Xe tải ra đời với mục đích phục vụ nhu cầu chở hàng hóa số lượng lớn. Mọi người có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa nặng một cách an toàn. Ngoài tài xế thì xe tải thường có các phụ xe. Vì vậy, xe tải được chở bao nhiêu người cũng là điều mà nhiều người quan tâm.
Thực tế, có rất nhiều loại xe tải với kích thước, trọng tải khác nhau. Tùy vào kích thước này mà số lượng người được phép chở trên cabin cũng thay đổi. Cùng Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Xe tải được chở bao nhiêu người?
Như chúng ta đã biết, xe tải nói riêng và xe tải chở hàng nói chung, thông thường cabin sẽ được thiết kế với 3 chỗ ngồi khá hiện đại và sang trọng.
Và không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất xe tải lại cho ra đời những mẫu xe có thiết kế 3 chỗ ngồi như vậy. Đó là vì theo quy định của Luật Giao thông đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. Tất cả các xe tải chở hàng tại Việt Nam chỉ được chở tối đa 3 người trong cabin.
Ngoài ra, còn có quy định tài xế không được chở người trên thùng hàng phía sau. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông cần thiết. Như vậy, theo quy định hiện hành, xe tải sẽ được phép chở không quá 3 người ngồi trên cabin. Và không được chở người trên thùng xe.
Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn cũng đã biết được xe tải được chở bao nhiêu người rồi đúng không nào?
Tham khảo ngay: Dịch vụ vận chuyển ô tô Giá rẻ chất lượng
Quy định xử phạt xe tải chở quá số người quy định
Hiện nay, có rất nhiều tài xế của các đơn vị vận chuyển hàng hóa dù đã biết rõ quy định xe tải được chở bao nhiêu người nhưng vẫn cố tình “lách luật” và chở quá số người quy định. Vì vậy, Nhà nước đã đưa ra một số quy định và mức phạt đối với những trường hợp này.
Sự khác biệt về số lượng người được chở trên các loại xe tải
Trên thực tế, có rất nhiều loại xe tải đang hoạt động. Chúng có nhiều kích cỡ và tải trọng khác nhau. Do đó, thiết kế và mục đích sử dụng của xe cũng có sự khác biệt. Tùy thuộc vào kích thước và đặc tính của xe tải mà số người được phép chở trên cabin xe cũng khác nhau.
Ví dụ, xe tải nhỏ, xe tải thùng có giới hạn riêng về số lượng người được chở. Quy định xe tải được chở bao nhiêu người đặt ra để đảm bảo an toàn giao thông và tránh quá tải trên các loại xe.
Giới hạn số lượng người chở trên cabin của xe tải
Cabin của xe tải được thiết kế để chở người lái và có hạn chế về không gian và an toàn. Hiện nay hầu hết các loại xe tải chở hàng đều được thiết kế 3 chỗ ngồi. Tuy nhiên, vẫn có một số mẫu xe được đăng ký 2 chỗ ngồi trong cabin. Khi đó, họ chỉ được phép chở 2 người trong mọi trường hợp hoạt động/di chuyển trên đường.
Khi mua và sử dụng xe tải, bạn cần đặc biệt lưu ý điều này. Đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý để tham gia giao thông đúng luật cũng như tránh bị cảnh sát và các đơn vị quản lý giao thông xử phạt.
Xem thêm: Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa mới nhất
Cách xác định số người được phép chở trên cabin của xe tải
Số người được phép chở trên cabin của xe tải thường được xác định bằng cách quy định của cơ quan quản lý giao thông. Thông thường, quy định này dựa trên sức chứa và khả năng hỗ trợ an toàn của cabin. Người điều khiển xe tải và chủ sở hữu xe phải tuân thủ giới hạn này để đảm bảo an toàn cho tất cả các hành khách và người lái.
Cách đơn giản nhất để xác định xe tải được chở bao nhiêu người là chú ý đến số ghế lắp trên cabin. Thông thường, số chỗ ngồi tương ứng với số người được chở trong cabin. Ngoài ra, thông tin về số người được phép chở trong cabin cũng được ghi rõ trong thông tin đăng ký xe. Tài xế có thể theo dõi để biết chính xác xe tải được chở mấy người.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các trường hợp tài xế xe tải chở quá số người quy định sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng. Tuy nhiên, hành vi chở quá số người trên cabin theo quy định sẽ không bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Có thể bạn quan tâm: Đơn vị vận chuyển hàng hóa Bắc Nam uy tín, an toàn, nhanh chóng
Các vi phạm liên quan đến chở người trên thùng xe tải
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 2 và Điểm a, Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 24, Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (Bao gồm rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ.
Phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Chở người trên thùng xe tải trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi đang chạy”
Như vậy, với lỗi vi phạm này, người điều khiển xe vận chuyển hàng hóa logistic sẽ chịu mức phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng tùy theo mức độ.
Bên cạnh đó, hành vi chở người trên thùng xe tải sẽ phải chịu thêm hình phạt bổ sung như sau:
Căn cứ Điểm a Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 3; Điểm b, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, người lái xe tải khi thực hiện hành vi chở người trên thùng xe trái với quy định. Bên cạnh việc bị phạt tiền thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
Qua những thông tin trên, các bạn đọc đã có câu trả lời cho xe tải được chở bao nhiêu người, quy định về mức xử phạt nếu vi phạm. Từ đây, mọi người cũng nên cân nhắc chỉ nên chở số người cho phép trên cabin xe tải, để tránh gây nguy hiểm cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông. Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ vận chuyển hàng hóa giá rẻ xin vui lòng liên hệ hotline của Trường Nam Logistics để được tư vấn trực tiếp.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế