Để không mắc phải các lỗi khi tham gia giao thông và bị xử phạt nặng nề thì người lái xe cần biết trọng tải của xe là gì? Đồng thời, bạn cũng cần phải nắm được các quy định liên quan đến tải trọng xe. Dưới đây, Trường Nam Logistics sẽ hệ thống lại các điều quy trọng về trọng tải xe, mời bạn tham khảo!
Mục lục
Tải trọng và trọng tải của xe là gì?
Khá nhiều người không biết về định nghĩa trọng tải của xe là gì? Trên thực tế, khái niệm này không quá khó hiểu. Tải trọng được hiểu đơn giản là tổng khối lượng hàng hóa mà ô tô đang vận chuyển. Tải trọng xe sẽ không bao gồm với tự trọng xe cũng như khối lượng người trên xe.
Nếu như ô tô lưu thông với mức tải trọng xe quá quy định chắc chắn sẽ bị xử phạt nặng nề. Việc hiểu về trọng tải xe là gì không chỉ giúp người lái xác định được trọng lượng hàng hóa mà còn còn thể tránh bị xử phạt. Đồng thời, bạn cũng sẽ điều khiển xe dễ dàng và an toàn hơn khi tham gia giao thông.
Tham khảo ngay: Dịch vụ vận chuyển ô tô Siêu rẻ Chất lượng
Phân biệt tải trọng xe và xe tải trọng
Không phải ai cũng hiểu rõ trọng tải của xe là gì và nó khác với xe tải trọng ở điểm nào. Rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa tải trọng xe và xe tải trọng. Họ cho rằng, đây là 2 khái niệm hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn có thể phân biệt chúng theo cách dưới đây:
Tải trọng xe được hiểu đơn giản là tổng khối lượng hàng hóa đang chất trên xe. Ví dụ, xe ô tô đang chở hàng hóa nặng 50kg. 50kg này chính là tải trọng của xe. Trọng tải của xe được hiểu là thông số thể hiện rõ khả năng chuyên chở hàng hóa, số lượng người tối đa mà ô tô được phép vận chuyển
Trọng tải của các xe thường sẽ được quy định rõ trong đăng kiểm cơ giới. Loại đăng kiểm này được cấp bởi cục bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật. Ví dụ, trọng tải xe là 10 tấn. Vậy thì nó có nghĩa là khối lượng tối đa mà xe có thể chở ra đường là 10 tấn.
Quy định về tải trọng chở hàng của xe
Các công ty vận chuyển hàng hóa thường phải nắm rõ về tải trọng chở hàng của xe. Có như vụy, họ mới không bị phạt khi vận chuyển hàng hóa tham gia giao thông.
Ở thời điểm hiện tại, tải trọng xe được phân thành 2 loại chính là thân rời và thân liền. Thân rời là những chiếc xe có gắn sơ mi rơ móc. Thân liền là những loại xe tải thùng.
- Nếu như xe chở vượt quá mức quy định từ 10 – 20% thì phải gánh chịu mức phạt từ 2 – 3 triệu đồng. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng sẽ tước bỏ bằng lái xe của các đơn vị vận chuyển hàng hóa đó.
- Xe chở vượt quá mức quy định từ 20 – 50% thì mức phạt tương ứng sẽ là 3 – 5 triệu đồng, có tước giấy phép lái xe. Thời gian giữ bằng là 2 tháng
- Nếu xe chở vượt mức tải trọng cho phép trên 50% thì phạt 5 – 7 triệu đồng. Thời gian tước bằng lái xe là 2 tháng.
Bật mí cách tính khối lượng tải trọng cho xe
Các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cũng như người tham gia giao thông chuyên chở hàng cần phải chủ động trong việc tính khối lượng trọng tải cho xe. Vậy, công thức tính trọng tải của xe là gì?
Dựa theo quy định, khối lượng trọng tải của xe sẽ được tính như sau:
Tải trọng xe = Tổng tải trọng xe – tự trọng xe – cân nặng của những người ngồi trên xe
Cụ thể cách tính cho các trường hợp như sau:
Phương pháp tính khối lượng hàng hoá vượt quá giới hạn
Nếu như khi vận chuyển hàng hóa Logistics và không kiểm tra kỹ mức trọng tải của xe là gì thì người lái sẽ dễ mắc lỗi chở quá khối lượng. Vậy làm thế nào để biết được xe của bạn có đang vượt quá tải trọng cho phép hay không?
Hãy áp dụng ngay công thức sau:
Khối lượng hàng hóa quá tải = Tổng tải trọng xe hiện tại – khối lượng xe – tải trọng hàng hóa được phép
Ví dụ:
Bạn có một chiếc xe tải nhỏ có khối lượng 8 tấn. Khối lượng hàng xe chở tối đa dựa theo quy định là 8.8 tấn. Thời điểm công an kiểm tra xe nặng 18 tấn. Vậy, khối lượng quá tải lúc này sẽ là 18 – 8 – 8.8 = 1.2 tấn
Phương pháp tính phần trăm tải trọng vượt quá giới hạn
Xe chạy quá khối lượng được cho phép sẽ bị phạt hành chính rất nặng. Mức phạt này được quy định theo % mà xe quá tải.
Công thức tính % quá trọng tải của xe là gì?
Đó là:
% quá tải = (Khối lượng chở hàng hóa quá tải : Tải trọng tối đa) x 100%
Lấy ví dụ:
Bạn đang vận chuyển hàng hóa Bắc Nam với chiếc xe tải nhỏ chạy quá tải 1.2 tấn ở ví dụ trên. Vậy % quá tải lúc này sẽ là 1.2 : 8.8 x 100% = 13,6%
Như vậy, hiện tại xe bạn đang chạy quá tải 13,h6%. Mức phạt tương ứng là 2 – 3 triệu đồng, tước bằng lái xe trong 1 tháng.
Nắm rõ khái niệm tải trọng và trọng tải của xe là gì sẽ giúp ích cho người lái rất nhiều khi tham gia giao thông. Đồng thời, việc tuân thủ luật an toàn được xem là hành động văn minh, góp phần bảo vệ sự vững chắc của nước nhà, bản thân và xã hội.
Xem thêm:
Bảng cước vận chuyển hàng hóa Bắc – Nam 2023
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả