Vận tải hàng hóa hàng không có những điểm mạnh nào so với các hình thức thông thường? Những loại hàng hóa nào phù hợp để vận chuyển thông qua đường hàng không? Tất cả sẽ được công ty vận chuyển hàng hóa chia sẻ trong bài viết này.

Ngành vận tải hàng không nước ta hiện nay có những bước phát triển tích cực. Cùng với triển vọng kinh tế, giao thương giữa các khu vực của các nước mở rộng. Vận chuyển hàng hóa đường hàng không là chọn lựa lý tưởng của nhiều doanh nghiệp.
Mục lục
Vận tải hàng hóa hàng không là gì?
Vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không là phương thức vận chuyển mà tại đó. Hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay chuyên dụng (Air Cargo hoặc Freighter); hoặc hàng hóa được đặt trong khoang của máy bay hành khách (gọi là Passenger Plane).

Khác với vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Vận tải bằng đường hàng không sở hữu nhiều lợi thế rõ rệt. Các ưu điểm cụ thể đó là:
– Tốc độ vận chuyển hàng nhanh chóng, đúng giờ.
– Không bị cản trở bởi địa hình như vận chuyển hàng hóa bằng container.
– Thích hợp với các mặt hàng có giá trị cao, dễ hư hỏng.
– Giảm thiểu rủi ro và tổn thất do trộm cắp hay làm bể vỡ.
– Phí bảo hiểm ít hơn vận chuyển xe ô tô bắc nam và phương thức khác vì rủi ro thấp hơn.
– Phí dịch vụ kho bãi thấp do thủ tục nhanh, thời gian lưu kho rút ngắn.

Các loại hàng hóa thường vận chuyển thông qua dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không:
- Dược phẩm.
- Thư tín, hàng hóa hàng không, bưu phẩm nhanh.
- Hàng dễ hư hỏng như hoa tươi, thực phẩm, hàng ướp bằng đá khô,…
- Mặt hàng, vật phẩm có giá trị cao như vàng bạc hoặc kim cương.
- Các loại thiết bị kỹ thuật như đồ công nghệ, phụ tùng máy bay, xe hơi, tàu biển,…
- Hàng tiêu dùng xa xỉ như hàng thời trang, đồ điện tử,…
Thủ tục vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không
Ngành vận tải hàng không cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn vượt trội hơn so với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải và các loại hình vận tải khác.
Tuy nhiên, nói về thủ tục vận chuyển vận tải hàng hóa hàng không là vô cùng phức tạp. Sau khi vận chuyển hàng đến sân bay. Để được thông quan thì bắt buộc cung cấp đầy đủ bộ chứng từ để tiến hành làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.

Vì vậy, những bất cập khi tự làm thủ tục vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không là điều khó tránh. Nhưng nếu lựa chọn công ty chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không uy tín thì mọi vấn đề đều được giải quyết nhanh chóng.
Tùy từng loại hàng hóa đặc biệt hay thông thường sẽ có các thủ tục và quy trình khác nhau. Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ đều có kinh nghiệm và nắm rõ các điều kiện thông quan.
Do đó, thay vì mất thời gian và gặp trở ngại khi tự làm thủ tục vận tải hàng hóa hàng không. Thì giờ đây, các vấn đề về giấy tờ thủ tục pháp lý hay các điều kiện thông quan sẽ được công ty dịch vụ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp.
Công ty vận chuyển hàng hóa hàng không tốt nhất
Vận tải hàng hóa hàng không có xu hướng tăng cao. Dịch vụ tại Trường Nam Logistics có xu hướng tìm kiếm lớn hơn bao giờ hết. Lý do đến từ đâu?
Tại sao nên chọn vận tải hàng hóa hàng không tại Trường Nam Logistics
Trường Nam Logistics là một trong các công ty vận chuyển hàng hóa hàng không uy tín hàng đầu. Đơn vị trong ngành Logistics với trên 20 năm kinh nghiệm. Chuyên cung cấp giải pháp vận tải với thủ tục nhanh gọn, giá thành cạnh tranh và thời gian chuyển nhanh chóng.

Dựa trên sự cung ứng đa dạng về dịch vụ. Trường Nam Logistics đã và đang đáp ứng tối đa sự hài lòng về nhu cầu vận chuyển. Luôn đưa ra các phương án tốt nhất cho khách hàng. Tự tin là đơn vị có năng lực tốt về dịch vụ logistics. Tạo dựng được sự an tâm khi lựa chọn chúng tôi là đơn vị đồng hành.
Bảng giá dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Vận tải hàng hóa hàng không bằng máy bay có giá cước vận chuyển cao nhất. Cao hơn cước phí vận chuyển hàng hóa liên tỉnh hay các hình thức vận tải khác. Một phần cũng vì tính đến từng kilogram và có ưu thế tốc độ tuyệt đối so với các phương tiện vận tải khác.

Nếu bạn muốn biết giá và có nhu cầu về dịch vụ gửi hàng bằng đường hàng không air cargo. Liên hệ ngay tới Trường Nam Logistics để được báo giá và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc.
Quy trình vận chuyển hàng hóa hàng không nội địa
Sau đây là quy trình vận tải hàng hóa hàng không của Trường Nam Logistics:
– Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách và xác định loại hàng.
Nắm rõ các thông tin từ khách hàng, các yêu cầu và loại hàng cần vận tải. Xác định hàng hóa thuộc diện nào, có nằm trong danh sách hàng hóa đặc biệt và bị hạn chế không để phân loại.
– Bước 2: Hai bên thỏa thuận các điều khoản, chính sách và giá cả.
Cả hai bên sẽ tiến hành trao đổi, đưa ra các điều kiện, chính sách giá,… Với các thỏa thuận nhằm đi đến một hướng chung và thống nhất trước khi thực hiện ký kết hợp đồng.
– Bước 3: Ký hợp đồng giao thương sau khi thỏa thuận
Sai khi đồng ý về những quy định và điều khoản giao hàng hóa thông qua đường hàng không. Đơn vị vận tải và công ty nhập khẩu sẽ đặt bút ký kết hợp đồng.

– Bước 4: Booking dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không
Đặt booking ngay khi hoàn tất ký kết hợp đồng để rút ngắn thời gian giao hàng. Khi nhận được đơn booking từ Forwarder. Công ty dịch vụ sẽ kiểm tra lại tất cả thông tin booking gồm: sân bay đi và đến, thời gian khởi hành, thể tích hàng, số lượng,… để giao cho Forwarder.
– Bước 5: Tiến hành đóng hàng hóa
Hàng hóa được đóng cẩn thận, đúng quy cách kèm ký hiệu mã vận kiện hàng. Tiếp đến hàng sẽ được chuyển ra kho ở sân bay. Cung cấp kèm giấy chứng nhận là đã nhận hàng ngay sau khi xác nhận lô hàng cần vận chuyển.

– Bước 6: Kiểm tra chứng từ và những giấy tờ liên quan.
Khi hàng được chuyển ra sân bay, cần chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ để vận chuyển hàng cho hãng hàng không. Sau đó sẽ tiến hành các thủ tục hải quan xuất khẩu.

– Bước 7: Hãng hàng không sẽ phát hành AWB cho đơn hàng
Khi đã hoàn tất thủ tục, hãng hàng không sẽ phát hành MAWB cho đơn hàng. Nhà xuất khẩu có thể hoàn toàn dùng bộ chứng từ kèm theo bản gốc AWB và gửi cho người nhập khẩu.
– Bước 8: Nhận chứng từ qua email.
Khi lô hàng và bộ chứng từ được vận chuyển. Forwarder sẽ gửi bản scan của bản AWB qua email và 1 bản scan của toàn bộ chứng từ khác để gửi cho đơn vị nhập khẩu.
– Bước 9: Nhận thông báo hàng đến và kiểm tra lại toàn bộ thông tin.
Trước ngày hàng đến, đại lý hãng vận tải sẽ gửi một thông báo bao gồm thời giao hàng dự kiến, tình hình vận chuyển hàng hóa. Đơn vị nhập khẩu kiểm tra lại thông tin tại phần thông báo đó để tránh các rủi ro phát sinh.
– Bước 10: Lệnh giao hàng.
Khi hàng tới nơi, Forwarder sẽ thu lại bản gốc số 2 HAWB. Đơn vị nhận đến đại lý của họ hoặc tới hãng hàng không để nộp đầy đủ mọi khoản phí theo quy định. Sau đó sẽ được nhận lệnh giao hàng cùng bộ chứng từ gửi kèm theo hàng.
– Bước 11: Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Công ty Forward sẽ thay doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu.
– Bước 12: Nhận hàng
Công ty Forward chịu trách nhiệm các thủ tục tại kho hãng hàng không để lấy hàng hóa về. Thanh lý tờ khai, vận chuyển hàng hóa đến đơn vị nhập khẩu. Đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm nhận hàng đúng thời gian đã quy định trước đó. Hoàn tất quy trình.
>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa nặng
Một số thuật ngữ vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Dưới đây là những thuật ngữ được dùng nhiều trong ngành vận tải hàng không. Những chữ cái được viết tắt là những chữ xuất phát từ các cụm từ tiếng Anh:

- A2A (Airport to Airport): cách thức vận chuyển tại sân bay khởi hành đến sân bay đích.
- ATA (Actual Time of Arrival): Thời gian phương tiện chuyển hàng đến thực tế.
- ATD (Actual Time of Departure): Thời gian phương tiện khởi hành thực tế.
- AWB (Air Waybill): gọi là vận đơn hàng không. Được chia thành MAWB (Master Air Waybill): do hãng hàng không phát hành và HAWB (House Air Waybill) do người giao nhận phát hành.
- Booking: Yêu cầu lưu chỗ trên máy bay và được hãng hàng không xác nhận.
- Dimensional Weight: là khối lượng hoặc khoảng trống lô hàng. Gọi chung là số đo trọng lượng thể tích.
- FCR (Forwarder’s Certificate of Receipt): là giấy chứng nhận người giao nhận đã nhận hàng.
- FTC (Forwarder’s Certificate of Transport): là giấy chứng nhận vận chuyển bởi người giao nhận.
- FWR (Forwarder’s Warehouse Receipt): là biên lai kho hàng của người giao nhận, được cấp cho người xuất khẩu.
- GSA (General Sales Agent): là đại lý khai thác hàng hóa được hãng hàng không chỉ định.
- IATA (International Air Transport Association): là Hiệp hội vận tải Hàng không Quốc tế.
- NOTOC (Notification To Captain): Thông báo đến cơ trưởng về danh sách hàng trên máy bay để cơ trưởng chuyến bay nắm.
- TACT (The Air Cargo Tariff): Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, do hãng hàng không công bố.
- POD (Proof Of Delivery): Chứng từ giao hàng chứng minh việc người vận chuyển đã giao đủ hàng theo thỏa thuận.
- Volume charge: Cước phí vận chuyển hàng không được tính theo dung tích hàng hóa thay vì trong trọng lượng.
- Weight charge: Cước phí hàng không tính dựa theo trọng lượng hàng hóa thực tế.
Ngoài ra còn rất nhiều thuật ngữ cũng như từ viết tắt của ngành nữa. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn.
Vốn là thương hiệu vận tải lâu đời. Trường Nam Logistics hội tụ đầy đủ năng lực và kinh nghiệm trong dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không chuyên nghiệp. Cam kết an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển theo lộ trình bày bản với một quy trình khoa học, chuyên nghiệp và giá tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ đa dạng khác của Trường Nam Logistics như:
Bài viết liên quan
Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ 2023 – Trường Nam Logistics
Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa là danh sách các mức giá phí vận
Bảng báo giá vận chuyển ô tô Bắc Nam 2023
Nếu bạn đang cần vận chuyển chiếc xe ô tô của mình tuyến Bắc Nam
Dịch vụ vận tải Bắc Trung Nam chuyên nghiệp, uy tín nhất
Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nhu