Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Đặt trước mình những thách thức không ngừng của thế giới, các doanh nghiệp ngày càng tự chủ động trong việc nhập khẩu hàng hóa nhằm tận dụng môi trường kinh doanh quốc tế. Bài viết sẽ cập nhật thông tin thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài mới nhất, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình này.
Mục lục
Khó khăn và thách thức khi nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia khác
Trong quá trình xuất nhập khẩu, mỗi doanh nghiệp đều sẽ gặp một số rắc rối nếu không hiểu rõ thủ tục. Thách thức lớn nhất là vấn đề liên quan đến quy định và hệ thống pháp lý. Mỗi quốc gia có các quy định và luật pháp riêng về nhập khẩu hàng hóa. Đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững những quy định này để đảm bảo thực hiện nhanh chóng.
Một thách thức khác là vấn đề về hậu cần và vận chuyển. Hàng hóa nhập khẩu phải vượt qua quá trình kiểm tra và thông quan tại cảng hoặc sân bay. Ngoài ra, việc quản lý và theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng đòi hỏi sự chú ý và kiểm soát kỹ lưỡng để đảm bảo hàng hóa an toàn. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm các đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín để đảm bảo quá trình thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
Nếu bạn đang phân vân, có thể tham khảo dịch tại công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics. Với hơn 25 năm phục vụ cho hàng nghìn khách hàng, bạn có thể yên tâm giao hoàn toàn cho chúng tôi.
Những thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu nước ngoài
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài khá phức tạp. Bạn nên nắm những yêu cầu quan trọng như sau để đảm bảo quá trình thông quan nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Tổng hợp những loại giấy tờ cần chuẩn bị khi tự làm thủ tục hải quan
Trong trường hợp doanh nghiệp tự là thủ tục hải quan, việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp liên quan là rất quan trọng, bao gồm:
- Vận đơn đường biển/đường hàng không: Tài liệu ghi thông tin về hàng hóa, tuyến đường vận chuyển và bên nhận hàng.
- Hợp đồng kinh doanh: Chứng nhận mối quan hệ kinh doanh giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Hợp đồng này ghi rõ các điều khoản và điều kiện mua bán.
- Hóa đơn thương mại: Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, số lượng, giá cả và giá trị tổng cộng.
- Phiếu đóng gói hàng hóa: Liệt kê các đơn vị đóng gói, số lượng, trọng lượng hàng hóa,..
- Bản kê chi tiết thông tin của hàng hóa: Bao gồm loại hàng hóa, chủng loại, quy cách đóng gói, trọng lượng,…
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Được cung cấp bởi cơ quan chứng nhận hoặc tổ chức quốc tế.
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa: Chứng nhận tiêu chuẩn, tuân thủ các quy định về chất lượng của hàng hóa.
- Giấy chứng nhận phân tích: Được yêu cầu đối với các mặt hàng đặc biệt như hàng nguy hiểm, hóa chất.
- MSDS: Cung cấp thông tin về các yếu tố an toàn, sử dụng và xử lý cho các sản phẩm hóa chất, hàng nguy hiểm.
- Giấy tờ khác có liên quan nếu được yêu cầu: Tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan hải quan, có thể yêu cầu các tài liệu bổ sung khác như giấy phép nhập khẩu, giấy tờ về thanh toán, bảo hiểm.
Quy trình thực hiện thủ tục hải quan theo quy định pháp luật
Để thực hiện thủ tục hải quan theo quy định pháp luật, người nhập khẩu cần khai báo hải quan dựa trên chứng từ thương mại đã có. Quá trình khai báo được thực hiện thông qua phần mềm hải quan điện tử. Sau khi hệ thống kiểm tra, kết quả phân luồng kiểm tra sẽ được thông báo ngay:
- Luồng xanh: Hàng hóa được thông quan mà không cần chứng từ giấy bổ sung.
- Luồng vàng: Yêu cầu mang chứng từ gốc (như đã liệt kê ở trên) đến cho hải quan kiểm tra.
Trong trường hợp luồng vàng, bạn cần xác minh lại hàng hóa một lần nữa. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Bộ tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn, Chứng chỉ xuất xứ
- Hóa đơn cước biển (đối với điều kiện FOB)
- Các chứng từ khác như giấy kiểm tra chất lượng
Nếu hàng hóa rơi vào luồng đỏ, nghĩa là phải kiểm tra thực tế trong kho ngoại quan. Trường hợp này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều thời gian, chi phí và công sức nhất. Do đó, để tránh rủi ro này, doanh nghiệp cần cẩn trọng trong các giai đoạn nhập hàng hóa và tuân thủ nghiêm túc luật thương mại.
Cuối cùng, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải nộp thuế dựa trên thông tin trên hệ thống để được thông quan. Sau đó, doanh nghiệp có thể sắp xếp vận chuyển hàng hóa về kho bằng xe tải hoặc container.
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam nhanh chóng, giá rẻ
Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa chuyên nghiệp tại Trường Nam Logistics
Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa logistics, chúng tôi biết chính xác những gì cần làm để giúp quá trình nhập khẩu nhanh chóng nhất. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ A – Z khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Ngoài ra, chúng tôi có đầy đủ phương tiện và cơ sở vật chất đảm bảo lô hàng của bạn về tới kho an toàn.
Chi tiết quy trình nhập khẩu của công ty Trường Nam Logistics
Bước 1: Ký hợp đồng dịch vụ nhập khẩu
Trường Nam Logistics sẽ gửi hợp đồng mẫu cho khách hàng. Sau khi xem xét và điều chỉnh hợp đồng, 2 bên tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ.
Bước 2: Tiếp nhận thông tin lô hàng
Khách hàng gửi các thông tin chi tiết về lô hàng như loại hàng, khối lượng,… Sau đó, Trường Nam sẽ kiểm tra đánh giá và bổ sung thông tin cần thiết.
Bước 3: Lên lịch trình nhập khẩu cho lô hàng
Căn cứ vào thông tin đã cung cấp, Trường Nam sẽ lập lịch trình giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa. Sau có thay đổi về thông tin lô hàng, chúng tôi sẽ tiến hành điều chỉnh lịch trình trước khi thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu.
Xem ngay:Cùng Công ty vận tải Bắc Trung Nam Đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp
Bước 4: Tiến hành nhập khẩu lô hàng
- Trường Nam sẽ liên hệ Shipper từ công ty xuất khẩu để nắm chính xác thời gian hàng sẵn sàng, đồng thời xác nhận thông tin lô hàng (tên hàng, số lượng hàng, số kiện, khối lượng,…). Sau đó, Trường Nam sẽ sắp xếp lịch Pickup, book tàu/chuyến bay. Chúng tôi sẽ giúp quý khách soạn bộ hồ sơ, đăng ký kiểm dịch, hun trùng, xin giấy phép xuất khẩu, … (nếu có).
- Sau khi hoàn tất thủ tục xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Hàng sẽ lên phương tiện khởi hành và xác nhận thông tin ghi trên vận đơn.
- Gửi chứng từ gốc về VN (Nếu có C/O, sử dụng bill gốc và các chứng từ gốc).
- Trường Nam sẽ tiến hành kiểm tra, hoàn thiện bộ hồ sơ nhập khẩu, trình ký bộ chứng từ nhập khẩu, đăng ký kiểm tra nhà nước, kiểm định, giấy phép nhập khẩu (nếu có).
- Theo dõi thông tin hàng về VN, trình manifest hàng vận chuyển đường biển (nếu có).
- Thông báo khách hàng đến nhận bộ hồ sơ hải quan đã ký tên đóng dấu, chữ ký số, đăng ký tài khoản VNACCS (nếu chưa đăng ký), truyền tờ khai hải quan.
- Lấy lệnh giao hàng, cược container (nếu hàng nguyên container có yêu cầu cược container), giấy ủy quyền (nếu hàng Air).
- Thanh toán phí tại cảng/sân bay, đồng thời nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu đầy đủ (nếu có).
- Nộp hồ sơ tại cơ quan hải quan, xuất trình hàng hóa để kiểm tra, thông quan hàng hóa. Tiến hành nhận hàng tại kho và giao hàng về nơi theo yêu cầu.
- Nếu là hàng nguyên container, Trường Nam sẽ lấy hóa đơn và phiếu hạ container rỗng. Sau đó lấy lại tiền cược đã nộp khi lấy lệnh. Trường hợp container bị hỏng, chúng tôi sẽ làm việc vấn đề sửa chữa container nhanh chóng
Bước 5: Hoàn tất dịch vụ
- Tiến hành quyết toán lô hàng.
- Đối chiếu công nợ.
- Thanh toán, trả hồ sơ gốc và chữ ký số.
Tham khảo: Cước vận chuyển hàng hóa CẬP NHẬT MỚI 2023
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì việc hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài có thể gặp nhiều rủi ro. Một vài trường hợp sẽ bị giữ lại, gây mất thời gian và chi phí. Vì vậy, để tối ưu nhất bạn nên lựa chọn đơn vị thứ 3 cung cấp dịch vụ để đảm bảo an toàn.
Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Trường Nam Logistics để được hỗ trợ tư vấn dịch vụ vận chuyển hàng hóa tốt nhất.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế