Giá Cif là gì? Incoterm Cif là gì trong xuất nhập khẩu

Trong Bộ quy tắc Thương mại quốc tế có 2 thuật ngữ quan trọng là Fob và Cif. Trong bài viết trước, Trường Nam Logistics- công ty vận chuyển hàng hóa đã chia sẻ đến bạn Term Fob là gì. Nội dung hôm nay, Trường Nam Logistics trả lời cho bạn câu hỏi: Cif là gì? Giá Cif là gì? Cif và Fob có gì khác biệt?

Hãy dành ít phút, theo dõi nội dung có thêm thông tin hữu ích cũng như nắm được các điều khoản quan trọng khi xuất nhập hàng quốc tế.

Cif là gì trong xuất nhập khẩu?

Trường Nam Logistics

CIF là thuật ngữ viết tắt của cụm từ đầy đủ Cost, Insurance, Freight (giá hàng, bảo hiểm, cước tàu chở hàng). CIF là quy định điều kiện giao nhận hàng hóa tại cảng đến (hay cảng nhập hàng). Bên bán chuyển giao trách nhiệm và rủi ro cho bên mua hàng khi hàng hóa được bốc dỡ ngay tại cảng nhận hàng.

Tìm hiểu thêm: Các từ viết tắt trong logistics

Giá Cif là gì?

Giá Cif là gì? Đây là mức giá bao gồm tất cả các chi phí mà bên bán chịu trách nhiệm thanh toán cho đến khi hàng được bàn giao cho bên mua. Như vậy giá Cif là mức giá được tính tại cửa khẩu của nước nhập khẩu (bên mua hàng).

Vậy các khoản chi phí trong giá Cif là gì? Giá Cif có:

  • Chi phí vận tải hàng hóa
  • Bảo hiểm rủi ro của lô hàng

Cách tính giá Cif là gì?

Cách tính giá Cif là gì?

Khác với giá Term Fob, giá Cif có cách tính riêng. Công thức tính giá Cif là gì? Theo quy định của Bộ quy tắc thương mại quốc tế, giá Cif được tính như sau:

Giá Cif = chi phí vận chuyển + giá Fob + chi phí bảo hiểm vận tải đường biển (nếu bên mua sử dụng gói dịch vụ bảo hiểm)

Trong đó, chi phí bảo hiểm vận tải đường biển được tính

  • CIF = (C+F) / (1-R)
  • I = CIF x R

+ I: chi phí phí bảo hiểm

+ C: giá Fob (giá hàng hóa nhập khẩu

+ R: tỷ lệ mức bảo hiểm (quy định bởi công ty bảo hiểm)

+ F: giá cước vận tải

Ví dụ:

Công ty A nhập khẩu lô sữa Nhật với số lượng 1.000 hộp của công ty tại Nhật có giá Fob là 30 USD/hộp (khoảng hơn 650.000VNĐ/hộp). Chi phí vận chuyển lô hàng 3USD/hộp. Lô hàng có bảo hiểm 110% giá Cif. Lô hàng được chuyển về cảng Đà Nẵng. Vậy công ty A thanh toán tổng chi phí bảo hiểm bao nhiêu cho lô hàng?

  • Giá FOB = 1.000 hộp x 30USD/hộp = 30.000USD
  • Chi phí vận tải công ty A chi trả = 1.000 hộp x 3USD/hộp = 3.000USD

Tỷ lệ mức bảo hiểm là: 0,18%

  • CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 30.000+3.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 40.244USD
  • Tổng bảo hiểm = 110% x 40.244 = 44.268USD

Giả sử phí bảo hiểm tại cảng Đà Nẵng là 0,37%

  • Chi phí hàng hóa = Tổng bảo hiểm x tỷ lệ mức bảo hiểm = 40.244 x 0,37% = 14.890USD

Giả sử tỷ lệ phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là 0,06%

Chi phí bảo hiểm = Tổng bảo hiểm x tỷ lệ % phí đường bộ = 40.244 x 0,06% =2.414USD

Nội dung điều khoản quy định của Cif trái ngược nhưng lại liên quan mật thiết với Term Fob. Cả 2 thuật ngữ đều quy định trách nhiệm của bên bán và bên mua trong xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Bài viết Cif và Fob có gì khác biệt? sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này.

Quy định về Cif trong Incorterm

Quy định về Cif trong Incorterm

Như vậy bạn đã biết giá Cif là gì, hãy cùng Trường Nam Logistics tiếp tục tìm hiểu thêm về quy định chuyển giao rủi ro và trách nhiệm 2 bên mua, bán Cif trong Incorterm. Cụ thể như sau:

Chuyển giao rủi ro

Quy định chuyển giao rủi ro là:

  • Ngay khi hàng hóa được xếp lên tàu, tại vị trí qua lan can của tàu chở hàng thì rủi ro hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua
  • Khi lô hàng xuống bong tàu thì bên mua phải có trách nhiệm tiếp nhận rủi ro từ bên bán

Trách nhiệm của người mua và người bán

Cif cũng quy định rất rõ trách nhiệm của bên bán và bên mua. Trách nhiệm đó là gì? Theo dõi trong bảng nội dung sau:

 

STT Nội dung Trách nhiệm bên bán Trách nhiệm bên mua
1 Cung cấp hàng Cung cấp hàng và các loại giấy chứng từ kèm theo Thanh toán toàn bộ chi phí tiền lô hàng
2 Giấy phép, thủ tục –         Giấy phép xuất khẩu hàng hóa

–         Giấy ủy quyền hợp lệ

–         Thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa

–         Giấy phép nhập khẩu hàng hóa

3 Hợp động vận tải, bảo hiểm –         Ký hợp đồng hàng hóa

–         Thanh toán chi phí vận chuyển hàng hóa tới cảng đi

–         Thanh toán cước vận chuyển hàng bằng tàu biển và bảo hiểm (nếu mua gói bảo hiểm cho lô hàng)
4 Giao và nhận hàng –         Giao hàng tại cảng đi

–         Giao giấy tờ chứng từ gốc

–         Nhận hàng tại cảng đến (cảng nhập)

–         Nhận giấy tờ chứng từ của bên bán

5 Kiểm tra Thanh toán chi phí: đóng gói, kiểm tra và quản lý chất lượng hàng hóa Chịu toàn bộ chi phí kiểm dịch, kiểm tra của cơ quan hải quan

 

Như vậy thông tin trên đã giải đáp thắc mắc Cif là gì? Giá Cif là gì? Bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ trong nội địa hãy liên hệ Trường Nam Logistics. Trường Nam Logistics tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ có chất lượng, giá thành tốt nhất.

LIÊN HỆ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay