Certificate of conformity là gì? Chắc hẳn nhiều người làm việc trong ngành vận chuyển hàng hoá đã không ít lần phải tham khảo tài liệu lý giải về thuật ngữ này đúng không? Certificate of conformity trong tiếng Anh được viết tắt bằng cụm CoC, nghĩa là chứng nhận hợp quy.
Trong ngành vận tải, CoC được biết tới là một tài liệu xác thực rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình nào đó đã đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định cụ thể. Nói chính xác hơn thì CoC là một chứng nhận đảm bảo rằng sản phẩm an toàn, đáng tin cậy và có đầy đủ xác thực của cơ quan thẩm quyền.
CoC là yêu cầu bắt buộc với rất nhiều sản phẩm, đặc biệt là các loại hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu. Bởi nó là tiêu chí đầu tiên đảm bảo rằng đã tuân thủ nghiêm ngặt quy định thương mại quốc tế và hàng hoá được phép nhập, xuất khẩu.
CoC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các bên liên quan khác. Có CoC trong tay, các doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín sản phẩm, bảo vệ thương hiệu và tránh được nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất, buôn bán. Đối với người tiêu dùng, CoC là chứng nhận đảm bảo an toàn sức khoẻ khi sử dụng hàng hoá.’
Để đạt được chứng chỉ CoC, các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt của cơ quan kiểm định. Quá trình này gồm nhiều bước và có các yêu cầu áp dụng cụ thể. Về cơ bản, các yếu tố chung của CoC thường gồm có thông tin sản phẩm, kết quả kiểm định, chữ ký và con dấu của cơ quan thẩm quyền chứng nhận.
Mục lục
Tìm hiểu chi tiết Certificate of conformity là gì?
Lý giải về thuật ngữ Certificate of conformity là gì nhiều chuyên gia cho biết:
CoC là quá trình kiểm định, đánh giá, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hoá nào đó nhằm đảm bảo rằng chúng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia. Sở hữu CoC trong tay, doanh nghiệp có thể tự tin khẳng định rằng sản phẩm đã qua quá trình kiểm tra và đáp ứng tốt những yêu cầu kỹ thuật, quy định liên quan của sở, ban, ngành.
Trên tài liệu CoC luôn đề cập rõ ràng các thông tin về sản phẩm được chứng nhận. Các thông tin như mô tả sản phẩm, thông số kỹ thuật, mã số, ngày cấp, chữ ký… đều được ghi rõ trên COC.
Vì sao COC lại quan trọng trong kinh doanh?
Khi hiểu được Certificate of conformity là gì, tin rằng quý bạn đọc cũng đã bước đầu hình dung được vai trò của CoC trong kinh doanh. Đúng vậy, trong kinh doanh, CoC đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó vừa là một giấy tờ bắt buộc vừa mang đến các lợi ích lớn mạnh cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và các cơ quan nhà nước.
Đối với doanh nghiệp: Một sản phẩm hay hàng hoá đã được cấp chứng nhận CoC đồng nghĩa với việc nó đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Điều này giúp cho doanh nghiệp khẳng định được uy tín và đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ tránh được những trường hợp như bị thu hồi sản phẩm hay bồi thường những thiệt hại cho người tiêu dùng.
Người dùng:
Sử dụng các sản phẩm, hàng hoá đã có chứng nhận CoC người tiêu dùng thường an tâm hơn so với các loại hàng hoá trôi nổi. Họ có xu hướng quay trở lại mua hàng và sử dụng các sản phẩm đã có chứng nhận CoC. Từ đây, doanh nghiệp sẽ có thêm một lượng khách hàng ổn định và không ngừng củng cố vị trí thương hiệu trên thị trường
Cơ quan quản lý nhà nước
Khi sản phẩm hoặc hàng hoá có Certificate of conformity, cơ quan nhà nước thường không mất nhiều thời gian để kiểm soát. Các thủ tục thông quan vì thế cũng đơn giản hơn. Từ đó, các đơn vị kinh doanh thuận lợi trong phát triển sản xuất và buôn bán, nâng cao lợi nhuận, mở rộng thị trường.
Cấu trúc của một CoC tiêu chuẩn
Bạn có biết cấu trúc của một Certificate of conformity là gì? Đối với những người làm về dịch vụ vận chuyển xe ô tô, hàng hoá liên tỉnh chắc chắn hiểu rõ về cấu trúc CoC. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới tìm hiểu về giấy chứng nhận hợp quy này thì cần nắm rõ những yếu tố cấu thành CoC như sau:
- Nhận dạng và mô tả sản phẩm: Trên giấy CoC luôn có đầy đủ thông tin về sản phẩm: tên, mô tả, đặc điểm xác định
- Các quy định an toàn: CoC đề cập rõ những quy định về an toàn mà một sản phẩm cần đạt được và tuân thủ nghiêm ngặt. Điều này giúp các cơ quan, người tiêu dùng khẳng định sản phẩm đã đáp ứng tốt các tiêu chuẩn an toàn.
- Thông tin liên lạc của đối tượng yêu cầu lập CoC: Tên, địa chỉ, số điện thoại. Khi cơ quan có thẩm quyền làm hồ sơ thử nghiệm và cấp CoC sẽ liên hệ tới đối tượng này để kiểm tra, xác thực.
- Ngày, tháng và địa điểm thử nghiệm: Trên CoC phải có đầy đủ các thông tin ngày tháng, địa điểm đã tiến hành thử nghiệm sản phẩm. Đây là cơ sở để xác thực giấy CoC hợp lệ
- Thông tin liên lạc nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu: Tên, địa chỉ, số điện thoại
- Ngày, tháng, năm và nơi sản xuất
- Các thông tin liên quan đến phòng nghiệm bên thứ 3 (nếu có)
Phạm vi áp dụng của COC
Phạm vi áp dụng của CoC ngày càng rộng, bởi sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhóm sản phẩm bắt buộc phải có chứng chỉ hợp quy CoC nếu bạn muốn kinh doanh tốt gồm:
- Tất cả các sản phẩm trực thuộc quản lý của Bộ khoa học và Công nghệ: Điện tử, đồ gia dụng, đồ chơi và những vật phẩm tương tự
- Nhóm sản phẩm ngành nông nghiệp: Giống cây, phân bón, thức ăn,…
- Sản phẩm liên quan đến phụ gia và cửa sổ
- Nhóm sản phẩm thực phẩm: kẹo, bánh, rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá…
- Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh
- Các vật liệu xây dựng: Xi măng, thép, gạch, ốm
- Sản phẩm hợp kim nhôm định hình
- Sản phẩm ngành thông tin và truyền thông: Máy tính, điện thoại
- Sản phẩm nằm trong quyền quản lý của Bộ GTVT
Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá, xe chuyên chở ô tô … cũng cần phải xem xét về CoC. Điều này giúp đơn vị đảm bảo không vi phạm các điều luật mà nhà nước yêu cầu.
Các phương thức đánh giá Certificate of conformity là gì?
Song song với việc tìm hiểu khái niệm Certificate of conformity là gì thì bạn còn cần quan tâm đến phương thức đánh giá CoC. Có khá nhiều phương thức đánh giá Certificate of conformity. Trong số đó, 7 hình thức đánh giá thường được sử dụng nhất gồm có:
- Thử nghiệm tất cả các mẫu điển hình
- Thử nghiệm mẫu điển hình và xem xét quá trình sản xuất bằng cách giám sát mẫu được lấy từ thị trường
- Thử nghiệm mẫu điển hình cùng với việc đánh giá cả quá trình sản xuất, giám sát mẫu lấy ở nơi sản xuất
- Đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua việc lấy mẫu ở cả 2 nơi sản xuất và thị trường. Song song với đó là đánh giá quá trình doanh nghiệp sản xuất
- Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
- Thử nghiệm và đánh giá các lô hàng, sản phẩm
- Thử nghiệm, kiểm định toàn bộ các sản phẩm, hàng hoá cần cấp CoC.
Bạn thắc mắc về giá cước vận tải đường bộ năm 2024? Đọc ngay bài viết “Chi phí vận tải đường bộ có thay đổi thế nào từ tháng 10/2024”.
Quy trình cấp chứng nhận COC chi tiết
Bộ quản lý ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là những cơ quan thực hiện cấp chứng nhận hợp quy. Vậy, quy trình cấp Certificate of conformity là gì? gồm mấy bước?
Dựa theo chia sẻ của cơ quan có thẩm quyền, quy trình cấp CoC gồm 5 bước chính:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký
Những người yêu cầu cơ quan cấp chứng nhận hợp quy phải nộp hồ sơ và đơn đăng ký. Trong đơn đăng ký phải đề cập rõ các thông tin về sản phẩm cũng như tiêu chuẩn áp dụng.
Bước 2: Đánh giá chứng nhận hợp quy
Các cơ quan chuyên ngành sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ đăng ký và kiểm tra sản phẩm. Sau đó, cơ quan sẽ thực hiện quy trình kiểm tra, thử nghiệm và khảo sát để xác định xem hàng hoá, sản phẩm có tuân thủ tiêu chuẩn hợp quy hay không?
Bước 3: Xét thẩm hồ sơ sau khi đã đánh giá
Sau khi hoàn thành quá trình đánh giá, các cơ quan sẽ thẩm định lại kết quả cũng như hồ sơ đăng ký. Họ sẽ xem xét những yếu tố chính như kết quả kiểm tra, đánh giá, tiêu chuẩn hợp quy.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận CoC
Nếu hồ sơ và kết quả đạt yêu cầu, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận CoC cho người yêu cầu.
Bước 5: Giám sát định kỳ
Cơ quan chuyên ngành cùng với Uỷ ban nhân dân sẽ tiến hành giám sát định kỳ để chắc chắn rằng hàng hoá, sản phẩm tuân thủ tốt các quy chuẩn.
COC và CQ: So sánh và phân biệt
Khi tìm hiểu về Certificate of conformity là gì, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc rằng CoC giống và khác CQ ở những điểm nào?
Về cơ bản, CoC và CQ đều là những giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá đã đạt các tiêu chuẩn, quy định của nước sản xuất và thương mại quốc tế. Cả 2 giấy tờ này đều được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao thương. CoC và CQ chứng minh rằng, sản phẩm đã được kiểm tra tính năng, an toàn, đảm bảo chất lượng.
Điểm khác nhau của CoC và CQ:
- CoC được dùng để chứng thực sản phẩm, hàng hoá phù hợp với các tiêu chuẩn mà 2 bên bán – mua đề ra. Loại giấy tờ này thường được cung cấp bởi các nhà máy hoặc đơn vị tổ chức có thẩm quyền, chuyên môn. CoC có thể thay thế CQ trong một vài trường hợp nhất định. Ví dụ như khi khách hàng lẻ cần CoC để thay chứng nhận sản phẩm hay các nhà thầu cần CoC để xem xét về nguồn gốc, thương hiệu, chất lượng hàng hoá…
- CQ: Dùng để xác thực chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất nào đó. Đơn vị cấp CQ phải có đủ năng lực, thẩm quyền và chức năng.
Trên đây là các giải đáp cụ thể Certificate of conformity là gì? Công ty vận chuyển Bắc Nam – Trường Nam Logistics cập nhật các thông tin hữu ích liên tục trên website. Nếu có băn khoăn, hãy liên hệ trực tiếp đến đơn vị để được giải quyết.
Bài viết hữu ích:
Surrendered bill of Lading là gì? Có quan trọng trong ngành vận tải không?
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế