Vận đơn là gì? Vận đơn có vai trò gì trong hoạt động thương mại? Hiện nay có những loại vận đơn nào? Đó là những câu hỏi liên quan tới khái niệm cơ bản trong vận tải hàng hóa, mà bạn sẽ cùng Trường Nam Logistics – Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu vận đơn là gì?
Vận đơn là gì? Theo phân tích trong tiếng Hán Việt, từ “vận” có nghĩa là vận chuyển hoặc vận tải. Còn từ “đơn” chỉ một loại giấy tờ ghi lại thông tin. Vận đơn có thể hiểu đơn giản là một tài liệu ghi chép thông tin về việc vận chuyển hàng hóa.
Tương tự, trong tiếng Anh, vận đơn được gọi là “Bill of Lading”. Từ “Bill” nghĩa là một loại tài liệu, và “Lading” chỉ phương tiện vận chuyển. Khi kết hợp với nhau, “Bill of Lading” sẽ có nghĩa là “vận đơn”.
Khái niệm chính xác nhất về vận đơn là vận tải đơn. Đây là loại chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận việc nhận hàng trước khi hàng hóa được sắp xếp vận chuyển. trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận đơn là một trong những chứng từ quan trọng nhất. Vì vậy, chứng từ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
Hiện nay, vận đơn được chia thành 3 loại cơ bản: vận đơn đường bộ, vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không. Nhờ lợi thế đường bờ biển dài cùng hàng loạt cảng lớn nhỏ, vận đơn đường biển là loại chứng từ phổ biến nhất tại nước ta.
Xem ngay:Cùng Công ty vận tải Bắc Trung Nam Đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp
Nội dung của tờ vận đơn chi tiết nhất
Sau khi tìm hiểu vận đơn là gì, bạn có thắc mắc tờ vận đơn có những thông tin gì hay không? Dưới đây là những nội dung không thể thiếu trong một tờ vận đơn:
- Tên và địa chỉ đơn vị vận tải, kèm theo một số chỉ dẫn khác theo yêu cầu.
- Thông tin cảng xếp hàng & Thông tin cảng dỡ hàng.
- Tên, địa chỉ chính xác người gửi hàng.
- Tên, địa chỉ chính xác người nhận hàng.
- Tên hàng hóa, mã hiệu của hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói, trọng lượng/thể tích của hàng hóa đó.
- Cước vận chuyển hàng hóa và phụ phí trả cho đơn vị vận chuyển, điều kiện thanh toán.
- Địa điểm và thời gian cấp vận đơn.
- Số bản gốc tờ vận đơn.
- Chữ ký của đơn vị vận tải (hoặc thuyền trưởng, người đại diện của thuyền trưởng).
Tổng hợp các mã vận đơn hiện nay
Hiện nay hàng hải thường gặp nhiều loại vận đơn khác nhau. Tùy thuộc vào căn cứ, tiêu chí khác nhau để phân loại chúng. Và để phân biệt, chúng cũng có những tên gọi riêng. Ở bài viết này, công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics sẽ đưa ra cách phân loại được nhắc đến nhiều nhất.
Phân loại vận đơn theo mối quan hệ trả hàng
Master Bill of Lading (Vận đơn chủ)
Vận đơn chủ là chứng từ chứa thông tin về lô hàng được vận chuyển giữa các đơn vị vận chuyển hàng hóa. Vận đơn chủ được phát hành bởi hãng vận chuyển sở hữu phương tiện vận tải. Chẳng hạn như hãng hàng không hoặc hãng tàu.
Thông tin được ghi trên vận đơn chủ bao gồm:
- Người gửi và người nhận hàng: thường là các công ty vận chuyển.
- Tên của phương tiện vận chuyển, địa điểm xuất phát và địa điểm đến.
- Tên hàng hóa được vận chuyển.
- Số kiện hàng (nếu có), số bill (nếu có), khối lượng và trọng lượng của hàng hóa.
- Ngày, tháng, năm vận chuyển đơn hàng.
House Bill of Lading (Vận đơn thứ)
Vận đơn thứ là loại vận đơn được công ty giao nhận phát hành cho chủ hàng. Quy trình xuất vận đơn có thể được mô tả như sau:
- Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc máy bay: Các hãng tàu hoặc hãng hàng không sẽ cung cấp vận đơn chủ cho công ty giao nhận.
- Tiếp theo, công ty giao nhận sẽ phát hành vận đơn thứ cho chủ hàng.
Thông tin trên vận đơn thứ bao gồm:
- Người gửi hàng hoặc Người nhận hàng.
- Phương tiện vận chuyển.
- Cảng đến/cảng đi.
- Số bill, tên hàng, trọng lượng, số kiện, khối lượng, ngày hàng hóa đưa lên phương tiện vận chuyển.
Hai loại vận đơn này có thể được coi là các tài liệu chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng hóa từ hãng tàu đến người gửi hàng thông qua công ty giao nhận.
Phân loại vận đơn theo khả năng vận chuyển
To Order B/L (Vận đơn theo lệnh)
Vận đơn theo lệnh là một loại vận đơn không ghi thông tin về người nhận hàng, mà thay vào đó ghi hai từ “theo lệnh” hoặc “to order” của một đơn vị cụ thể. Trong trường hợp không ghi rõ đơn vị nào đặt lệnh, bên nhận hàng có quyền lập lệnh trả hàng.
Ví dụ: Vận đơn có ghi “Theo lệnh của công ty Trường Nam Logistics”. Nếu chỉ ghi “theo lệnh” mà không có đơn vị Trường Nam Logistics, bên nhận hàng sẽ phải phát lệnh trả hàng về cho bên gửi.
Vận đơn theo lệnh có thể được chuyển nhượng thông qua việc người có quyền ra lệnh trả hàng ký tại mặt sau của vận đơn. Nếu không có chữ ký tại mặt sau của vận đơn, chỉ có người được ủy quyền ra lệnh trả hàng mới có thể nhận hàng từ bên vận chuyển.
Straight B/L (Vận đơn đích danh)
Vận đơn đích danh là một loại vận đơn mà tên người gửi hàng hoá và tên người nhận hàng hóa được ghi rõ. Ngoài ra, địa chỉ nhận hàng hoá và một số thông tin liên lạc khác của người gửi và người nhận hàng cũng được ghi trên vận đơn.
Để nhận hàng, vận đơn này yêu cầu người được ghi rõ tên trên phần “Người nhận” phải đến đích thân và không thể ủy quyền cho người khác ký nhận như vận đơn theo lệnh.
Bearer B/L (Vận đơn vô danh)
Vận đơn vô danh là loại vận đơn không ghi thông tin về người nhận hàng, và bên vận chuyển sẽ giao hàng cho bất kỳ ai có vận đơn hàng hoá. Vận đơn vô danh thường được trao đổi thông qua việc chuyển nhượng trực tiếp tay trong tay.
Bật mí các chức năng và công dụng của vận đơn
Để hiểu rõ hơn vận đơn là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu chức năng và công dụng của vận đơn trong phần này nhé!
Chức năng
- Vận đơn là một loại biên lai do người vận tải sử dụng để xác nhận việc nhận hàng chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn hợp lệ và đã ký nhận tại cảng xếp hàng.
- Vận đơn là bằng chứng xác nhận việc ký kết hợp đồng vận tải và mô tả rõ nội dung của hợp đồng đó. Nó giúp xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người nhận hàng và người vận tải.
- Vận đơn cũng là một chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa được ghi trong vận đơn. Với chức năng này, vận đơn trở thành một giấy tờ có giá trị, có thể được sử dụng để cầm cố, mua bán và chuyển nhượng.
Công dụng
Công dụng của vận đơn là gì? chúng ta có thể trả lời gói gọn trong 4 nội dung:
- Vận đơn được sử dụng làm căn cứ để xác định số lượng hàng hóa được gửi từ người bán cho người mua, từ đó thực hiện việc thống kê, ghi sổ và theo dõi thực hiện hợp đồng.
- Vận đơn cũng được sử dụng làm căn cứ để khai báo hải quan và thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Vận đơn có thể sử dụng như chứng từ cầm cố, mua bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa.
- Ngoài ra, vận đơn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu, kèm theo hóa đơn thương mại nằm trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua để thanh toán tiền hàng.
Những lưu ý khi vận đơn
Vận đơn là chứng từ vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, bạn cần biết những lưu ý khi vận đơn là gì để bảo đảm hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn nhất.
Những lưu ý khi đọc vận đơn đường biển
- Thông tin shipper, consignee và notify of party: Cẩn thận kiểm tra các thông tin này để đảm bảo rằng người gửi hàng, người nhận hàng và bên được thông báo đúng là những đối tác chính xác.
- Port of discharge (cảng dỡ hàng) và Place of Delivery (nơi giao hàng): Chú ý đọc kỹ để tránh giao hàng sai cảng đích và địa điểm.
- Thông tin mark và mô tả về hàng hóa: Xem xét kỹ các thông tin để đảm bảo tính chính xác trong quá trình vận chuyển.
- Số lượng, trọng lượng, số khối: Kiểm tra kỹ để dễ dàng thống kê và quản lý hàng hóa.
- Số container và số seal: Quan sát và xác nhận số container, số seal để đảm bảo tính an ninh của container.
Những lưu ý cho người làm vận đơn đường biển
- Đối với việc copy file của những lô hàng cũ: Kiểm tra kỹ thông tin và xóa các thông tin cũ trước khi tạo vận đơn mới để tránh nhầm lẫn và điền sai thông tin.
- Kiểm tra lại thông tin được nhận từ shipper: Hỗ trợ shipper trong việc kiểm tra thông tin, đặc biệt là số container và số seal, để đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót trong quá trình xử lý vận đơn.
Lưu ý những lưu ý trên sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình vận chuyển hàng hóa, tránh những sai sót và pháp sinh không đáng có.
Dưới đây là tất cả thông tin chi tiết về vận đơn là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào về vận chuyển hàng hóa logistics, vui lòng liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hotline hoặc truy cập vào trang web chính thức của Trường Nam Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!
Ngoài ra nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa thì hãy liên hệ ngay với Trường Nam Logistics nhé!
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả