Điểm danh các nhóm hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, vận chuyển hàng hóa cũng phát triển sôi động hơn rất nhiều. Có rất nhiều công ty vận chuyển hàng hóa logistics ra đời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đôi khi, bạn cần vận chuyển những loại hàng hóa nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tài sản con người.

Nếu bạn thắc mắc về nhóm hàng nguy hiểm, những lưu ý khi vận chuyển, thì thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn.

Tổng hợp nhóm hàng hóa nguy hiểm trong vận chuyển

Hàng hóa nguy hiểm là những mặt hàng chứa chất nguy hiểm, độc hại khi vận chuyển trên đường bộ, đường thủy và có nguy cơ gây hại sức khỏe, tình trạng con người, ảnh hưởng tới môi trường, an ninh quốc gia. 

Hàng hóa nguy hiểm cũng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: rắn, lỏng hoặc khí. Có 9 nhóm hàng nguy hiểm IATA được phân loại theo danh mục như sau:

1. Chất nổ (Explosives)

Dựa vào mức độ nguy hiểm hoặc sức công phá mà người ta phân theo nhóm nhỏ: Division 1.1, Division 1.2, Division 1.3, Division 1.4, Division 1.5 và Division 1.6. Ví dụ, khi một vụ nổ xảy ra trong một ngôi nhà, nó có thể gây sụt nhà hoặc chỉ tạo ra âm thanh giống như tiếng pháo.

Chất nổ (Explosives)
Chất nổ (Explosives)

Các nhóm trên tiếp tục được chia thành các nhóm nhỏ hơn, được đánh dấu bằng các chữ cái từ A, B, C… Ví dụ, 1.1A, 1.3C, 1.4D… Hầu hết các loại chất nổ này đều bị cấm vận chuyển trên máy bay chở hành khách và máy bay chở hàng. Tuy nhiên, loại đạn 1.4S dành cho súng bộ binh là ngoại lệ, được một số hãng hàng không chấp nhận chở trên máy bay chở khách, nhưng phải tuân thủ quy định vận chuyển của máy bay chở hàng.

2. Chất khí (Gases)

Chất khí (Gases)
Chất khí (Gases)

Được phân thành 3 nhóm hàng hóa nguy hiểm bao gồm:

  • Bình khí gas, bật lửa gas… được gọi chung là Division 2.1.
  • Bình oxy dễ thở là Division 2.2
  • Chất khí độc là Division 2.

3. Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)

Nhóm chất lỏng dễ cháy
Nhóm Chất lỏng dễ cháy

Gồm có dầu, sơn, xăng, cồn, các loại rượu có nồng độ cồn cao…

4. Chất rắn dễ cháy (Flammable Solids)

Nhóm chất rắn dễ cháy
Nhóm Chất rắn dễ cháy

Các chất có khả năng tự bùng cháy và khi tiếp xúc với nước, chúng tỏa ra khí dễ cháy. Trong nhóm hàng hóa nguy hiểm IATA, chúng được phân thành 3 nhóm nhỏ như sau:

  • Division 4.1 – Chất rắn dễ cháy: Bao gồm các loại bột kim loại và các chất có khả năng gây cháy khi nhiệt độ thay đổi. Thường thì hầu hết các chất này đều bị cấm vận chuyển bằng máy bay.
  • Division 4.2 – Chất có khả năng tự bốc cháy: Ví dụ như phốt pho trắng.
  • Division 4.3 – Chất phản ứng với nước và tạo ra khí dễ cháy.

Xem ngay:Cùng Công ty vận tải Bắc Trung Nam Đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp

5. Chất oxy hóa và chất peroxide hữu cơ

Loại này chia ra 2 nhóm nhỏ:

  • Division 5.1 – Chất oxi hóa.
  • Division 5.2 – Chất peroxide hữu cơ (hữu cơ có chứa oxi).
Chất oxy hóa và chất peroxide hữu cơ
Nhóm Chất oxy hóa và chất peroxide hữu cơ

Với nhóm này, cần được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ.

6. Chất độc và chất lây nhiễm

Nhóm Chất độc
Nhóm Chất độc

Division 6.1 – Chất độc: Ví dụ như thuốc trừ sâu.

Division 6.1 – Chất lây nhiễm: Bao gồm các loại virus gây bệnh cho người hoặc động vật. Như H5N1 trên gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, các mẫu bệnh phẩm ở động vật hoặc trên người, cần phải xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

7. Chất phóng xạ (Radioactive Substances)

Chất phóng xạ cũng thuộc nhóm hàng hóa nguy hiểm
Chất phóng xạ cũng thuộc nhóm hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm này bao gồm các trang thiết bị y tế như máy chụp, máy chiếu, một số thiết bị của ngành dầu khí…

8. Chất ăn mòn (Corrosive Substances)

Nhóm Chất ăn mòn
Nhóm Chất ăn mòn

Nhóm hàng nguy hiểm này sẽ bao gồm acquy, pin, axit…

9. Hàng nguy hiểm khác (Other Hazardous Materials)

Bao gồm những chất nguy hiểm không nằm trong 8 nhóm kể trên: oto, xe máy, động cơ, đá khô, pin lithium…

Bảng tổng hợp các nhóm hàng hóa nguy hiểm
Bảng tổng hợp 9 nhóm hàng hóa nguy hiểm

Xem thêm: Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa 2023

Những lưu ý khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Nếu dịch vụ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là vận chuyển qua đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không… Bạn cần chuẩn bị chứng từ xác nhận và các thủ tục quan trọng khác.

Đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, mỗi loại hàng sẽ được quản lý và giám sát bởi các cơ quan và ngành chức năng khác nhau, tuỳ theo mục đích sử dụng. Điều này dẫn đến việc cấp giấy phép vận chuyển tương ứng từ các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể như sau:

Xuất giấy phép vận chuyển nhóm hàng hóa nguy hiểm

  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm: Cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật: Cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8: Cấp bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9: Cấp bởi Bộ Công an.
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc sử dụng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng: Cấp bởi Bộ Y tế.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng có các quy định riêng về vận chuyển hàng hóa Bắc Nam nguy hiểm, phục vụ cho mục đích an ninh và quốc phòng của lực lượng vũ trang.

Cung cấp bảng MSDS (Bảng phân tích thành phần lý hóa)

Quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm được kiểm soát nghiêm ngặt, đòi hỏi người gửi cung cấp bảng MSDS (Material Safety Data Sheet). Nó là bảng dữ liệu an toàn hóa chất – Một loại tài liệu chứa các thông tin liên quan đến thuộc tính một hóa chất cụ thể nào đó.

Tuy nhiên, không phải hàng hóa nào cũng cần cung cấp bảng MSDS. Yêu cầu này thường được áp dụng cho những hàng hóa có tính chất nguy hiểm, đặc biệt là chất có khả năng gây cháy nổ. Thậm chí là các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm cũng có thể yêu cầu chứng nhận MSDS để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đơn vị vận chuyển cần lưu ý đối với các loại hàng nguy hiểm
Đơn vị vận chuyển cần lưu ý đối với các loại hàng nguy hiểm

Xuất trình giấy an toàn hóa chất

Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa được coi là hàng nguy hiểm, yêu cầu người gửi phải có phiếu an toàn hóa chất. Tài liệu được cung cấp là tài liệu tiếng Việt, do nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu thiết lập. Giấy cung cấp các thông tin cụ thể như sau:

  • Nhận dạng hóa chất
  • Mức độ nguy hiểm của hóa chất
  • Tính chất vật lý và hóa học của hóa chất
  • Thành phần chất trong hóa chất
  • Thông tin về độc tính, tác động đến môi trường
  • Mức độ ổn định và khả năng phản ứng của hóa chất
  • Biện pháp ứng phó, phòng ngừa trong trường hợp sự cố xảy ra
  • Biện pháp xử lý khi xảy ra hỏa hoạn
  • Biện pháp sơ cứu y tế
  • Tác động lên con người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân
  • Yêu cầu lưu trữ và cất giữ
  • Yêu cầu về vận tải và vận chuyển
  • Quy định kỹ thuật và pháp lý cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt
  • Những thông tin cần thiết khác…

Quy định về đóng gói hàng hóa

Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân theo những quy định về nhãn hàng hóa nguy hiểm, theo đúng trình tự và nguyên tắc được đưa ra. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể:

  • Các loại hóa chất dễ gây cháy nổ, công ty vận chuyển hàng hóa nên chú ý đóng kín và tránh xa nguồn lửa và các tác nhân gây cháy.
  • Đối với những chất dễ phản ứng hoặc gây ăn mòn, nên đựng chúng trong chai lọ bằng thủy tinh hoặc vật liệu phù hợp.
  • Khi đóng gói và gửi hàng hóa có tính lây nhiễm hoặc độc hại, cần trang bị bảo hộ lao động phù hợp.
  • Các mặt hàng như xăng, dầu, các đơn vị vận chuyển hàng hóa cần sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển.
  • Hàng hóa dễ cháy nổ cần được kê lên kệ và không tiếp xúc với thùng xe để tránh việc nước ngấm vào gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
  • Sau khi đóng gói và chuyển lên xe, cần ghi rõ thông tin hàng hóa lên bao bì và dán nhãn biểu tượng nguy hiểm và cảnh báo.

Các loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển đòi hỏi sự chú ý và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn. Việc sử dụng phiếu an toàn hóa chất, đóng gói đúng quy định và đảm bảo cảnh báo nguy hiểm… là những yếu tố quan trọng trong quá trình vận chuyển. Bằng việc tuân thủ các hướng dẫn trên, chúng ta có thể đảm bảo an toàn và tránh các sự cố không mong muốn khi vận chuyển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay