Hun trùng – một trong những việc mà các cá nhân, doanh nghiệp cần thực hiện khi làm hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu không thực hiện đúng hàng sẽ dễ bị trả về, không được xuất khẩu và bị phạt hành chính. Vậy, hun trùng là gì? Quy trình hun trùng đúng chuẩn diễn ra thế nào? Trường Nam Logistics sẽ giải mã chi tiết cho quý bạn đọc ở bài viết dưới đây!
Mục lục
Hun trùng là gì?
Trong tiếng Anh, hun trùng được định nghĩa bởi từ Fumigation. Đây là một biện pháp thường được tiến hành bằng cách xịt hóa chất xử lý mối mọt, các loại côn trùng có thể làm cho khoang tàu, hàng hay các thùng gỗ bị hư hỏng, ô nhiễm trong quá trình vận chuyển.
Quy trình này là quy định bắt buộc để lô hàng của các bạn có thể thông quan đến các đơn vị nhập khẩu. Sau khi hàng hóa đã được cấp chứng thư hun trùng thì nó mới được phép xuất, nhập khẩu.
Các hóa chất thường được dùng để hun trùng là:
- Hóa chất Methyl Bromide có tác dụng khuếch tán, thẩm thấu vô cùng tốt. Do đó, nó có thể khử trùng nhiều lô hàng kích thước lớn, kho xưởng, hầm hàng có khối tích lên đến hàng chục ngàn. Áp dụng nhiều nhất là trong các công đoạn xử lý hàng nông sản khô, thủ công mỹ nghệ, rau, củ quả…
- Phoshine: Được biết đến là hóa chất sẽ thay thế cho Methyl Bromide trong tương lai. Mặc dù khả năng thẩm thấu không quá ưu việt nhưng bù lại chúng lại cho tác dụng tiêu diệt côn trùng vô cùng tốt.
- Aluminium Phosphide: Nó kết hợp với hơi ẩm trong không khí, khử trùng mọi loại côn trùng chỉ trong thời gian ngắn.
Tham khảo ngay: Dịch vụ vận chuyển xe oto Siêu rẻ Chất lượng
Tổng hợp các lí do cần phải hun trùng khi vận chuyển
Bạn có biết lý do mà các doanh nghiệp làm ngành xuất nhập khẩu hàng hóa khi vận chuyển cần hun trùng là gì? Dựa theo chia sẻ của rất nhiều đơn vị vận chuyển hàng hóa Logistics thì việc hun trùng giúp:
Kiểm soát dịch bệnh
Các đơn vị vận chuyển hàng hóa chia sẻ rằng, thời gian vận chuyển các mặt hàng trên biển thường kéo dài trong nhiều ngày, tháng. Trong khoảng thời gian này, hàng hóa chất xếp đầy trong container đóng kín. Nhiệt độ ở Container lúc này có thể lên đến trên 40 độ C. Ngược lại, môi trường xung quanh lại ẩm thấp, hơi nước luôn xuất hiện trên các khoang hàng. Điều này tạo điều kiện tốt cho nấm mốc cũng như các loại côn trùng sinh sôi.
Nếu không hun trùng từ trước chúng nhất định sẽ tấn công, phá hỏng các kiện hàng. Đồng thời, tồn đọng nguy cơ gây ra dịch bệnh và phát tán trên các khoang hàng cũng như người vận chuyển.
Do đó, việc hun trùng trước khi vận chuyển hàng hóa là điều cần thiết phải làm. Nó không chỉ ngăn cản cao nhất tình trạng hàng bị hư hỏng mà còn giảm nguy cơ làm phát tác dịch bệnh.
Phòng ngừa lây nhiễm
Lý do hàng hóa xuất nhập khẩu cần hun trùng là gì? Đó là phòng ngừa trường hợp bị lây nhiễm dịch bệnh. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu như hàng hóa của bạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh sau khi sang đất nước khác thì thế nào? Chắc chắn rằng, nó sẽ lây nhiễm từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và ngược lại đúng không?
Điều này cực kỳ tệ hại nếu như nó xảy ra. Bởi chúng ta sẽ không bao giờ kiểm soát kịp và giảm thiểu được tối đa sự ảnh hưởng của nó nếu không có sự phòng ngự từ trước. Việc hun trùng sẽ loại trừ mọi khả năng dịch bệnh lây nhiễm từ nước này qua nước khác.
Khi hun trùng, nếu hàng hóa vẫn không đạt tiêu chuẩn, chắc chắn nó sẽ bị trả về và tiêu hủy. Từ đó, nó hạn chế được cao nhất tình trạng dịch bệnh tràn lan, lây nhiễm khắp nơi.
Tuân thủ quy định pháp luật
Cục hải quan Việt Nam tuân thủ những quy định của pháp luật hiện hành về việc hun trùng hàng hóa. Các lô hàng xuất nhập khẩu không tuân thủ quy định pháp luật về việc hun trùng sẽ phải đối mặt với việc bị phạt nặng nề. Người chịu phạt lúc này chắc chắn là các nhà xuất khẩu.
Bảo vệ môi trường
Nếu bạn hỏi lý do cần hun trùng là gì thì đây cũng là một câu trả lời chuẩn xác. Nhóm hàng xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản, gỗ, hàng mây tre…. Tất cả những mặt hàng này điểm chung đó là rất dễ bị mối mọt và ẩm mộc. Vì thế, chúng ta cần phải tiến hành hun trùng, xử lý tốt bề mặt của sản phẩm để đảm bảo chất lượng cho hàng hóa.
Đồng thời, đây cũng chính là cách hay để bảo vệ môi trường. Ví dụ như trong quá trình di chuyển, hàng nông sản, gỗ sẽ không vì sự tấn công của côn trùng mà thối, dập nát, tạo ra mùi khó chịu, hư hỏng gây ô nhiễm môi trường…
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Hun trùng cũng là giải pháp tối ưu để người dùng đảm bảo được chất lượng của hàng hóa khi xuất nhập khẩu. Việc hun trùng sẽ loại trừ mọi khả năng tồn tại môi trường sống cho côn trùng, vi khuẩn. Từ đó, hàng hóa sẽ luôn trong tình trạng mới, chất lượng được đảm bảo tối đa.
Quy trình hun trùng khi vận tải hàng hóa
Bên cạnh khái niệm về hun trùng là gì thì nhiều độc giả cũng để lại thắc mắc về quy trình hun trùng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trên thực tế, quy trình này đã được đơn giản hóa rất nhiều. Mọi người sẽ không mất quá nhiều thời gian trong việc hun trùng cho hàng hóa.
Đối với những hàng hóa được đóng trên pallet gỗ, các đơn vị xuất nhập khẩu sẽ phun thuốc diệt trùng lên trên. Sau đó, xin đóng dấu xác nhập trong 1 – 2 ngày. Cuối cùng, phía đơn vị có thẩm quyền sẽ cấp chứng từ hun trùng cho họ.
Trong một vài trường hợp khác, người ta sẽ hun trùng trong container rỗng trước. Sau khi phun xong thì đóng hàng lên. Tuy nhiên, quy trình được nhiều người thực hiện nhất là hun trùng sau khi đã đóng hàng và container được đóng kín.
Danh mục hàng hóa yêu cầu quá trình hun trùng
Các hàng hóa được yêu cầu hun trùng là gì? Điều này các công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa nắm rất rõ. Trong các điều khoản pháp luật hiện hành, nó được quy định như sau:
- Hàng có nguồn gốc từ hữu cơ như nông sản, cafe, hạt tiêu hay hạt điều cần được hun trùng trước khi xuất khẩu
- Những mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ. Ví dụ như sản phẩm mây tre, thủ công mỹ nghệ hay những hàng hóa được làm từ gỗ chưa qua xử lý đều phải được hun trùng
- Sản phẩm đóng gói trong bao bì có nguồn gốc từ gỗ, hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng
- Các mặt hàng khác liên quan đến quốc gia nhập khẩu có yêu cầu hun trùng.
Xem thêm: Cập nhật bảng giá cước vận chuyển hàng hóa toàn quốc 2023
Tài liệu yêu cầu để nhận chứng chỉ hun trùng
Dành cho những ai chưa biết thì chứng chỉ hun trùng được hiểu đơn giản là chứng từ chứng minh rằng lô hàng xuất khẩu đã được hun trùng theo đúng quy định. Các đơn vị xuất khẩu sẽ phải xuất trình giấy tờ này cho cơ quan hải quan ở quốc gia nhập khẩu. Như vậy, hàng hóa mới được thông quan và đến tay người tiêu dùng.
Các tài liệu được yêu cầu để bạn có chứng từ hun trùng là:
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Vận đơn
Thời gian cấp chứng chỉ hun trùng
1 – 2 ngày sau khi hun trùng và bạn gửi đủ bộ tài liệu chứng từ trên, phía cơ quan thẩm quyền sẽ cấp chứng từ hun trùng.
Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics tin rằng, với những thông tin trên đây bạn đã hiểu hun trùng là gì? Các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến điều này để tránh bị tổn thất về hàng hóa cũng như chậm trễ trong quá trình thông quan hàng hóa nhé!
Xem thêm:
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Bắc Nam NHANH – GIÁ RẺ
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả