Hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy mà hoạt động sản xuất, trao đổi, kinh doanh hàng hóa được Nhà nước tạo điều kiện và đang không ngừng phát triển. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng điều này để vận chuyển các mặt hàng mà pháp luật không cho phép, hay còn gọi là hàng cấm. Vậy hàng cấm là gì? Bài viết sau đây của Trường Nam Logistics sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Hàng cấm là gì?
Hàng cấm là khái niệm trong kinh doanh và thương mại. Hàng cấm được hiểu là những mặt hàng mà Nhà nước cấm kinh doanh, trao đổi, buôn bán bằng bất kỳ hình thức nào. Hàng cấm là những mặt hàng có thể ảnh hưởng xấu đến con người, an ninh xã hội, kinh tế của quốc gia thậm chí ảnh hưởng đến môi trường.
Danh mục hàng cấm không cố định mà sẽ có sự thay đổi. Các chất kích thích độc hại, vũ khí hay sản phẩm lấy từ động vật quý hiếm đều thuộc danh mục hàng cấm. Trong đó, loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không có sự thay đổi là các chất ma túy.
Tùy theo mỗi quốc gia mà danh mục hàng cấm cũng sẽ có sự khác biệt, tùy vào luật pháp của từng nước quy định. Bởi vậy mà một số hàng hóa thuộc hàng cấm của nước này lại được phép sử dụng và kinh doanh tại nước khác.
Danh mục hàng cấm vận chuyển
Hàng cấm vận chuyển là hàng hóa mà pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lưu thông trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vận chuyển ra nước ngoài. Danh mục hàng cấm bao gồm:
- Vũ khí, kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng để chế tạo chúng.
- Các chất ma túy.
- Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế).
- Các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động hoặc mê tín dị đoan.
- Các loại pháo.
- Đồ chơi nguy hiểm, có hại tới sức khỏe giáo dục nhân cách của trẻ em .
- Đồ chơi ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm các chương trình trò chơi điện tử).
- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm/chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Pháp lệnh Thú y.
- Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm động vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) và các loại thực vật, động vật quý hiếm nằm trong danh mục cấm khai thác và sử dụng.
- Thủy sản cấm khai thác hoặc thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá mức cho phép, thủy sản có độc tố gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
- Phân bón không nằm trong danh sách được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam
- Giống cây trồng không nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, ảnh hưởng môi trường và hệ sinh thái.
- Các loại khoáng sản đặc biệt, độc hại.
- Phế liệu gây ô nhiễm cho môi trường.
- Các loại thuốc chữa bệnh dành cho người, các loại vaccine.
- Mỹ phẩm, hóa chất chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
- Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong gia dụng và y tế chưa được luật pháp Việt Nam cho phép sử dụng.
- Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Hình thức xử phạt khi buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng quốc cấm
Pháp luật Việt Nam có quy định xử phạt khi buôn bán, vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm. Tùy theo mức độ nguy hiểm sẽ có biện pháp xử phạt hợp lý.
Trường hợp vi phạm nhẹ sẽ bị phạt hành chính (phạt tiền) từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Phạt nặng hơn sẽ bị cấm hoạt động thậm chí phạt tù.
Các hình thức phạt bổ sung sẽ có:
- Tịch thu tang vật.
- Tịch thu phương tiện sử dụng để vận chuyển hàng cấm.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến 06 tháng.
Quý khách hàng nên lưu ý về những mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm mà luật pháp Việt Nam quy định để quá trình vận chuyển thuận lợi hơn. Khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu phát hiện một hoặc nhiều hàng cấm trong lô hàng của mình. Để biết rõ hơn danh sách hàng cấm bạn có thể liên hệ Trường Nam Logistics qua hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trên đây là những nội dung mà Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics đã tổng hợp được nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Hàng cấm là gì và danh mục hàng cấm bao gồm những gì.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
Khu phi thuế quan là gì? Định nghĩa chi tiết và ví dụ thực tế
Khu phi thuế quan là gì? Thuật ngữ khu phi thuế quan thường được dùng
Xe container đầu kéo: Giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả
Xe container đầu kéo có lẽ là hình ảnh mà rất nhiều người bắt gặp
LSS là phí gì? Giải thích chi tiết về phụ phí giảm thải lưu huỳnh
LSS là phí gì? Trong tiếng Anh, phí LSS được định nghĩa bằng cụm từ