MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả những điều này sẽ được Trường Nam Logistics lý giải chi tiết ở bài viết dưới đây, mời bạn đọc ngay!

Kinh doanh hoá chất bạn bắt buộc phải hiểu MSDS là gì
Kinh doanh hoá chất bạn bắt buộc phải hiểu MSDS là gì

MSDS là gì?

Khi tìm hiểu MSDS là gì, các chuyên gia phát hiện trong tiếng Anh, MSDS được viết đầy đủ là Material Safety Data Sheet. Dịch ra tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất. MSDS được xem là văn bản chứa tất cả những thông tin của các hoá chất. Nó được sử dụng cho mục đích chính là giúp người xem, người làm việc nắm bắt tốt các thông tin về hoá chất, đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả nhất.

MSDS - Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất
MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất

MSDS thường xuất hiện trên các mặt hàng có khả năng gây nguy hại cho môi trường, con người trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ. Biết cách đọc MSDS sẽ giúp cho bạn tránh được những rủi ro và biết cách xử lý nếu có vấn đề phát sinh. 

Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá nguy hiểm nhất thiết phải biết cách đọc MSDS là gì. Có như vậy, các bạn mới xem xét và xử lý tốt các vấn đề liên quan đến an toàn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh.

Trong bảng MSDS sẽ bao gồm những mục nào?

Bên cạnh khái niệm MSDS là gì thì bạn cũng cần nằm lòng về những mục trong bảng chỉ dẫn. Dựa theo chia sẻ của các chuyên gia trong ngành, một bảng MSDS đầy đủ thường gồm có các mục sau đây:

  • Tên thành phần hoá chất: Bao gồm đầy đủ tên, cấu tạo hoá chất. Có chỉ số CAS cụ thể để người xem có thể xác minh được chính xác thành phần hoá học đó là gì.
  • Người lập bảng an toàn: Gồm các thông tin như tên, số điện thoại, địa chỉ, ngày lập MSDS
  • Thông tin về sản phẩm hàng hoá: Gồm các giấy tờ chứng từ nêu rõ thông tin sản phẩm, thành phần cấu tạo, khối lượng phân tử cùng công thức hoá học của sản phẩm. Mỗi một thông tin đều được ghi rõ và chính xác đến từng mục.
  • Tính lý tính: Sản phẩm được nêu rõ tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khí. Hình dạng bên ngoài sản hàng hoá thế nào? Khối lượng riêng bao nhiêu? Độ bay hơi của sản phẩm ra sao…
  • Khả năng cháy: Gồm các thông tin liên quan đến nhiệt độ, điều kiện cháy nổ cùng với cách xử lý khi sự cố xuất hiện.
  • Phản ứng sản phẩm: Thể hiện rõ các thông tin về những phản ứng của hoá chất với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Đồng thời, ở mục này MSDS cũng sẽ chỉ rõ về các yêu cầu bảo quản, đóng gói sản phẩm.
  • Độc tính: Bảng MSDS nêu rõ Mức độ nguy hại của hoá chất khi tiếp xúc thế nào? Cách xử lý khi lỡ tiếp xúc ra sao?
Các ký hiệu có trên bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất
Các ký hiệu có trên bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất

Hướng dẫn cách tra cứu MSDS của các sản phẩm

Cách tra cứu MSDS là gì? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người đặt ra khi muốn tìm hiểu rõ hơn về những thông tin mã số, tính chất, độc tính cũng như công thức hoá học của hoá chất. Trên thực tế, cách tra cứu bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất không quá khó. Các bước bạn cần thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Truy cập trực tiếp vào link http://www.sciencelab.com/msdsList.php

Bước 2: Khi trang website mở ra, các bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + F. Tại ô tìm kiếm, hãy nhập tên hoá chất mà bạn muốn tìm hiểu.

Nhập tên vào ô rồi nhấn Search
Nhập tên vào ô rồi nhấn Search

Bước 3: Nhấn tìm kiếm và dowload các thông tin trên trang về. Hãy chú ý rằng, bạn cần đổi đuôi tài liệu thành pdf để dễ đọc nhất nhé!

Mục đích của MSDS là gì? Khi nào cần dùng

Bảng MSDS được ban hành để phục vụ nhiều mục đích khác nhau của người dùng, cơ quan chức năng và những doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá. Cụ thể về mục đích dùng của MSDS là gì như sau:

  • Thông qua bảng chỉ dẫn an toàn, người dùng sẽ biết được các giải pháp, phương thức vận chuyển tốt nhất. Để từ đó, đảm bảo cao sự an toàn của mọi người, hàng hoá trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. 
  • Bảng MSDS cung cấp tất cả những cảnh bảo về những mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, vận chuyển hoá chất. Cảnh báo rằng nếu bạn không tuân thủ các khuyến nghị chắc chắn sẽ phải đối diện với những điều nguy hiểm khôn lường.
  • Cung cấp tất cả thông tin cần thiết để người dùng sử dụng hoá chất một cách hiệu quả và an toàn tối đa
  • MSDS giúp cho những tổ chức sử dụng, nghiên cứu hoá chất thành công xây dựng được môi trường làm việc an toàn. Đồng thời, họ cũng phát minh ra nhiều thiết bị bảo vệ và chương trình đào tạo an toàn hiệu quả.
MSDS đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hoá
MSDS đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hoá

Bạn có thắc mắc “Cic là phí gì?” hãy đọc ngay bài viết “Cic là phí gì? Cần biết những thông tin nào liên quan đến phí CIC”

Ai là người làm MSDS và phân chia trách nhiệm như thế nào? 

Bên cạnh khái niệm cũng như mục đích dùng MSDS là gì thì bạn cũng cần nắm bắt được thông tin ai là người chịu trách nhiệm làm bảng chỉ dẫn này. Thông thường, MSDS được cung cấp bởi người bán, nhà cung cấp sản phẩm. Đó có thể là một công ty sản xuất, nhà phân phối hoặc cá nhân.

Không phải ai cũng được làm MSDS
Không phải ai cũng được làm MSDS

Trách nhiệm của người làm MSDS như sau:

Đối với các nhà cung cấp

MSDS được cung cấp ra ngoài buộc phải có dấu công ty sản xuất hoặc công ty đang phân phối sản phẩm. Giấy phải xác thực các thông tin là chính xác, không sai sót hoặc có dấu hiệu giả mạo. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp cần:

  • Đảm bảo MSDS được thực hiện đầy đủ trên từng sản phẩm 
  • MSDS không quá 3 năm trước ngày bán hoặc nhập khẩu. Trên bảng chỉ dẫn này bắtt buộc phải được sử dụng 2 ngôn ngữ để diễn đạtr
  • Cung cấp bản sao MSDS cho người mua sản phẩm
  • Đề cập mọi thông tin cho các bác sĩ khi được yêu cầu cho mục đích chẩn đoán hoặc điều trị y tế

Các tổ chức sử dụng phải có trách nhiệm:

  • Đảm bảo MSDS được lấy từ nhà cung cấp sản phẩm
  • Xác định rõ bảng MSDS được cập nhật trong vòng 3 năm trở lại (tính tại thời điểm nhập hàng)
  • Đảm bảo rằng các bảng MSDS đều có bản sao đặt tại nơi làm việc
  • Luôn chủ động cập nhật các thông tin được đề cập trên bảng MSDS
  • Phổ biến kiến thức và chắc chắc rằng nhân viên làm việc với sản phẩm hiểu rõ nội dung bảng chỉ dẫn an toàn

Quy ước chung về MSDS của các nước trên thế giới 

Bạn có biết nội dung quy ước chung của các nước trên thế giới về MSDS là gì? Dựa trên nghiên cứu của nhiều đơn vị vận chuyển xe ô tô thì MSDS được quy ước chung như sau:

  • Nhật Bản tuân theo NOHSC_2011
  • Tiêu chuẩn MSDS của Trung Quốc là GB16483-2000, GB T1683 – 2008
  • SDS Nhật Bản tuân thủ tiêu chuẩn 27.250
  • Malaysia đòi hỏi SDS phải có song ngữ tiếng Malay và tiếng Anh
  • Singapore sử dụng tiêu chuẩn SS 586 – 3 2008
Quy ước SDS trên thế giới đã được công bố rõ ràng
Quy ước SDS trên thế giới đã được công bố rõ ràng

Hướng dẫn chi tiết cách làm bảng an toàn hoá chất

Không phải ai cũng có quyền làm bảng an toàn hoá chất. Những người nên học tập và làm bảng này chỉ nên là doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoá chất. Cách làm như sau:

Đầu tiên, các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ bảng dữ liệu an toàn về hoá chất. Hãy chắc chắn rằng chúng được viết bằng tiếng Anh và có đầy đủ nội dung bẳt buộc của một bảng MSDS. Sau đó, liệt kê theo mục như sau:

Mục 1: Nhận dạng vật liệu

Mục 2: Nhận dạng các mối nguy hiểm

Mục 3: Thành phần và những thông tin liên quan đến thành phần

Mục 4: Các biện pháp sơ cứu

Mục 5: Biện pháp chữa cháy

Mục 6: Biện pháp giải phóng tình cờ

Mục 7: Cách xử lý và lưu trữ….

Các bước làm bảng chỉ dẫn đều cần sự tỉ mỉ
Các bước làm bảng chỉ dẫn đều cần sự tỉ mỉ

Chuyển đổi MSDS thành SDS

Việc chuyển đổi MSDS thành SDS thường áp dụng trong trường hợp bạn muốn truyền đạt tốt hơn những thông tin từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng khi sử dụng hoá chất. Cách thức chuyển đổi nhìn chung khá đơn giản. Bạn có thể áp dụng hai lựa chọn dưới đây:

  • Nếu như bạn đã đưa MSDS với nhiều định dạng khác nhau thì chỉ cần sắp xếp chúng lại đúng trật tự. Tiêu đề của nó đã bao gồm những quy định sẵn của SDS
  • Trong trường hợp bạn mới chuẩn bị MSDS hãy tuân thủ cách thức và quy định áp dụng SDS chung để chuyển đổi.
Quá trình chuyển MSDS sang SDS không quá khó
Quá trình chuyển MSDS sang SDS không quá khó

Trên đây là toàn bộ thông tin lý giải khái niệm MSDS là gì? Công ty vận chuyển Bắc Nam – Trường Nam Logistics mong rằng sẽ hữu ích với quý bạn đọc.

Bài viết hữu ích:

Giá vận tải đường bộ năm 2024 đã thay đổi thế nào?

Bài viết liên quan

NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ

CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày

FCL là gì? Giải thích đơn giản về hàng nguyên container

Thuật ngữ FCL được dùng rất nhiều trong ngành vận tải, Logistics. Tuy nhiên, không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay