Vận chuyển LCL là gì? Điểm khác nhau giữa LCL và FCL

Những thắc mắc về vận chuyển LCL là gì và điểm khác biệt so với FCL mà nhiều khách hàng quan tâm sẽ được Công ty vận chuyển hàng hóa giải đáp một cách cặn kẽ. Đồng thời, bạn còn được biết ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này.

Khái niệm vận chuyển LCL là gì?

Vận chuyển LCL là gì? LCL là viết tắt của cụm từ “Less-than-container load”. LCL chỉ những lô hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau, hàng hóa của họ sẽ được ghép để đủ một container hàng hóa. 

Trước đây LCL là viết tắt của “Less than(railway) car load”, được sử dụng phổ biến trong vận chuyển đường sắt.

Đây là hình thức vận chuyển khi mà chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên container, vì vậy cần ghép chung với một số lô hàng của chủ hàng khác. Do vậy, các đơn vị vận chuyển hàng hóa sẽ tiến hành gom hàng, tức là kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) từ nhiều chủ hàng để đóng nguyên container. Sau đó sắp xếp vận chuyển.

Tìm hiểu vận chuyển LCL là gì
Tìm hiểu vận chuyển LCL là gì

Đặc điểm của vận chuyển LCL là gì?

Để dễ dàng tập kết, xử lý hàng hóa, hàng LCL sẽ được vận chuyển, tập trung tại các điểm gom hàng lẻ (kho CFS). Hay các nhà ga hàng hóa/kho hàng không kéo dài. Các địa điểm này đều được giám sát bởi hải quan để đảm bảo công tác xuất/nhập thực hiện đúng theo quy định và được xử lý thủ tục hải quan nhanh nhất.

Điểm khác nhau giữa hàng LCL và FCL

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu vận chuyển FCL là gì. FCL là viết tắt của Full Container Load. Thuật ngữ được sử dụng phổ biến để mô tả về dịch vụ đường biển quốc tế, thường sử dụng các container chuyên dụng 20 feet hoặc 40 feet.

Nếu bạn đang thắc mắc điểm khác nhau giữa vận chuyển FCL là vận chuyển LCL là gì, hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây nhé.

FCL LCL
Người gửi hàng
  • Thuê trucking hoặc tự ra cảng nhận container rỗng đem về kho đóng hàng.
  • Đóng hàng tại kho bãi.
  • Sắp xếp hàng hóa cẩn thận, có để lại ký hiệu cho người nhận hàng.
  • Thanh toán chi phí theo đúng trách nhiệm.
  • Niêm chì cho container.
  • Truyền vận đơn cho FWD hoặc hãng tàu.
  • Đóng hàng và chở hàng về kho CFS của người gom hàng
  • Làm thủ tục hải quan.
  • Cung cấp thông tin để người gom hàng làm vận đơn
  • Kiểm tra các thông tin draft bill và nhận lại vận đơn.
Người vận chuyển
  • Gửi lại bản bản draft bill để người gửi kiểm tra thông tin, rồi phát hành vận đơn và khai manifest.
  • Nhận container từ người gửi và xếp lên tàu, phân phối container phù hợp để tàu nhổ neo an toàn.
  • Khi đến cảng đích, dỡ container lên bãi và giao cho người nhận.
  • Trước khi giao, phải làm D/O khi hàng đến và kiểm tra thông tin vận đơn từ người nhận.
  • Gửi lại bản bản draft bill để người gửi check thông tin, sau đó phát hành vận đơn và khai manifest.
  • Nhận container từ người gửi hàng hóa rồi bốc lên tàu, sắp xếp container phù hợp để tàu đi an toàn.
  • Khi đến cảng đích thì dỡ container lên bãi và giao cho người nhận hàng.
  • Trước khi giao, nhớ phải làm D/O khi hàng đến và kiểm tra thông tin vận đơn từ người nhận.
Người gom hàng Chỉ áp dụng đối với hàng LCL.
  • Có trách nhiệm liên hệ với khách hàng để thông báo lộ trình của hàng hóa.
  • Cung cấp house bill cho khách hàng.
Người nhận hàng
  • Chủ động liên hệ với bên gửi hàng về các chứng từ liên quan và làm thủ tục hải quan để nhận hàng. 
  • Nhận container hàng và vận chuyển về kho, dỡ hàng, trả container về đúng địa điểm quy định của tàu.
  • Thanh toán các khoản phí theo đúng trách nhiệm như local charges, D/O, phí cược container.
Tương tự FCL nhưng không phải đóng phí cọc container mà đóng thêm phí handling charges.
Chi phí
  • Khi vận chuyển hàng FCL cần phải trả một khoản phí cố định cho việc sử dụng toàn bộ container thay vì trả cho số lượng không gian container đã sử dụng. 
  • Thích hợp vận chuyển hàng hóa logistic số lượng lớn hoặc các mặt hàng cồng kềnh, kích thước lớn không thể đóng chung 1 thùng.
Tiết kiệm chi phí hơn khi vận chuyển mặt hàng nhỏ lẻ, bởi nó không chiếm quá nhiều diện tích trong một container.
Thời gian vận chuyển Tổng thời gian vận chuyển hàng FCL thường ngắn hơn hàng LCL do hàng chỉ cần bốc dỡ khỏi container và vận chuyển đến địa điểm cuối cùng.
  • Vận chuyển hàng LCL thường mất nhiều thời gian hơn do các công ty logistics phải gom nhiều lô hàng, phân loại và đóng gói cho đầy một container, sau đó sắp xếp vận chuyển hàng từ cảng bốc hàng đến cảng đích.
  • Ngoài ra, nếu chọn một mặt hàng trong cùng container để kiểm tra thực tế, toàn bộ container sẽ bị hải quan tạm giữ khi vận chuyển hàng LCL.
Rủi ro đối với hàng hóa Sau khi hàng hóa được nhà cung cấp xếp đầy vào container và container sẽ được niêm phong và vận chuyển, giúp hạn chế tối đa khả năng hư hỏng hàng hóa.
  • Do có nhiều loại hàng hóa được đóng chung trong một container nên các lô hàng thường gặp rủi ro hư hỏng, mất mát cao hơn so với các lô hàng FCL. 
  • Vận chuyển hàng lẻ thì người gửi hàng không có quyền lựa chọn container mà hàng hóa của họ được đặt vào. Điều này có thể gây nguy hại (nhiễm bẩn, rơi rớt, hư hỏng…) cho hàng hóa khi được đóng chung với các loại hàng hóa đặc biệt khác như chất lỏng, hàng nặng, hàng có mùi đặc trưng….

Ưu nhược điểm của vận chuyển FCL và LCL

Ngoài hiểu rõ về vận chuyển LCL là gì, chúng ta cần hiểu thêm về một số ưu – nhược điểm của hình thức LCL và FCL để có sự lựa chọn vận chuyển hàng hóa đúng đắn hơn.

Đối với vận chuyển FCL

  • Ưu điểm
    • Thời gian vận chuyển nhanh hơn, khả năng hư hỏng hàng hóa thấp hơn.
    • Là lựa chọn hoàn hảo để vận chuyển hàng hóa logistic số lượng lớn hoặc các mặt hàng cồng kềnh.
  • Nhược điểm
    • Chi phí tồn kho cao hơn, tốn nhiều chi phí nếu vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ.
    • Dỡ hàng phức tạp.
Ưu và nhược điểm của FCL và LCL
Ưu và nhược điểm của FCL và LCL

Vậy còn ưu & nhược điểm của vận chuyển LCL là gì?

  • Ưu điểm
    • Là sự lựa chọn hoàn hảo khi muốn vận chuyển hàng hóa tải trọng lớn.
    • Chi phí quản lý hàng tồn kho ít hơn FCL.
  • Nhược điểm
    • Khả năng hư hỏng hàng hóa cao do xếp chung với nhiều loại hàng hóa khác.
    • Thời gian vận chuyển lâu bởi vì phải gom hàng.
    • Có thể phát sinh thời gian giao hàng.

Tham khảo ngay: Bảng cước phí vận tải đường bộ Siêu rẻ Chất lượng

Tổng hợp các hình thức vận chuyển LCL

Có hai hình thức khi vận chuyển LCL là:

Via (Trung chuyển): Trong hình thức này, hàng hóa được vận chuyển từ một cảng xuất phát tới cảng đích cuối cùng thông qua một cảng trung chuyển. Quá trình này đòi hỏi container được tháo dỡ tại cảng trung chuyển và sau đó đóng lại trước khi tiếp tục chuyển tới cảng đích cuối cùng. Việc sử dụng cảng trung chuyển có thể cần thiết khi không có dịch vụ vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ cảng xuất phát tới cảng đích hoặc khi có lợi về chi phí hoặc lịch trình.

Vận chuyển LCL có 2 hình thức chính
Vận chuyển LCL có 2 hình thức chính

Direct (Trực tiếp): Trong hình thức này, hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ cảng xuất phát tới cảng đích cuối cùng, không cần phải tháo dỡ container ở các cảng trung gian. Quá trình này đòi hỏi sự thiết lập trước và sự hợp tác giữa các bên liên quan để đảm bảo rằng có dịch vụ vận chuyển trực tiếp từ cảng gốc tới cảng đích.

Cả hai hình thức trên đều được sử dụng tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của lộ trình vận chuyển và sự lựa chọn của người gửi hàng.

Dựa trên những kiến thức liên quan đến vận chuyển LCL là gì? So sánh về vận chuyển hàng LCL, FCL mà Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam Trường Nam Logistics vừa chia sẻ. Các cá nhân, doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh chưa rõ về hàng LCL, FCL có thể đọc và bổ sung thêm kinh nghiệm, ước tính cước vận chuyển hàng hóa phải trả cho từng loại. Mọi chi tiết bạn quan tâm vui lòn liên hệ hotline 0938 206 996 để được giải đáp tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay