Điều kiện FOB là gì? Tìm hiểu chi tiết điều kiện FOB trong incoterm 2010

FOB được biết đến là điều kiện thường xuất hiện trong hầu hết các hợp động mua bán quốc tế. Nếu bạn là người làm trong lĩnh vực này chắc hẳn đã biết rõ được những điều kiện này là bắt buộc. Vậy điều kiện FOB là gì? Tìm hiểu chi tiết điều kiện FOB trong incoterm 2010. Cùng Trường Nam Logistics khám phá ngay qua nội dung sau nhé! 

Điều kiện FOB là gì?
Điều kiện FOB là gì?

Điều kiện FOB là gì?

Fob chính là một trong số các điều kiện thường được xuất hiện trong các bản hợp đồng mua bán quốc tế. Đây là thuật ngữ được viết tắt của cụm tiếng Anh “Free On Board” có nghĩa là miễn trách nhiệm trên boong tàu hay còn gọi là giao lên tàu. Là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế và Incoterm.

Việc chuyển giao sẽ được diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng. Một số điều khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm sẽ thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng. 

Điều kiện FOB chính là điều kiện được sử dụng rất nhiều và thường sử dụng trong vận chuyển đường thủy. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện vận chuyển bằng đường biển nhưng qua phương tiện Container thì nên sử dụng điều kiện FCA. Điều kiện FOB được sử dụng khá nhiều nên đã trở thành thói quen và tập quán thương mại tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. 

=>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải

Tìm hiểu chi tiết điều kiện FOB trong incoterm 2010

Chắc hẳn bạn đã nắm rõ được điều kiện FOB là gì qua nội dung trên. Dưới đây là một số chi tiết về điều kiện FOB trong incoterm 2010, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của người bán 

  • Nghĩa vụ chung của người bán: Người bán khi tiến hành giao hàng lên tàu cần phải cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ điện tử có liên quan, bằng chứng giao hàng. 
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm của người bán
  • Giấy phép và thủ tục: Người bán cần phải hoàn thành các thủ tục xuất khẩu và cung cấp giấy phép xuất khẩu cho lô hàng được đưa đi xuất khẩu. 
  •  Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Hợp đồng này có phạm vi vận tải từ kho nội địa đến cảng được chỉ định dựa trên mức chi phí và rủi ro của người bán. Chi phí và các trường hợp rủi ro trong hợp đồng sẽ kết thúc khi được giao qua lan can tàu hoặc hàng hóa đã được đưa xuống boong tàu, tùy theo sự thỏa thuận của đôi bên. Bên cạnh đó, hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hóa trong tình huống này sẽ không bắt buộc đối với người bán. 
  • Giao hàng: Người bán thực hiện vận chuyển hàng hóa đến địa điểm cảng được chỉ định và chi trả các chi phí cho việc đưa hàng hóa lên tàu. Qua thời điểm này, việc giao hàng được xem là hoàn thành. 
  • Tình trạng rủi ro: Sau khi hoàn thành việc giao hàng lên tàu, những chi phí và mức độ rủi ro xảy của người bán sẽ chuyển cho người mua. 
  • Cước phí: Người bán cần phải chịu mọi chi phí khi hàng được giao lên tàu kể cả các chi phí như thuế, phụ phí, phí khai quan,… 
  • Thông tin đối với người mua: Người bán thường sẽ thông báo mọi thông tin cho người mua khi hàng hóa đã được giao qua lan can tàu với sự chi trả từ người bán. 
  • Bằng chứng giao hàng, chứng từ liên quan: Người bán cần phải cung cấp những giấy tờ có liên quan như tài liệu điện tử, chứng từ vận chuyển,… nhằm lưu trữ và thuận tiện trong việc trao đổi với bên mua. 
  • Kiểm tra, đóng gói, ký hiệu hàng hóa: Bên người bán chịu mọi chi phí về kiểm tra, quản lý chất lượng, đóng gói, ký hiệu hàng hóa,… Người bán cần thông báo cho người mua với phần chi phí tăng thêm do người mua trả hay có thể tính thêm vào giá bán. 
  • Nhưng hỗ trợ khác: Người bán có trách nhiệm hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo mọi thông tin và tài liệu có liên quan về vận chuyển và giao hàng đến địa điểm cuối cùng. 

Trách nhiệm của người mua 

Trách nhiệm của người mua
Trách nhiệm của người mua
  • Thanh toán: Bên mua cần phải thanh toán cho người bán về tiền hàng hóa theo như trên hợp đồng. 
  • Thủ tục và giấy phép: Bên mua cần chuẩn bị các giấy phép xuất khẩu từ người bán và làm các thủ tục hải quan theo quy định để hàng hóa có thể nhập khẩu vào quốc gia của họ. 
  • Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người mua cần phải chi trả mọi chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng đến địa điểm cuối cùng. Trong hợp đồng bảo hiểm, người mua không bắt buộc mua trong trường hợp này trừ khi người mau có mong muốn đảm bảo hàng hóa được an toàn hơn. 
  • Nhận hàng: Bên mua nhận hàng hóa thuộc quyền sở hữu khi chúng đã được đưa lên tại cảng theo quy định. 
  • Chuyển giao rủi ro: Thông thường những rủi ro được người bán chuyển giao cho người mua khi hàng hóa được giao qua lan can tàu. Các rủi ro như tổn thất, mất mát hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, nếu chuyến tàu tại cảng bị hoãn lại thì bên bán phải chi trả các chi phí phát sinh. 
  • Cước phí: Người mua phải thực hiện trả mọi cước phí vận chuyển hàng hóa từ khi chúng được giao qua lan can tàu. Một số chi phí khác mà bên mua phải trả bao gồm cước tàu, bảo hiểm, thuế và các phụ phí phát sinh khác. 
  • Thông báo cho người bán: Bên mua cần thông báo cho bên bán khi hàng hóa được chất lên tàu có tên cụ thể, địa chỉ cảng chính xác như trong hợp đồng. 
  • Cung cấp những chứng từ có liên quan. Người mua cần phải có trách nhiệm cấp cho người bán các bằng chứng có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. 
  • Kiểm tra hàng hóa: Các trường hợp hàng hóa bắt buộc phải qua sự kiểm tra của hải quan thì người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh. 

=>> Xem thêm: Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không chuyên nghiệp

Có nên áp dụng điều kiện DDU trong vận chuyển hàng hóa không?
Tìm hiểu chi tiết điều kiện FOB trong incoterm 2010

Vậy điều kiện FOB là gì? Tìm hiểu chi tiết điều kiện FOB trong incoterm 2010. Chắc hẳn qua nội dung bài viết trên bạn đã nắm rõ hơn cho các câu hỏi trên. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với Trường Nam Logistics để được hỗ trợ nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay