Các loại xe tải chở hàng hiện nay được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí từ tải trọng, thiết kế thùng đến động cơ. Mỗi loại xe tải lại được sử dụng trong trường hợp vận chuyển hàng hóa khác nhau. Vậy có bao nhiêu loại xe tải?
Trường Nam Logistics cùng bạn tìm hiểu các loại xe tải thông dụng tại các công ty vận chuyển hàng hóa Việt Nam.
Mục lục
Phân loại các loại xe tải chở hàng theo tải trọng
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe tải phổ biến hơn phương tiện khác vì kích thước và tải trọng xe tải đa dạng thuận tiện vận chuyển hàng. Các loại xe tải chở hàng đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa ngày càng cao. Công ty vận chuyển hàng hóa bố trí loại xe tải phù hợp căn cứ trên đặc điểm tính chất và số lượng, kích cỡ và trọng tải lô hàng.
Dưới đây là một cách phân loại theo tải trọng của xe tải:
Các loại xe tải hạng nhẹ
Xe tải hàng nhẹ là loại xe chở hàng có kích thước nhỏ, tải trọng từ 1 tấn đến 6 tấn. Các loại xe tải hạng nhẹ phổ biến là: xe tải 2 tấn, xe tải 3 tấn, xe tải 5 tấn, xe tải 6 tấn và loại 6,5 tấn. So với các loại xe tải chở hàng khác thì xe tải hạng nhẹ có nhiều ưu điểm.
- Di chuyển thuận tiện trong các tuyến đường nội đô của các trung tâm thành phố lớn
- Dễ dàng chở hàng vào các đường ngõ ngách nhỏ và hẹp
- Phù hợp để chở hàng số lượng ít, kích cỡ nhỏ trong các trường hợp như: chuyển nhà, chuyển văn phòng, giao hàng
- Chi phí đầu tư các loại xe tải hạng nhỏ thấp
Xe tải hạng trung
Xe tải hạng trung có tải trọng từ 7 tấn đến 15 tấn được dùng để chở hàng hóa liên tỉnh. Tại Việt Nam, trong số các loại xe tải chở hàng thì xe tải hạng trung là dòng xe phù hợp với nhiều địa hình giao thông từ nông thôn, thành thị và miền núi.
Ngoài ra, xe tải hạng trung còn có ưu điểm khác: thùng xe lớn, động cơ hoạt động mạnh mẽ,màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Một số loại xe tải hạng trung thông dụng như: xe tải 7 tấn, xe tải 8 tấn và xe tải 9 tấn,….
Xe tải hạng nặng
Những chiếc xe tải có tải trọng từ 16 tấn trở lên (tối đa 40 tấn) được xếp vào nhóm xe tải hạng nặng. Xe tải hạng nặng vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, đường trường.
Xe tải chở hàng siêu trường siêu trọng
Đối với các mặt hàng siêu trường siêu trọng cần có loại xe tải riêng để chuyên chở. Tải trọng vận chuyển hàng có thể lên hàng trăm tấn. Xe siêu trường siêu trọng trước khi lưu thông sẽ phải được kiểm định và cấp giấy phép. Ngoài ra, xe phải đảm bảo lưu thông theo tuyến đăng ký, khung giờ nhất định và đúng loại mặt hàng siêu trường siêu trọng.
Phân loại các loại xe tải theo đặc điểm, công dụng
Các loại xe tải chở hàng còn được phân loại theo đặc điểm thùng cũng như đặc điểm công dụng. Trong đó có 3 loại xe tải chính là:
Xe tải có thùng kín
Xe tải thùng kín là có bộ phận thùng chở hàng được đóng kín bằng sắt mạ kẽm hoặc tôn chắc chắn. Sàn thùng là gỗ hoặc tôn phẳng. Điểm nổi bật nhất của xe tải thùng kín là cách nhiệt, giữ nhiệt và bảo quản hàng hóa tốt do không chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết.
Xe tải lạnh
Xe tải lạnh được thiết kế để chuyên chở các loại hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt độ thấp. Ví dụ như: thực phẩm và dược phẩm,…. Không giống như các loại xe tải chở hàng khác, xe tải đông lạnh được lắp thêm máy lạnh để điều chỉnh nhiệt độ trong thùng. Do đó, nhiều người ví xe tải lạnh giống như chiếc tủ lạnh, tủ đông di động.
Xe tải thùng lửng phủ bạt
Phần thùng chở hàng không được lắp vách tôn hay sắt cố định mà sử dụng bạt di động với chi phí khá rẻ. Xe tải thùng lửng phủ bạt linh hoạt chở các loại mặt hàng từ vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị đến hàng tiêu dùng, nông sản,….
Tìm hiểu thêm: Kích thước các loại xe tải bao nhiêu?
Phân loại các loại xe tải theo động cơ
Các loại xe tải chở hàng theo động cơ gồm có: xe tải động cơ xăng và xe tải động cơ dầu diesel. Vậy điểm khác nhau giữa 2 loại xe tải này là gì? Nên vận chuyển hàng hóa bằng xe tải xăng hay dầu diesel?
Xe tải động cơ xăng
Là loại xe tải hoạt động được nhờ sử dụng nhiên liệu xăng. Các loại xe tải động cơ xăng như: xe tải hạng nhẹ và xe tải hạng trung.
Xe tải động cơ dầu diesel
Là loại xe tải chở hàng hoạt động bằng nhiên liệu dầu diesel. Các loại xe tải chở hạng có động cơ dầu diesel như: xe tải hạng nặng, xe siêu trường siêu trọng, xe đầu kéo container,….
Như vậy, nội dung trên đã giới thiệu với bạn các loại xe tải chở hàng thông dụng. Tại Trường Nam Logistics có dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải với chi phí thấp, cam kết hàng hóa an toàn. Công ty đầy đủ các loại xe tải và các dòng xe tải trung chuyển, xe tải cứu hộ, xe đầu kéo. Dịch vụ vận tải hàng hóa của Trường Nam- 25 năm một thương hiệu.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả