Những thắc mắc về vận chuyển LCL là gì và điểm khác biệt so với FCL mà nhiều khách hàng quan tâm sẽ được Công ty vận chuyển hàng hóa giải đáp một cách cặn kẽ. Đồng thời, bạn còn được biết ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này.
Mục lục
Khái niệm vận chuyển LCL là gì?
Vận chuyển LCL là gì? LCL là viết tắt của cụm từ “Less-than-container load”. LCL chỉ những lô hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau, hàng hóa của họ sẽ được ghép để đủ một container hàng hóa.
Trước đây LCL là viết tắt của “Less than(railway) car load”, được sử dụng phổ biến trong vận chuyển đường sắt.
Đây là hình thức vận chuyển khi mà chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên container, vì vậy cần ghép chung với một số lô hàng của chủ hàng khác. Do vậy, các đơn vị vận chuyển hàng hóa sẽ tiến hành gom hàng, tức là kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) từ nhiều chủ hàng để đóng nguyên container. Sau đó sắp xếp vận chuyển.
Đặc điểm của vận chuyển LCL là gì?
Để dễ dàng tập kết, xử lý hàng hóa, hàng LCL sẽ được vận chuyển, tập trung tại các điểm gom hàng lẻ (kho CFS). Hay các nhà ga hàng hóa/kho hàng không kéo dài. Các địa điểm này đều được giám sát bởi hải quan để đảm bảo công tác xuất/nhập thực hiện đúng theo quy định và được xử lý thủ tục hải quan nhanh nhất.
Điểm khác nhau giữa hàng LCL và FCL
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu vận chuyển FCL là gì. FCL là viết tắt của Full Container Load. Thuật ngữ được sử dụng phổ biến để mô tả về dịch vụ đường biển quốc tế, thường sử dụng các container chuyên dụng 20 feet hoặc 40 feet.
Nếu bạn đang thắc mắc điểm khác nhau giữa vận chuyển FCL là vận chuyển LCL là gì, hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây nhé.
FCL | LCL | |
Người gửi hàng |
|
|
Người vận chuyển |
|
|
Người gom hàng | Chỉ áp dụng đối với hàng LCL. |
|
Người nhận hàng |
| Tương tự FCL nhưng không phải đóng phí cọc container mà đóng thêm phí handling charges. |
Chi phí |
| Tiết kiệm chi phí hơn khi vận chuyển mặt hàng nhỏ lẻ, bởi nó không chiếm quá nhiều diện tích trong một container. |
Thời gian vận chuyển | Tổng thời gian vận chuyển hàng FCL thường ngắn hơn hàng LCL do hàng chỉ cần bốc dỡ khỏi container và vận chuyển đến địa điểm cuối cùng. |
|
Rủi ro đối với hàng hóa | Sau khi hàng hóa được nhà cung cấp xếp đầy vào container và container sẽ được niêm phong và vận chuyển, giúp hạn chế tối đa khả năng hư hỏng hàng hóa. |
|
Ưu nhược điểm của vận chuyển FCL và LCL
Ngoài hiểu rõ về vận chuyển LCL là gì, chúng ta cần hiểu thêm về một số ưu – nhược điểm của hình thức LCL và FCL để có sự lựa chọn vận chuyển hàng hóa đúng đắn hơn.
Đối với vận chuyển FCL
- Ưu điểm
- Thời gian vận chuyển nhanh hơn, khả năng hư hỏng hàng hóa thấp hơn.
- Là lựa chọn hoàn hảo để vận chuyển hàng hóa logistic số lượng lớn hoặc các mặt hàng cồng kềnh.
- Nhược điểm
- Chi phí tồn kho cao hơn, tốn nhiều chi phí nếu vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ.
- Dỡ hàng phức tạp.
Vậy còn ưu & nhược điểm của vận chuyển LCL là gì?
- Ưu điểm
- Là sự lựa chọn hoàn hảo khi muốn vận chuyển hàng hóa tải trọng lớn.
- Chi phí quản lý hàng tồn kho ít hơn FCL.
- Nhược điểm
- Khả năng hư hỏng hàng hóa cao do xếp chung với nhiều loại hàng hóa khác.
- Thời gian vận chuyển lâu bởi vì phải gom hàng.
- Có thể phát sinh thời gian giao hàng.
Tham khảo ngay: Bảng cước phí vận tải đường bộ Siêu rẻ Chất lượng
Tổng hợp các hình thức vận chuyển LCL
Có hai hình thức khi vận chuyển LCL là:
Via (Trung chuyển): Trong hình thức này, hàng hóa được vận chuyển từ một cảng xuất phát tới cảng đích cuối cùng thông qua một cảng trung chuyển. Quá trình này đòi hỏi container được tháo dỡ tại cảng trung chuyển và sau đó đóng lại trước khi tiếp tục chuyển tới cảng đích cuối cùng. Việc sử dụng cảng trung chuyển có thể cần thiết khi không có dịch vụ vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ cảng xuất phát tới cảng đích hoặc khi có lợi về chi phí hoặc lịch trình.
Direct (Trực tiếp): Trong hình thức này, hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ cảng xuất phát tới cảng đích cuối cùng, không cần phải tháo dỡ container ở các cảng trung gian. Quá trình này đòi hỏi sự thiết lập trước và sự hợp tác giữa các bên liên quan để đảm bảo rằng có dịch vụ vận chuyển trực tiếp từ cảng gốc tới cảng đích.
Cả hai hình thức trên đều được sử dụng tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của lộ trình vận chuyển và sự lựa chọn của người gửi hàng.
Dựa trên những kiến thức liên quan đến vận chuyển LCL là gì? So sánh về vận chuyển hàng LCL, FCL mà Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam Trường Nam Logistics vừa chia sẻ. Các cá nhân, doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh chưa rõ về hàng LCL, FCL có thể đọc và bổ sung thêm kinh nghiệm, ước tính cước vận chuyển hàng hóa phải trả cho từng loại. Mọi chi tiết bạn quan tâm vui lòn liên hệ hotline 0938 206 996 để được giải đáp tận tình.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế