Ngoài cước phí thì khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa người gửi có phải trả thêm khoản phí nào khác không? Vậy phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa là gì? Người gửi hàng có phải chi trả khoản phí này không?
Trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa của đại đa số các công ty có kèm theo chính sách bảo hiểm hàng. Do đó, bạn không thể không quan tâm tới vấn đề này. Nội dung bài viết này là dành cho bạn.
Mục lục
- 1 Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là gì?
- 2 Tại sao cần mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa?
- 3 Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
- 3.1 Phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa – bảo hiểm Bảo Việt
- 3.2 Phí bảo hiểm hàng hóa- Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
- 3.3 Phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa- Bảo hiểm PJICO
- 3.4 Phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ- Bảo hiểm dầu khí PVI
- 3.5 Ví dụ cách tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
- 4 Một số lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là gì?
Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là cam kết bồi thường tài chính cho những rủi ro của hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến khi giao nhận. Trong đó, người nhận bảo hiểm sẽ phải đóng một khoản chi phí theo quy định. Và bên bảo hiểm có trách nhiệm chi trả phí nếu có rủi ro xảy ra. Các điều khoản được quy định chi tiết trong hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hóa.
Xem thêm: 3+ mẫu hợp đồng thuê xe vận chuyển hàng hóa dùng nhiều nhất
Tại sao cần mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa?
Phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa do cá nhân/đơn vị gửi hàng chi trả cho công ty vận tải. Công ty vận tải chịu trách nhiệm đền bù, hoàn tất phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho khách hàng khi hàng hóa bị hỏng.
Có công ty vận tải tính phí bảo hiểm gộp chung trong cước phí vận chuyển. Một số công ty khác lại không. Nên hay không nên mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa căn cứ vào giá trị của lô hàng và nhu cầu của từng khách hàng. Song với lô hàng có giá trị lớn thì người gửi nên mua bảo hiểm hàng hóa kèm theo.
Lợi ích của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa là:
- Phòng tránh rủi ro và giảm thiểu tối đa tổn thất, thiệt hại hàng hóa. Công ty vận tải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp đảm bảo an toàn hàng hóa tốt nhất cho khách hàng
- Được đền bù phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa tương ứng với mức độ thiệt hại hàng hóa theo đúng các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm ký kết
Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Bảo hiểm hàng hóa không thể ngăn chặn được rủi ro khách quan (thời tiết, dịch bệnh, tai nạn,…). Song bảo hiểm là giải pháp tốt nhất giảm tối đa rủi ro và thiệt hại hàng hóa. Mỗi công ty bảo hiểm, công ty vận chuyển hàng hóa có công thức tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa riêng.
Chi phí được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. Dưới đây mức tính phí của một số công ty bảo hiểm tại Việt Nam:
Phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa – bảo hiểm Bảo Việt
Công thức tính:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí bảo hiểm (%) x số tiền bảo hiểm
- Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa phụ thuộc vào từng loại mặt hàng, đóng gói, phương tiện vận tải và lộ trình di chuyển
Phí bảo hiểm hàng hóa- Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện áp dụng cách tính mức phí bảo hiểm như sau:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí (%) x số tiền bảo hiểm + 10%VAT
- Trong đó, tỷ lệ phí hiện đang áp dụng 0,04% (đường sắt); 0,06% (đường bộ); 0,08% (đường thủy) và 0,10% (đa phương thức)
Phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa- Bảo hiểm PJICO
Bảo hiểm PJICO có cách tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa tương tự như Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. Tuy nhiên, tỷ lệ phí cao hơn.
- Đường sắt: 0,06%
- Đường sông: 0,10%
- Đường biển: 0,12%
- Đường bộ: 0,08%
Ngoài ra, còn cộng thêm:
- Rủi ro bốc xếp dỡ: 0,020 %
- Rủi ro ướt, mất cắp hàng: 0,050 %
- Phụ phí lái tàu 16 tuổi- 30 tuổi và trên 30 tuổi
Phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ- Bảo hiểm dầu khí PVI
Về cơ bản Bảo hiểm dầu khí PVI tính mức phí gói bảo hiểm hàng hóa giống đơn vị Bảo hiểm Bảo Việt. Công thức và tỷ lệ phí bảo hiểm tương tự nhau.
Ví dụ cách tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Bạn có thể hiểu rõ hơn về bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa sau khi tham khảo thêm thông tin từ ví dụ sau:
Công ty A đăng ký mua bảo hiểm hàng hóa của Bảo hiểm Bưu điện cho lô hàng mỹ phẩm trị giá 100.000USD. Hàng được vận chuyển bằng xe tải từ Hà Nội đi Đà Nẵng. Vậy phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển công ty A trả là bao nhiêu?
Phí bảo hiểm = 100.000 x 0,06% + 10%VAT = 66USD
Như vậy công ty A chi trả khoản phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa là 66USD.
Tìm hiểu: Cách tính thuế suất thuế gtgt vận chuyển hàng hóa nhanh
Một số lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Cá nhân/đơn vị cung cấp hàng hóa lưu ý một số vấn đề trước kh mua bảo hiểm. Mục đích nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cũng như áp dụng các biện pháp an toàn hàng hóa hiệu quả.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hàng hóa (loại mặt hàng, khối lượng, số lượng và giá trị hàng hóa,…)
- Nghiên cứu kỹ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trước khi ký nhận đồng ý
- Thường xuyên theo dõi quản lý lô hàng và kiểm tra lại hàng hóa cẩn thận khi nhận được
- Chọn công ty vận chuyển hàng hóa uy tín
Bạn có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa của Trường Nam Logistics để yên tâm về an toàn hàng hóa và giá cước. Công ty vận chuyển hàng Trường Nam Logistics có 25 năm kinh nghiệm, mạng lưới hoạt động từ Bắc tới Nam và đầy đủ các loại xe tải hiện đại. Trường Nam Logistics chắc chắn phục vụ khách hàng tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế