Dù xuất hiện cách đây rất lâu nhưng nuôi cá cảnh vẫn là một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống người dân Việt Nam. Vì một vài lý do mà bạn cần vận chuyển cá cảnh đến địa điểm mới nhưng không biết vận chuyển như thế nào an toàn nhất?
Không giống như các loại thú cưng khác, để vận chuyển được cá cảnh khá là khó khăn. Dù là cá lớn hay cá bé, cá rẻ hay đắt tiền thì ai cũng muốn sau khi vận chuyển, cá của mình vẫn khỏe mạnh. Hãy nhấc máy và gọi ngay cho Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam chúng tôi để được hỗ trợ.
Mục lục
Quy trình dịch vụ vận chuyển cá cảnh đi xa không chết
Để vận chuyển cá cảnh đi đường dài, bạn phải lựa chọn những chú cá khỏe mạnh nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Thông thường, các đơn vị vận chuyển hàng hóa thường thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1. Chuẩn bị và đóng gói cá cảnh: Kiểm tra tình trạng sức khỏe và kích thước cá cảnh
Trước khi vận chuyển cá cảnh, việc chuẩn bị và đóng gói cẩn thận là yếu tố then chốt để đảm bảo chúng không chết trong quá trình di chuyển. Cá cảnh là mặt hàng đặc biệt nên đòi hỏi quy trình vận chuyển nghiêm ngặt. Trước khi vận chuyển cần tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe và kích thước cá.
- Kiểm tra sức khỏe cá cảnh: Đảm bảo cá cảnh không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật, nhiễm trùng hoặc tổn thương trước khi vận chuyển.
- Đo kích thước cá cảnh: Xác định kích thước chính xác của cá để chuẩn bị đồ đóng gói phù hợp.
Một số dụng cụ cần chuẩn bị
- Thùng xốp: Thùng to hay nhỏ tùy thuộc vào độ dài của cá. Nếu cá nhỏ, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm thay cho túi xốp, nhưng lưu ý túi ni lông phải rộng hơn chiều dài của cá.
- Bình oxy, viên sủi oxy hoặc máy sục khí chạy bằng pin: Để cung cấp oxy và tránh gây căng thẳng cho cá trong quá trình vận chuyển đường dài.
- Báo, dây cao su, băng keo và vợt bắt cá để di chuyển cá an toàn.
Đây là những dụng cụ cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển cá cảnh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Mặt khác, trước khi vận chuyển bạn cần lưu ý:
- Cho cá nhịn đói 2 ngày trước khi vận chuyển cá.
- Kiểm tra nắp đậy xem có bị rỉ sét không, tránh trường hợp thất thoát nước hoặc thiếu oxy dẫn đến cá chết.
- Nước mà cá được vận chuyển phải giống với nước trong bể cá, đặc biệt là về pH và dH.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những lưu ý trên, bạn có thể bắt đầu bắt cá và di chuyển.
Xem ngay:Cùng Công ty vận tải Bắc Trung Nam Đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp
Bước 2. Lựa chọn đơn vị vận chuyển
Hiện tại, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Nhưng không phải đơn vị nào cũng đủ chất lượng, điều kiện để vận chuyển thành công. Khi lựa chọn dịch vụ vận chuyển cá cảnh trong nước, có một số yếu tố cần xem xét:
Độ tin cậy: Tìm hiểu về quá trình hoạt động của dịch vụ vận chuyển hàng hóa logistics, đánh giá từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ, cước vận chuyển hàng hóa và các chứng chỉ liên quan. Điều này đảm bảo rằng bạn đang làm việc với một đơn vị đáng tin cậy.
Cơ sở vật chất: Hãy tìm hiểu đơn vị vận chuyển có các thiết bị, phương tiện phù hợp để vận chuyển cá cảnh một cách an toàn hay không? Các thiết bị, phương tiện chuyên dụng để vận sẽ giúp cá không gặp phải các tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Chính sách bồi thường: Xem xét chính sách bồi thường của đơn vị vận chuyển trong trường hợp cá bị tổn thất hoặc chết. Đây là điểm cần chú ý để bảo vệ quyền lợi của bạn trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn.
Bước 3. Xử lý các thủ tục vận chuyển
Trước khi tiến hành vận chuyển, cần kiểm tra và chuẩn bị các giấy tờ và hồ sơ cần thiết. Điều này bao gồm giấy phép vận chuyển cá cảnh, hóa đơn mua hàng, giấy tờ chứng minh nguồn gốc cá cảnh và các giấy tờ liên quan khác. Việc có đầy đủ và chính xác các giấy tờ là cần thiết để đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý và tránh rắc rối trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, cần tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến vận chuyển cá cảnh, chẳng hạn như quy định về kiểm dịch, cấp phép và quyền hạn vận chuyển.
Bước 4. Vận chuyển cá cảnh
Bạn cần đảm bảo trước khi bắt đầu vận chuyển, cá đã được đóng gói cẩn thận, theo đúng yêu cầu và không có yếu tố làm tổn thương cá. Đơn vị vận chuyển nên chú ý về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng nằm trong phạm vi an toàn cho cá. Nếu được, hãy sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ hoặc bộ điều khiển độ ẩm để tạo môi trường lý tưởng nhất.
Đơn vị vận chuyển uy tín sẽ có nhiệm vụ đưa cá địa điểm yêu cầu, theo dõi tình trạng cá trong suốt hành trình di chuyển.
Bước 5. Giao và hoàn thành quy trình vận chuyển cá cảnh trong nước
- Sau khi đến địa điểm khách hàng yêu cầu, nhân viên tiến hành bàn giao cá cho người nhận. Sau đó, kiểm tra tình trạng sức khỏe cá. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, cần áp dụng các biện pháp kịp thời để bảo vệ chúng.
- Nếu cá vẫn khỏe mạnh, đặt cá vào môi trường mới một cách nhẹ nhàng. Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và các yếu tố môi trường khác.
- Người nhận thanh toán phí và kết thúc quá trình vận chuyển cá cảnh tại đây.
LƯU Ý: HIỆN NAY TRƯỜNG NAM LOGISTICS KHÔNG HỖ TRỢ LOẠI HÌNH VẬN CHUYỂN NÀY!!!
Bật mí các lưu ý khi vận chuyển cá cảnh đi xa
- Xác định kích thước của cá để người chuẩn bị xác định dụng cụ vớt cá. Dùng vợt bắt cá có kích thước dưới 15cm và dùng túi nilon đối với cá có kích thước lớn hơn 15 cm.
- Xả ra 1/2 lượng nước trong bể.
- Chèn miệng túi vào bể và đối mặt với đầu cá, sau đó đẩy cá hẳn vào túi. Cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm cá bị thương.
- Thông thường, một con cá đựng trong một túi. Mực nước gấp 1,5 lần chiều cao thân cá và không khí gấp đôi lượng nước.
- Nếu bạn di chuyển từ bình này sang bình khác và không di chuyển quá xa thì không cần bình oxy.
- Nếu di chuyển xa cần bơm oxy, cho túi vào thùng xốp để tránh va chạm mạnh. Hoặc bạn có thể quấn giấy báo xung quanh để cá bớt hoảng sợ và giảm thiểu rò rỉ.
- Nếu chuyển từ bể này sang bể khác thì không cần bơm oxy. Nếu di chuyển xa, cần bơm oxy và chèn giấy báo vào giữa hai lớp. Giấy báo làm tối hơn và cá ít sợ hãi hơn.
- Nếu cá có những triệu chứng lạ, bạn cần hỏi ý kiến cửa hàng cá cảnh hoặc chuyên gia về cá để có hướng điều chỉnh ngay. Tránh tình trạng sau khi vận chuyển, cá không thích nghi được với môi trường mới nên bị chết.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vận chuyển cá cảnh an toàn mà công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu thêm về quy trình và một số lưu ý quan trọng để vận chuyển cá cảnh đến nơi an toàn nhé.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
Khu phi thuế quan là gì? Định nghĩa chi tiết và ví dụ thực tế
Khu phi thuế quan là gì? Thuật ngữ khu phi thuế quan thường được dùng
Xe container đầu kéo: Giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả
Xe container đầu kéo có lẽ là hình ảnh mà rất nhiều người bắt gặp
LSS là phí gì? Giải thích chi tiết về phụ phí giảm thải lưu huỳnh
LSS là phí gì? Trong tiếng Anh, phí LSS được định nghĩa bằng cụm từ