Những người mới bắt đầu tìm hiểu về các phương thức vận đơn điện giao hàng ai cũng thắc mắc rằng Surrendered Bill of Lading là gì? Trên thực tế, Surrendered Bill of Lading là một loại vận đơn đặc biệt trong ngành vận tải biển. Hiểu một cách đơn giản nhất thì loại vận đơn này chỉ dẫn đúng nơi người giao hàng chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người nhận khi hàng đến.
Thông qua vận đơn, người mua và bán có thể tiết kiệm tối đa thời gian, đơn giản hoá quy trình giao nhận. Surrendered Bill thường được áp dụng vào những lô hàng có giá trị trung bình và hợp với tính chất giao dịch.
Đối ngược với vận đơn điện là vận đơn gốc. Loại vận đơn này luôn đòi hỏi người nhận phải có trong tay để xác thực quyền sở hữu hàng hoá. Đồng thời, thông qua vận đơn này, các bên liên quan sẽ đối chiếu và đảm bảo độ chính xác, an toàn trong quá trình giao nhận hàng hoá.
Thông thường, Surrendered Bill được các hãng tàu phát hành khi có yêu cầu từ shipper hoặc forwarder. Tất nhiên, khi phát hành đơn họ cũng sẽ thu một khoản phí nhất định.
Mục lục
Surrendered Bill Of Lading là gì?
Các công ty nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao giờ cũng có trách nhiệm lý giải khái niệm Surrendered Bill Of Lading là gì cho khách hàng. Thuật ngữ này được dùng nhiều trong ngành vận tải biển và nó dùng để chỉ loại vận đơn mà các shipper chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người nhận trước khi hàng hoá cập bến.
Khi có vận đơn này, tất cả những người nhận hàng đều không phải trình vận đơn gốc. Tuy nhiên, khi nhận hàng bạn sẽ phải trả một khoản phí telex release.
Ích lợi của việc sử dụng vận đơn điện giao hàng là đơn giản hoá quy trình giao nhận và tiết kiệm tối đa thời gian, giảm bớt thủ tục giao dịch cho cả 2 bên người bán, người mua. Thông qua vận đơn này, người nhận hàng sẽ không cần tiêu tốn thời gian chờ đợi vận đơn gốc từ shipper hay phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp.
Tuy nhiên, loại vận đơn này không phải lúc nào cũng sử dụng được. Việc sử dụng vận đơn điện giao hàng nhất thiết phải dựa trên tính chất, giá trị của hàng hoá.
Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về hoá đơn trong lĩnh vực xe chuyên chở ô tô, hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn nhé!
So sánh vận đơn gốc và vận đơn điện giao hàng
Song song với khái niệm Surrendered bill of Lading là gì thì nhiều người cũng thắc mắc rằng loại vận đơn này có điểm gì khác biệt so với vận đơn gốc. Trên thực tế, đây là 2 loại vận đơn được sử dụng nhiều trong ngành vận tải đường biển. Cả 2 loại vận đơn đều được áp dụng trong những trường hợp nhất định.
Cụ thể về những điểm khác biệt giữa vận đơn gốc và vận đơn giao hàng như sau:
Vận đơn gốc | Vận đơn giao hàng |
|
|
Với ngành vận tải đường bộ, hiện nay cước phí vận chuyển đã có nhiều thay đổi đáng kể. Đọc ngay bài viết “Chi phí vận tải đường bộ năm 2024” để biết chi tiết hơn!
Khi nào nên sử dụng vận đơn điện giao hàng?
Bạn có biết cụ thể những trường hợp cần sử dụng Surrender Bill of Lading là gì không? Dựa theo chia sẻ của những chuyên gia trong ngành thì loại vận đơn này nên được sử dụng trong 2 trường hợp chính:
- TH1: Nên sử dụng vận đơn điện giao hàng khi người nhập khẩu và người nhập khẩu đã thống nhất được với nhau về hình thức hoá đơn chuyển từ bill gốc sang surrender bill. Hãng tàu cũng thực hiện tốt các thủ tục surrender theo yêu cầu của người gửi.
- TH2: Khi người nhập khẩu được yêu cầu xuất trình các giấy tờ hoá đơn điện giao hàng ngay từ đầu. Lúc này, hãng tàu cung cấp Bill Surrendered sẽ đưa ra yêu cầu liên quan và tính phí dịch vụ.
Ngoài 2 trường hợp trên thì trong ngành vận tải, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên sử dụng hoá đơn điện giao hàng khi:
- Cần giao dịch gấp: Surrendered Bill là lựa chọn hoàn hảo nhất trong các trường hợp bạn cần gửi, nhận hàng nhanh. Việc không phải chờ, xuất trình hoá đơn gốc giúp cho người chuyển hàng tiết kiệm được tối đa thời gian và không cần thực hiện các thủ tục phức tạp.
- Giá trị hàng hóa cần vận chuyển không quá lớn: Những lô hàng này khi sử dụng hoá đơn điện giao hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí vận chuyển.
- Giao dịch với đối tác làm ăn lâu năm: Việc sử dụng Surrendered Bill sẽ giúp bạn thành công thể hiện sự tin tưởng và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác 2 bên.
- Tiết kiệm chi phí vận đơn: Nếu phải xuất hoá đơn gốc thì bạn sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn so với Surrendered Bill
Các quy định khi làm việc với vận đơn điện giao hàng
Đối với các hãng tàu vận chuyển xe ô tô hay bất cứ loại hàng hoá nào thì khi sử dụng vận đơn điện giao hàng đều phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
- Thu phí tu sửa vận đơn điện giao hàng: Loại phí này được thu với mục đích chính là đảm bảo tính chính xác của đơn hàng. Đồng thời, nó cũng giúp hạn chế tối đa sự thay đổi của người gửi hàng trong quá trình giao, nhận hàng hoá.
- Thủ tục và mức phí sửa bill: Mỗi một hàng tàu luôn có các quy định riêng về thủ tục lẫn mức phí khi bạn cần thay đổi, sửa bill. Trong các quy định đó luôn bao gồm cách thức sửa bill, thời hạn cũng như mức phí tương ứng.
- Các thoả thuận khi xếp hàng lên tàu: 2 bên cần phải thỏa thuận rõ ràng lấy loại bill nào để đảm bảo tính chính xác và đồng thuận giữa người giao và người nhận.
Cách làm vận đơn điện giao hàng đơn giản, nhanh chóng
Song song với thắc mắc Surrendered Bill of Lading là gì thì nhiều người cũng thắc mắc về cách để làm một vận đơn điện giao hàng. Trên thực tế, việc tạo vận đơn này không khó. Bạn chỉ cần lần lượt thực hiện các bước dưới đây để tạo Surrendered Bill:
Bước 1: Shipper hoặc Forwarder yêu cầu hãng tàu phát hành vận đơn điện giao hàng
Bước 2: Hãng tàu phát hành bill theo yêu cầu từ Shipper hoặc Forwarder
Bước 3: Hãng tàu kiểm tra và xác nhận các thông tin liên quan về lô hàng, consignee cũng với những điều kiện giao hàng.
Bước 4: Hãng tàu thông báo phí telex release cho người vận chuyển hoặc forwarder
Bước 5: Khi Bill được phát hành, hãng tàu tiếp tục yêu cầu xác nhận lại về người nhận hàng.
Bước 6: Shipper sẽ gửi vận đơn điện giao hàng cho người nhận hàng.
Bước 7: Hoàn tất quá trình tạo vận đơn. Khi hàng hoá đến cảng đích, người nhận hàng sẽ không cần trình diện vận đơn gốc. Thay vào đó, bạn chỉ cần đưa vận đơn điện giao hàng để nhận hàng.
Trên đây là chi tiết thông tin lý giải thuật ngữ Surrendered Bill of Lading. Mong rằng những kiến thức được công ty vận chuyển hàng hoá Trường Nam Logistics chia sẻ sẽ hữu ích với mọi độc giả.
Có thể bạn chưa biết:
Certificate of conformity là gì? Vai trò của Certificate of conformity trong ngành vận tải
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
POD trong Logistics: Khái niệm, Vai trò và Ứng dụng Thực tiễn
Trong quy trình vận chuyển quốc tế, POD (Port of Discharge) là điểm đích cuối
PCS là gì trong xuất nhập khẩu? Tìm hiểu chi tiết về phụ phí tắc nghẽn cảng và đơn vị tính PCS
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, PCS (Port Congestion Surcharge) là một phụ phí được
ATD là gì trong logistics? Tầm quan trọng và phân biệt với các thuật ngữ liên quan
Trong Logistics có rất nhiều thuật ngữ quan trọng mà những người muốn làm tốt