Trong bối cảnh nền kinh tế đang có xu hướng hội nhập quốc tế này, nhiều hình thức thanh toán đã và đang ngày càng được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là TTR. Vậy TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR như thế nào? Hãy cùng Trường Nam Logistics tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Mục lục
TTR là gì?
Khái niệm TTR là gì không phải ai cũng định nghĩa được. Trong tiếng Anh, TTR là viết tắt của cụm từ Telegraphic Transfer Reimbursement. Khi dịch ra tiếng Việt, nó có nghĩa là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn. TTR được xem là phương thức thanh toán tín dụng có chứng từ hợp pháp.
Khi phương thức thanh toán này được chấp thuận, người làm ở lĩnh vực vận chuyển hàng hóa logistics, xuất nhập khẩu sẽ phải gửi đến các chứng từ cần thiết cho ngân hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ thông báo quyết toán cho họ. Tuy nhiên, điều kiện nhất thiết phải đảm bảo được là chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật.
Các ngân hàng có thể phát hành công văn hoặc gọi điện trực tiếp cho người dùng. Trong vòng 3 ngay khi ngân hàng nhận điện báo, họ sẽ hoàn tiền cho khách hàng.
Các bên liên quan đến phương thức thanh toán TTR
Để hiểu rõ hơn về khái niệm TTR là gì, bạn buộc phải biết các bên liên quan đến hình thức thanh toán này. Chủ thể của quá trình thanh toán TTR thường là các nhà xuất nhập khẩu, các đơn vị vận chuyển hàng hóa.
Vì thế các bên liên quan đến hình thức thanh toán này thường là:
- Người chuyển tiền: Đây là những cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện lệnh chuyển tiền
- Người thụ hưởng: Thường là các cá nhân xuất khẩu hàng hóa, người nằm trong diện được hoàn trả tiền.
- Ngân hàng chuyển tiền: Là ngân hàng đứng ra đại diện cho người nhập khẩu thanh toán theo hình thức TTR.
- Ngân hàng đại lý: Ngân hàng này có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng chuyển tiền.
Xem thêm: Các hình thức vận chuyển ô tô Bắc Nam phổ biến 2023
Những điểm khác và giống nhau giữa TTR và TT
Điểm khác biệt giữa phương thức thanh toán TT và TTR là gì? Đây chắc chắn là một câu hỏi mà nhiều người đặt ra vì dễ nhầm lẫn giữa TTR và TT đúng không?
Xét về điểm chung, TTR và TT đều là 2 hình thức thanh toán dùng điện trả tiền. Điểm khác biệt của 2 hình thức thanh toán này là:
Thanh toán TT | Thanh toán TTR |
– Đây được xem là hình thức thanh toán quốc tế chuyển tiền độc lập. Với hình thức thanh toán này, các bạn sẽ thấy nó không có bất cứ mối liên kết nào với các phương thức thanh toán khác.
– Người mua thường sẽ phải ra ngân hàng để thực hiện các lệnh chuyển tiền cho bên bán. 2 hình thức thường được họ vận dụng đó là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả ngay. |
– Thanh toán TTR là hình thức thanh toán nằm trong phạm vi thanh toán L/C
– Trong điều kiện L/C cho phép thì TTR ở phía bên xuất nhập khẩu sẽ phải cung cấp đầy đủ các chứng từ hợp với quy định pháp luật. Các chứng từ này thường được ngân hàng thông báo và yêu cầu. Sau khi hoàn tất chứng từ, ngân hàng sẽ quyết toán cho khách hàng. – Trường hợp L/C không cho phép thanh toán TTR thì người xuất khẩu cần phải đợi các chứng từ liên quan được gửi đến ngân hàng phát hành. Sau khi ngân hàng đã xác minh thì họ sẽ cần thêm 1 tuần nữa để kiểm tra chính xác tình trạng có được thanh toán hay không? |
Ưu và nhược điểm của thanh toán TTR
Thanh toán TTR cũng giống như nhiều phương thức thanh toán khác, đều tồn tại các điểm ưu và nhược khác nhau. Vậy điểm ưu, nhược của thanh toán TTR là gì?
Dựa theo chia sẻ của nhiều đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa thì:
Ưu điểm của phương thức thanh toán TTR
- Thanh toán TTR nhanh chóng, thuận tiện, được thực hiện trong chốc lát
- Chỉ cần bên nhập khẩu gửi lệnh thanh toán thì lệnh chuyển tiền có thể hoàn thành ngay sau đó.
- Thanh toán bằng TTR có chi phí thấp hơn so với một vài hình thức chuyển tiền khác
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam – Chành xe Bắc Nam tại Hà Nội, HCM
Nhược điểm phương thức thanh toán TTR
Nhược điểm của thanh toán TTR là gì? Hiện tại, người ta phát hiện ra rằng, việc thanh toán bằng TTR nếu có sai sót sẽ rất khó chỉnh sửa. Vậy nên, khi thanh toán, tất cả mọi người đều phải cẩn trọng từng chút một.
Quy trình và những lưu ý khi thanh toán TTR
Quy trình thanh toán TTR diễn ra như sau:
Bước 1: Người bán chuẩn bị các chứng từ liên quan và chuyển tới người mua hàng. Sau đó, bên mua sẽ kiểm tra, rà soát lại các giấy tờ để đảm bảo rằng chúng có độ chính xác cao. Nếu không đúng thì sẽ phải tiến hành sắp xếp và làm lại chứng từ.
Bước 2: Nhà nhập khẩu nhận hàng theo đúng dự kiến. Sau khi đã nhận đủ, bên mua sẽ làm thủ tục thanh toán TTR ở ngân hàng. Ngân hàng sẽ xác nhận yêu cầu của khách và làm thủ tục đặt lệnh để thanh toán cho người mua.
Bước 3: Phía ngân hàng sẽ xác nhận lại lệnh chuyển tiền và tiến hành thanh toán cho người bán một lần cuối.
Điểm cần lưu ý khi thanh toán TTR là gì? Ngoài quy trình thì đây cũng là điều bạn cần nắm được.
- Thứ nhất, các chứng từ liên quan đến mua bán, thanh toán phải chuẩn chỉnh. Điện chuyển tiền phải có dấu mộc của ngân hàng và bộ chứng từ gốc.
- Thứ 2, khi thanh toán TTR trả sau, bên nhập khẩu sẽ chỉ cần thanh toán khi nhận đủ hàng, tờ khai hải quan
- Thứ 3, nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm đưa bộ chứng từ gốc sao y và kèm lệnh chuyển tiền cho ngân hàng để họ thanh toán.
- Thứ 4, nhà nhập khẩu phải đảm bảo rằng, số tiền trong tài khoản đủ để thanh toán các hóa đơn thương mại
- Thứ 5, khi hoàn tất thủ tục thanh toán TTR thì cần giữ lại lệnh chuyển tiền, điện chuyển tiền.
Lời Kết
Phải công nhận rằng thanh toán TTR mang đến rất nhiều ích lợi cho doanh nghiệp. Thế nhưng, bạn làm trong ngạch xuất nhập khẩu nhất thiết phải hiểu rõ TTR là gì? Có như vậy mới áp dụng tốt và đạt hiệu quả thanh toán cao nhất! Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với quý bạn đọc!
Xem thêm: Cước vận chuyển hàng hóa chi tiết theo từng loại
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
Khu phi thuế quan là gì? Định nghĩa chi tiết và ví dụ thực tế
Khu phi thuế quan là gì? Thuật ngữ khu phi thuế quan thường được dùng
Xe container đầu kéo: Giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả
Xe container đầu kéo có lẽ là hình ảnh mà rất nhiều người bắt gặp
LSS là phí gì? Giải thích chi tiết về phụ phí giảm thải lưu huỳnh
LSS là phí gì? Trong tiếng Anh, phí LSS được định nghĩa bằng cụm từ