Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ cập kiến thức về NVOCC là gì? NVOCC quan trọng thế nào với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá. Nếu bạn chưa nắm bắt kịp hoặc đã quên, hãy cùng Trường Nam Logistics ôn lại nhé!
Mục lục
NVOCC là gì?
Trong tiếng Anh, NVOCC được viết đầy đủ là Non – Vessel Operating Common Carrier. Nghĩa của cụm từ này là Hãng vận chuyển không chung sở hữu tàu. Hiểu đơn giản thì NVOCC là đơn vị kinh doanh vận tải biển nhưng không sở hữu bất cứ một con tàu nào. Thay vì thế, NVOCC sẽ mua hoặc thuê dịch vụ vận chuyển hàng hoá từ chủ các hãng tàu và phục vụ lại khách hàng của mình.
Mặc dù NVOCC không sở hữu tàu nhưng họ lại thực hiện những vai trò và trách nhiệm hệt như một hãng tàu. Những người làm trong ngành vận tải vẫn luôn nói về NVOCC là một trung gian vận tải.
NVOCC không bị kiểm soát hoặc quản lý bởi hãng tàu hay các quốc gia mà họ di chuyển tới. Thế nhưng, NVOCC cần phải đăng ký giấy phép tại các quốc gia mà họ muốn hoạt động trong tương lai.
Tính đến thời điểm này, trên thế giới NVOCC vô cùng nhiều. Các NVOCC điển hình có thể kể đến là:
- Expeditors International of Washington
- Orient Express Container
- Hecny Shipping
- Topocean Consolidation Service
Vai trò quan trọng của NVOCC trong ngành vận tải biển
Trong ngành vận tải biển, vai trò của NVOCC là gì? Đây hẳn là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về đơn vị trung gian vận tải. Có thể khẳng định rằng, NVOCC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành này. Cụ thể:
- NVOCC cung cấp các dịch vụ vận tải biển cho khách hàng. Trong dịch vụ đó bao gồm đóng gói, lắp đặt, vận chuyển, bảo quản cũng như giải quyết những vấn đề hải quan
- Thực hiện điều phối và quản lý tất cả các việc liên quan đến vận chuyển hàng hoá từ nguồn đến điểm đích. Các việc như đặt chỗ hay cập nhật lịch trình, quản lý hàng hoá NVOCC cần thực hiện tất cả
- Chịu trách nhiệm thuê hoặc mua dịch vụ vận chuyển từ những hãng tàu phù hợp
- Tư vấn và liên tục hỗ trợ các khách hàng trong quá trình lựa chọn địa điểm vận chuyển phù hợp
- Đảm bảo rằng, việc vận chuyển hàng hoá được thực hiện một cách hiệu quả, an toan và đúng thời gian quy định
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến vận tải như quản lý tài liệu, xử lý các vụ tranh chấp, rủi ro trong suốt quá trình vận chuyển
- Giữ vai trò như một đối tác lớn đối với các hãng tàu. NVOCC sẽ chịu trách nhiệm trao đổi và làm việc chặt chẽ với chủ các hãng tàu để đảm bảo rằng dịch vụ vận tải luôn diễn ra một cách thuận lợi
Hạn chế của NVOCC
Bên cạnh các ưu điểm lớn thì NVOCC cũng tồn tại khá nhiều điểm hạn chế. Điều này cũng không thể tránh khỏi, dù vận chuyển xe ô tô, máy bay hay bất cứ hình thức nào đều có các điểm nhược.
Vậy những điểm hạn chế của NVOCC là gì? Đó là:
- Có tính phụ thuộc nhiều vào hãng tàu. NVOCC sẽ chẳng thể tự do cung cấp dịch vụ. Các đơn vị đều phải phụ thuộc vào dịch vụ từ hãng tàu. Hơn nữa, NVOCC sẽ không có quyền kiểm soát về lịch trình và giá cả. Vây nên, đôi khi, các đơn vị phải đối mặt với những rủi ro về thay đổi lịch trình và giá cả dịch vụ.
- Chi phí đầu tư ban đầu của các đơn vị NVOCC vô cùng lớn. Mặc dù không nhất thiết phải mua tàu nhưng các đơn vị luôn phải đầu tư số vốn lớn để xây dựng một hệ thống quản lý, tạo dựng mối quan hệ và thương hiệu.
- Có sự cạnh tranh khốc liệt bởi có rất nhiều công ty thành lập và cung cấp dịch vụ vận tải. Điều này làm giảm tối đa lợi nhuận của một NVOCC.
- Phụ thuộc vào sự thay đổi kinh tế toàn cầu. Điều này có nghĩa là nếu kinh tế toàn cầu suy thoái thì doanh thu của NVOCC sẽ giảm mạnh.
Bạn muốn sử dụng dịch vụ vận tải nhưng không biết giá của dịch vụ? Đọc ngay bài “Giá vận tải đường bộ 2024 đã có những thay đổi nào?”
Sự khác biệt giữa Freight Forwarder và NVOCC
Khi hiểu NVOCC là gì thì nhiều người cũng đặt thắc mắc rằng nó có giống với Freight Forwarder không? Trên thực tế, cả NVOCC và Freight Forwarder đều là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Tuy nhiên, 2 khái niệm này cũng có những điểm không giống nhau như sau:
- Một NVOCC thường chỉ thực hiện các dịch vụ vận tải biển. Trong khi đó Freight Forwarder lại thực hiện nhiều hơn thế. Nó cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải đường biển, đường bộ và cả đường hàng không.
- NVOCC có thể sở hữu hoặc thuê container cho những hoạt động vận chuyển hàng hoá. Freight Forwarder lại không thể làm điều này.
- Freight Forwarder có thể chủ động đặt chỗ với các hãng tàu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhưng, các đơn vị này lại không thể đặt chỗ để đi Bắc Mỹ. Thay vào đó, họ cần phải đặt chỗ thông qua NVOCC. Lúc này, Freight Forwarder sẽ có quan hệ khách hàng – đối tác với NVOCC.
- NVOCC có đủ khả năng để ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với các hãng tàu. Đồng thời, NVOCC cũng có thể biến Freight Forwarder trở thành khách hàng của công ty. Độ uy tín, giá thành và trách nhiệm của các đơn vị NVOCC bao giờ cũng tốt hơn so với Freight Forwarder.
- NVOCC được xem là một hãng tàu ảo. Bởi trách nhiệm và dịch vụ của nó hệt như một hãng tàu.
Thị trường NVOCC tại Việt Nam
Khi tìm hiểu NVOCC là gì hẳn rằng bạn cũng quan tâm không biết ở Việt Nam các đơn vị NVOCC thế nào. Ở nước ta, hiện tại có 5 NVOCC uy tín và được nhiều khách hàng tin cậy nhất là:
- Mison Trans: Có 10 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Công ty thực hiện các dịch vụ khai thuế, làm thủ tục hải quan, vận tải hàng hoá uy tín, giá tốt. Mison Trần có nhận hỗ trợ ship hàng từ Đài Loan, Trung Quốc về Việt Nam.
- PALM Logistics Co: Dựa theo con số thống kê của các chuyên gia trong ngành thì có hàng trăm đối tác trên thế giới hiện đang rất hài lòng với dịch vụ ở PALM Logistics. Hoạt động XNK ở đơn vị trơn tru với các điều khoản và dịch vụ tốt
- Kho vận Danko: Đơn vị đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và được hàng nghìn khách hàng khen ngợi về độ uy tín. Chi nhánh của Danko đặt tại Hồ Chí Minh và Hải Phòng
Công ty vận chuyển Bắc Nam – Trường Nam Logistics mong rằng những giải đáp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về NVOCC là gì. Hiện tại, đơn vị đang triển khai nhiều dịch vụ vận chuyển Bắc – Nam, xuất nhập khẩu hàng hoá ra nước ngoài với giá tốt. Liên hệ tới hotline của chúng tôi để biết chi tiết nhé!
Có thể bạn chưa biết:
DAP là gì? DAP thường được dùng lúc nào?
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
Pre carriage là gì? Phân biệt Pre – Carriage, Carriage và On-carriage chi tiết
99% những người mới tập tành học hỏi ngành vận chuyển hàng hóa quốc tế
Tìm hiểu về Genset là gì: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
Trên các phương tiện truyền thông, thuật ngữ Genset là gì được lý giải rất
Certificate of Conformity là gì? Giải đáp mọi thắc mắc
Certificate of conformity là gì? Chắc hẳn nhiều người làm việc trong ngành vận chuyển