Bảng cấm xe tải là một trong những biển báo cấm trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại biển báo cấm xe tải cần chú ý và mức xử phạt nếu vi phạm.
Mục lục
Bảng cấm xe tải là gì?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ 41:2019 của bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến nay.
Biển báo cấm ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) có hiệu lực cấm cả ô tô tải và máy kéo, các loại xe máy chuyên dụng đi vào đường đặt biển P.106a. Cũng như theo quy định mới thì xe ô tô tải là xe ô tô được trang bị và kết cấu chủ yếu để chuyên chở hàng hóa. bao gồm cả xe kéo rơ mooc, xe đầu kéo và các loại xe như xe tải VAN, xe pick-up có khối lượng hàng hóa chuyên chở > 950kg. Những xe tải < 1,5 tấn sẽ bị cấm chạy vào làn đường dành cho xe con.
Ngoài ra, các loại xe này cùng không được chạy vào khu vực cấm xe tải theo giờ, bắt buộc phải tuân theo bảng cấm xe tải trên các tuyến đường có biển P.106a.
Biển P.106a có ý nghĩa là cấm tất cả các loại ô tô tải kể cả máy kéo cùng xe máy chuyên dùng ngoại trừ xe ưu tiên. Ô tô tải được định nghĩa là những loại ô tô được dùng để chở hàng có khối lượng chuyên chở từ 1.500 kg trở lên.
Tham khảo ngay: Dịch vụ vận chuyển ô tô Siêu rẻ Chất lượng
Định nghĩa biển cấm xe tải và xe khách
Bảng cấm xe tải và xe khách mang số hiệu 107. Loại biển báo này có ý nghĩa cấm xe chở khách và các loại xe tải kể cả những loại máy kéo, xe máy thi công chuyên dụng đi qua. Ngoại trừ các loại xe được ưu tiên theo quy định.
Biển cấm xe tải và xe khách có dạng hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ. Biển này có gạch chéo màu đỏ từ góc trên bên trái – xuống góc dưới bên phải. Góc trên bên phải có hình xe khách, còn góc dưới bên trái có hình ô tô tải.
Biển này thường được sử dụng trong các tuyến đường nội đô hoặc đường nhỏ hẹp, đường 1 chiều và đường nhỏ vùng quê.
Xem thêm: Chi tiết bảng giá cước vận chuyển hàng hóa mới nhất
Lý do cấm xe tải: Tại sao đây là quy định cần thiết?
Quy định liên quan đến giờ cấm xe tải được ban hành nhằm mục đích đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giờ cao điểm. Đặc biệt nếu không quy định về khung giờ của xe tải, nhất là khu vực nội đô sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mật độ giao thông.
Những quy định cơ bản về giờ cấm xe tải thường phụ thuộc vào từng khu vực, từng cung đường, từng loại phương tiện cũng như từng thành phố khác nhau. Thời điểm cấm xe tải tại TP. HCM sẽ khác với thời điểm cấm xe tải tại Hà Nội…
Giờ cấm xe tải là thông tin mà các chủ xe vận chuyển hàng hóa logistic cần biết để tránh bị xử phạt không đáng có khi lưu thông vào giờ cấm.
Mức phạt vi phạm biển cấm
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ và Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được thể hiện rõ như sau:
(i) Phương tiện là ô tô khi đi vào đường có biển báo cấm như bảng cấm xe tải sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 03 tháng.
(ii) Phương tiện là xe mô tô và xe gắn máy kể cả xe máy điện khi đi vào đường có biển báo cấm sẽ phải chịu mức phạt là từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, cùng với tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 03 tháng.
(iii) Phương tiện giao thông là máy kéo hay xe máy chuyên dùng đi vào đường có biển cấm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông
(iv) Với trường hợp phương tiện là xe đạp sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Bật mí: Các đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín nhất hiện nay
Thời gian cấm xe tải tại các thành phố lớn
Thời gian cấm xe tải là thông tin mà các chủ xe tải cần biết để tránh bị phạt khi lưu thông vào giờ cấm. Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam chúng tôi đã tổng hợp các khung giờ cấm xe tải tại TP. HCM và Hà Nội để đảm bảo các phương tiện không lưu thông trong “giờ giới nghiêm”.
Giờ cấm xe tải vào TP.HCM
Theo Quyết định 23/2018/QĐ-UBND của UBND TP. HCM, thời gian cấm xe tải được quy định như sau:
- Đối với xe tải nhẹ (dưới 2.500 kg): không được lưu thông trong nội thành vào khung giờ từ 6h – 9h và 16h – 20h hàng ngày.
- Đối với xe tải nặng: không được phép lưu thông vào khu vực nội thành trong khoảng thời gian từ 6h – 22h hàng ngày (trừ các tuyến đường cho phép lưu thông).
Một số tuyến đường ở TP. HCM cấm xe tải từ 9h – 16h: Đường Trần Xuân Soạn, Mai Chí Thọ, Phạm Thế Hiển, Quốc lộ 50, hành lang đăng kiểm xe 50.03V, hành lang đăng kiểm xe 50.01s, hành lang đăng kiểm xe 50.03S, đường Phú Châu (và ngược lại) và đường Phạm Văn Đồng ra quốc lộ 13.
Cấm xe tải qua hầm Thủ Thiêm
Các khung giờ cấm xe tải qua hầm Thủ Thiêm và một số loại xe bị cấm như sau:
- Xe tải có trọng tải dưới 2,5 tấn sẽ bị cấm lưu thông từ 6h – 20h và từ 16h đến 20h hằng ngày.
- Các phương tiện có tổng trọng tải dưới 5 tấn sẽ bị cấm lưu thông trong khoảng thời gian từ 6h – 8h và 16h – 20h hàng ngày.
- Xe tải có trọng lượng từ 2,5 tấn trở lên sẽ không được lưu thông trong khoảng thời gian từ 6h – 21h.
- Xe có trọng tải toàn phần trên 5 tấn (xe tải nặng) không được lưu thông từ 6h – 21h.
Các phương tiện có trọng tải trên 30 tấn sẽ bị cấm lưu thông 24/24 giờ. Các phương tiện này gồm rơ moóc và sơmi rơ moóc có chiều cao trên 4,2m. Các phương tiện có chiều rộng lớn hơn 2,5m không được phép đi qua hầm trừ khi có giấy phép.
Giờ cấm xe tải ở Hà Nội
Thời gian cấm xe tải tại Hà Nội được quy định như sau:
- Lệnh cấm xe tải 500kg tại Hà Nội nói riêng và xe tải dưới 1,25 tấn sẽ bị cấm vào khung giờ từ 6h – 9h và từ 15h – 21h. Ngoài khung giờ này thì các phương tiện này mới được hoạt động bình thường.
- Xe tải có trọng lượng từ 1,25 tấn – dưới 2,5 tấn chỉ được lưu thông trong khoảng thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ. Ngoài thời gian này phải xin giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền mới được phép hoạt động.
- Xe tải có trọng lượng trên 2,5 tấn bị cấm hoạt động từ 6h – 21h hàng ngày.
- Cấm xe tải trên 10 tấn, siêu trường, siêu trọng.
- Xe có trọng tải trên 10 tấn chỉ được phép hoạt động trong khoảng thời gian từ 21h đến 6h (phải có giấy phép lưu hành).
Các khung đường xe tải bị hạn chế lưu thông: Đường Phạm Hùng đến Đại lộ Thăng Long, Phạm Văn Đồng, đường 72, đường 70 (từ Đại lộ Thăng Long kéo dài đến đường 72), đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), đường Văn Phú, đường Phúc La, đường Phát Vân, đường Phùng Hưng (quận Hà Đông), đường Cầu Bươu, đường Nguyễn Văn Linh, khu vực cầu Thanh Trì, đường Ngô Gia Tự đi vào trung tâm thành phố.
Đường cấm xe tải ở Nha Trang
Hiện nay, thành phố biển Nha Trang đang tập trung lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ cho xe có trọng tải trên 5 tấn trên một số tuyến đường như:
- Đường số 2-4 khu thông tin ra ngã ba Phước Long.
- Đường từ 23 đến 10 Mã Vòng đến ngã tư Thành.
- Khu vực từ Đại lộ Nguyễn Tất Thành, di chuyển đến vòng xoay Lê Hồng Phong kéo dài đến Ngã ba Phước Đồng.
- Tỉnh lộ 3 từ ngã 4 Hải Thọ Đông đến ngã ba đường vào nghĩa trang Phước Đồng.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa toàn quốc của Trường Nam Logistics
Sự khác biệt giữa biển cấm xe tải P.106a và P.106b
Bảng cấm xe tải P.106a có dạng hình tròn, viền đỏ, bên trong có nền màu trắng. Trên nền trắng của biển có một đường kẻ màu đỏ kéo dài từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải, chính giữa nền trắng là hình một chiếc xe ô tô tải.
Bảng cấm xe tải này thường xuất hiện ở những tuyến đường có cầu yếu hoặc một số tuyến đường nội đô. Mục đích tránh tắc đường hoặc thường nằm trên những con đường nhỏ hẹp.
Biển cấm xe tải P.106b cũng có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng bên trong. Trên nền trắng của biển xuất hiện vạch đỏ kéo dài từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ở biển báo cấm này sẽ có đánh số tấn trên hình xe tải màu đen (thể hiện xe tải vượt quá số tấn trên đó sẽ bị cấm).
Biển cấm xe tải này thường được đặt ở những nơi có cầu cũ hoặc xuống cấp.
Qua bài viết của Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics, tin rằng bạn đọc cũng phần nào biết được các loại bảng cấm xe tải theo luật giao thông nước ta hiện nay. Cũng như các quy định về mức phạt trong trường hợp vi phạm. Từ đó giảm thiểu những hình phạt không đáng có vì lỡ đi vào khu vực cấm này.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả