Nhập khẩu da bò cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Cần đóng tiền thuế như thế nào? Đây liệu có phải là những câu hỏi mà bạn không ngừng đặt ra khi tìm hiểu về việc nhập khẩu da bò? Hãy cùng Trường Nam Logistics đi tìm đáp án cho những thắc mắc này ở bài viết nhé!
Mục lục
Da bò thuộc có được nhập khẩu về Việt Nam không?
Tất cả những hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam sẽ là hàng không nằm trong danh mục cấm theo quy định của pháp luật hiện hành. Da bò được xem loại hàng hóa không thuộc danh mục cấm. Vì thế, mặt hàng này được phép nhập khẩu về Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu da bò về nước.
Thông tin cần biết về nhập khẩu da bò thuộc
Da bò nằm trong danh mục hàng hóa có mã là HS 41079900. Dựa theo quy định của Pháp Luật, tất cả các thông tin liên quan đến quy định và thuế nhập khẩu đều dựa theo mã này. Mới đây nhất, các cơ quan chức năng đã ra quy định rằng, việc nhập khẩu da bò sẽ được hưởng thuế ưu đãi là 10%. Thuế VAT trong trường hợp nhập khẩu này là 8%.
Xem thêm: Các quy định về vận chuyển hàng hóa Bắc Nam mà bạn cần biết
Những lưu ý khi nhập khẩu da bò
Nếu bạn đang có chủ đích nhập khẩu da bò cho mục đích kinh doanh, hãy chú ý những điều sau:
Đầu tiên, bạn cần xác định rõ loại da bò nhập khẩu thuộc loại hàng nào. Bởi lẽ, trong thị trường tiêu dùng, không phải loại hàng nào cũng sẽ được nhập khẩu vào nước ta.
Thứ hai, bạn cần phải ký hợp đồng ngoại thương. Đây là hợp đồng ghi rõ giao dịch mua bán 2 bên. Nó sẽ là yếu tố cần thiết để bạn chứng thực và gửi cho cơ quan hải quan. Các thông tin nhất thiết phải có trên hợp đồng ngoại thương là tên hàng hóa, số lượng, quy cách và giá cả.
Thứ ba, sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng các bạn cần đưa tờ khai lên Hải Quan. Sau đó, lấy lệnh giao hàng nhập khẩu da bò được phát hành bởi các hãng tàu, công ty vận chuyển hàng hóa.
Điều thứ tư là bạn cần phải làm đúng các thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng về kho khi hoàn tất quá trình khai báo, nộp thuế hải quan. Đừng quên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và thuê nhà chứa để tích lượng da bò mới được nhập khẩu nhé!
Hướng dẫn các thủ tục khi nhập khẩu da bò thuộc
Về cơ bản, thủ tục nhập khẩu da bò tương tự như các loại mặt hàng thông thường. Cụ thể các giấy tờ, thuế, nhãn mác bạn cần làm là:
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu da bò thuộc
Khi nhập khẩu da bò, các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
- Tờ khai báo hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Bill of Lading
- Các chứng từ chứng nhận xuất xứ C/O
- Packing list
Những giấy tờ này khá dễ để chuẩn bị. Trong trường hợp bạn không quá rành hãy nhờ đến sự tư vấn của các đơn vị vận chuyển hàng hóa. Những đơn vị này sẽ tư vấn chi tiết và giúp bạn chuẩn bị tốt nhất các giấy tờ cần thiết nhé!
Các loại Form thuế nhập khẩu đặc biệt được áp dụng
Giống như chúng tôi đã đề cập ban đầu, nhập khẩu da bò nằm trong nhóm được hưởng thuế ưu đãi. Các mức ưu đãi thuế sẽ được áp dụng lần lượt theo các form sau:
- Thuế nhập khẩu đặc biệt ACFTA – Form E
- Thuế ưu đãi ATIGA – Form D
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA – AJCEP Form AJ
- Thuế nhập khẩu ưu đãi Việt – Nhật
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hàn Quốc Form AK
- Thuế nhập khẩu ưu đãi AANZFTA Form AANZ
- Thuế nhập khẩu đặc biệt của Việt – Cuba
- Thuế nhập khẩu đặc biệt Form VK
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Form EUR1
- Thuế nhập khẩu ưu đãi Asean Hong Kong, Trung Quốc theo Form AHK
Cập nhật: Bảng giá vận chuyển hàng hóa Logistic Bắc – Nam mới nhất
Yêu cầu nhãn mác hàng hóa cho da bò thuộc nhập khẩu
Mặc dù nói, da bò là mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Nhưng, các bạn phải đảm bảo rằng, nhập khẩu da bò đáp ứng đúng các quy định về nhãn mác hiện hành. Dựa theo quy định của pháp luật hiện hành, nhãn mác cho da bò thuộc khi nhập khẩu nhất thiết phải có đầy đủ những nội dung như:
- Tên hàng hóa
- Nguồn gốc xuất xứ của da bò
- Tên và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sẽ chịu trách nhiệm khi nhập khẩu bò
- Nội dung về tính chất, số lượng của da bò khi nhập khẩu
Trên đây là chi tiết thông tin về nhập khẩu da bò. Có thể nói rằng, mặt hàng này thông quan rất dễ. Số lượng giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị cũng khá ít lại được hưởng thêm thuế ưu đãi nhập khẩu. Vậy nên, nếu triển khai kinh doanh mặt hàng này chắc chắn sẽ thu lời lớn. Điều quan trọng nhất là các bạn chuẩn bị đúng giấy tờ và làm đủ thủ tục nhập khẩu là xong!
Xem thêm:
Cước vận chuyển hàng hóa Bắc Nam có đắt không?
Vận chuyển ô tô Bắc Nam| Top 10 đơn vị vận chuyển Uy Tín – Giá Tốt
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả