4 triệu đồng
Công ty, doanh nghiệp: 4 triệu đồng- 8 triệu đồng
40%- 60% –         Hành chính: 3 triệu- 5 triệu đồng

–         Tịch thu GPLX: 1 tháng- 3 tháng

Cá nhân: 12 triệu đồng- 14 triệu đồng
Công ty, doanh nghiệp: 24 triệu đồng- 28 triệu đồng
60%- 100% –         Hành chính: 5 triệu đồng- 7 triệu đồng

–         Tịch thu GPLX: 1 tháng- 3 tháng

Cá nhân: 14 triệu đồng- 16 triệu đồng
Công ty, doanh nghiệp: 28 triệu đồng- 32 triệu đồng
Từ 100% trở lên –         Hành chính: từ 7 triệu đồng

–         Tịch thu GPLX: 3 tháng- 5 tháng

Cá nhân: 16 triệu đồng- 18 triệu đồng
Công ty, doanh nghiệp: 32 triệu đồng- 36 triệu đồng

 

Các loại tải trọng xe tải

Mỗi loại xe tải có ký hiệu tải trọng trên xe tải khác nhau từ xe tải hạng nhẹ đến xe tải hạng trung và hạng nặng. Trường Nam Logistics giới thiệu đến bạn các loại tải trọng xe tải đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

  • Xe tải có tải trọng 2,5 tấn: thuộc dòng xe tải hạng nhẹ, kích cỡ nhỏ chuyên vận chuyển hàng hóa ít với quãng đường di chuyển gần. Xe tải 2,5 tấn thuận tiện và dễ dàng khi chạy trong nội đô, đường nhỏ hẹp
  • Xe tải có tải trọng 3,5 tấn nằm trong nhóm xe tải hạng trung chuyên chở hàng hóa nông sản, dệt may, hàng tiêu dùng, điện tử điện lạnh,…. Đặc biệt xe được sử dụng vận chuyển hàng hóa liên tỉnh và phù hợp với mọi điều kiện địa hình
  • Xe tải có tải trọng 6,2 tấn thuộc dòng xe tải hạng nặng chở được khối lượng hàng hóa lớn. Có các loại xe tải 6,2 tấn như: xe thùng hở, thùng lạnh và thùng kín, thùng mui bạt di động. Xe tải 6,2 tấn chuyên chở các loại vật liệu xây dựng

Cách nâng tải trọng xe tải

kích thước các loại xe tải

Ký hiệu tải trọng trên xe tải cho bạn biết tải trọng hàng hóa xe được phép chở nhưng nếu chủ phương tiện muốn chở hàng hóa vượt tải trọng mà không bị xử phạt có được không? Theo quy định xe tải được phép nâng tải trọng với điều kiện kèm theo.

Quy định về nâng tải trọng

  • Xe tải chưa qua cải tạo trong 15 năm sử dụng
  • Xe chở khách, chở người không được phép cải tạo kích thước của khoang chở hành lý
  • Xe cơ giới không được cải tạo chiều dài xe thành xe chở khách và ngược lại
  • Xe cơ giới không được cải tạo hệ thống treo, phanh
  • Xe cơ giới chỉ được phép cải tạo phanh trong trường hợp: thêm phanh phụ và cung cấp năng lượng, điều khiển cho xe rơ mooc
  • Xe cơ giới không được cải tạo nâng hạ: hệ thống lái, kích cỡ lốp, vết bánh xe và số trục
  • Xe chở người không được lắp đặt thêm giường tầng

Thủ tục nâng tải trọng

Hồ sơ giấy tờ được gửi về cho Sở Giao thông vận tải hoặc Cục đăng kiểm Việt Nam. Nâng hạ tải trọng của phương tiện vận tải gồm có các loại giấy tờ như sau:

  • Bản chính thuyết minh kỹ thuật của phương tiện cải tạo
  • Bản vẽ kỹ thuật chính
  • Hồ sơ thẩm định thiết kế nâng hạ
  • Hồ sơ kiểm tra và nghiệm thu xe nâng hạ

Như vậy nội dung trên cho bạn biết ký hiệu tải trọng trên xe tải là gì? Ký hiệu tải trọng trên xe tải có ý nghĩa ra sao?

Trường Nam Logistics bên cạnh dịch vụ vận chuyển hàng hóa liên tỉnh còn cung cấp dịch vụ cho thuê xe tải. Công ty có các loại xe tải chở hàng với đủ tải trọng và có giấy phép kiểm định. Để nắm được chi phí thuê xe tải và thông tin tư vấn khác mời bạn liên hệ địa chỉ:

LIÊN HỆ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay