Milk Run là gì? Giảm thiểu thất thoát thời gian và tài nguyên

Giải pháp Milk Run không chỉ giúp doanh nghiệp “sinh tồn” mà nó còn là cơ hội để các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí CO2. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng hiểu rõ Milk Run là gì và lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Vì vậy, bài viết hôm nay của Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics sẽ giải đáp những thắc mắc để bất cứ ai khi tìm đọc đều có thể dễ dàng hình dung về cách thức hoạt động của nó.

Milk Run là gì?

Mạng lưới vận tải đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả của họ. Để đảm bảo hiệu suất cao, các doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp vận tải phù hợp nhằm cung cấp trải nghiệm cho khách hàng với chi phí thấp nhất. Một trong những phương pháp quan trọng trong lĩnh vực Logistics chính là “Milk run”.

Vậy Milk Run là gì? Thuật ngữ này chỉ một hình thức vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu sản xuất từ nhà cung cấp đến khách hàng. Không giống như các phương thức vận tải truyền thống, hằng ngày, các xe tải của nhà cung ứng sẽ tuân theo một lịch trình cụ thể, đi qua nhiều nhà cung cấp và dây chuyền sản xuất. Quá trình này tuân theo thời gian xuất phát và kết thúc cố định. Toàn bộ chuỗi cung ứng diễn ra một cách liên tục, phối hợp nhịp nhàng ngay cả khi có biến động về nhu cầu của khách hàng.

Milk Run là gì?
Milk Run là gì?

Phương pháp Milk Run này lấy cảm hứng từ phương thức “giao sữa” truyền thống, trong đó người chịu trách nhiệm “giao sữa” sẽ dừng lại tại từng điểm giao (như từng hộ gia đình) để giao sữa cho người đặt hàng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Milk Run chỉ phù hợp cho các sản phẩm hàng loạt, có tính đồng nhất và thuộc cùng một danh mục sản phẩm. Điều này giúp cân bằng tồn kho nguyên liệu từ nhà cung cấp hiệu quả. Trong trường hợp sản xuất các mặt hàng đa dạng, có yêu cầu gia công riêng biệt hoặc thời gian gia công khác nhau thì Milk run có thể không phù hợp.

Cách hoạt động của hệ thống Milk Run

Cách hoạt động của hệ thống Milk Run
Cách hoạt động của hệ thống Milk Run là gì?

Sau khi nắm được Milk Run là gì thì việc tìm hiểu cách thức hoạt động là thực sự cần thiết. Dưới đây là cách hoạt động cơ bản của hệ thống Milk Run:

  • Xác định lộ trình cụ thể, bao gồm các điểm lấy hàng từ nhà cung cấp, các điểm giao hàng đến dây chuyền sản xuất. Lộ trình sẽ được thiết kế sao cho tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu suất.
  • Xác định thời gian khởi hành và kết thúc của chuyến đi trong lộ trình. Việc xác định thời gian rất quan trọng để đảm bảo sự liên tục trong chuỗi cung ứng.
  • Điều phối hệ thống thông tin để theo dõi các chuyến đi của xe tải trong hệ thống Milk Run. 
  • Điều chỉnh hệ thống theo nhu cầu, đồng thời đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng và không có tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa.

Những mặt lợi ích mà Milk Run mang lại

Chắc chắn rằng các doanh nghiệp khi bắt đầu tìm hiểu về hệ thống này đều thắc mắc những lợi ích có được từ Milk Run là gì. Sau đây, công ty vận chuyển ô tô Trường Nam Logistics sẽ bật mí cho bạn.

Tiết kiệm chi phí vận chuyển

Việc sử dụng xe tải riêng từng nhà máy để giao hàng sẽ dẫn đến tăng cước vận chuyển hàng hóa. Điều này đặc biệt đúng khi một số nhà cung cấp không thể tận dụng toàn bộ công suất của xe tải do số lượng hàng hóa ít hoặc tần suất giao hàng thấp. Tuy nhiên, bằng cách tổ chức lấy hàng từ nhiều nhà cung cấp trong một lượt vận chuyển, chi phí vận chuyển có thể giảm đáng kể. Do đó, giá hàng bán cũng giảm đi. Nhà sản xuất có thể chuyển lợi ích từ sự giảm chi phí này cho khách hàng bằng cách giảm giá sản phẩm mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận.

Tiêu chuẩn hóa công việc ngẫu nhiên

Để triển khai hệ thống vận chuyển Milk Run, người quản lý sản xuất phải điều chỉnh tồn kho và kế hoạch sản xuất để đạt được sự đồng đều trong mức tồn kho của nhiều nhà cung cấp. Sau đó, họ đặt hàng và xếp lịch xe tải lấy hàng trên cùng một tuyến đường.

Mô hình Milk Run giúp tiêu chuẩn hóa công việc ngẫu nhiên
Mô hình Milk Run giúp tiêu chuẩn hóa công việc ngẫu nhiên

Lịch trình lấy hàng tuân theo một tiêu chuẩn đơn giản, lặp đi lặp lại một cách gần như giống nhau. Đây là một sự cải tiến lớn so với việc đối mặt với yêu cầu ngẫu nhiên về nguyên liệu thường xảy ra tại nhiều nhà máy. Bởi vì nó tuân theo tiêu chuẩn lặp đi lặp lại, nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả hơn. Trọng tải của xe tải được tối ưu hóa để đảm bảo chở được tối đa hàng hóa, từ đó giảm thiểu lãng phí không gian trên xe.

Giảm tồn kho

Milk Run là một phần quan trọng của quá trình sản xuất kéo. Sản xuất kéo giúp nhà cung cấp nhận phản hồi từ khách hàng. Khi sản lượng tăng, nhà cung cấp có thể dựa vào kế hoạch giao hàng để lập kế hoạch sản xuất, từ đó tránh việc sản xuất quá nhiều hàng tồn kho. Việc giảm lượng hàng tồn kho này cũng dẫn đến sự giảm thiểu không gian sử dụng xung quanh dây chuyền sản xuất.

Giảm khả năng xảy ra lỗi

Hệ thống sản xuất kéo ít phụ thuộc vào con người, do đó ít có khả năng xảy ra lỗi do sự can thiệp của con người. Trong một hệ thống đúng chuẩn thì khả năng xảy ra lỗi cũng giảm đi đáng kể.

Xem thêm: Các đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín nhất hiện nay

Ứng dụng và ví dụ thực tế Milk Run trong doanh nghiệp

Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam chúng tôi đã tổng hợp một số ví dụ điển hình nhất về việc các doanh nghiệp ứng dụng Milk Run hiệu quả:

Ví dụ 1

Toyota sử dụng hệ thống vận chuyển Milk Run để hỗ trợ mô hình sản xuất Just-in-Time (JIT) tại cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tại Nhật Bản, Toyota có nhiều nhà máy lắp ráp cùng khu vực, cho nên họ tổ chức vận chuyển linh kiện từ một nhà cung cấp duy nhất đến các nhà máy lắp ráp này. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Toyota áp dụng mạng lưới vận chuyển Milk Run từ nhiều nhà cung cấp gần nhau đến từng nhà máy lắp ráp, do khoảng cách giữa các nhà máy lắp ráp ở đây lớn hơn.

Ví dụ 2

Peapod – Cửa hàng tạp hóa trực tuyến cũng đã sử dụng phương pháp giao hàng Milk Run để vận chuyển hàng từ trung tâm phân phối đến địa điểm cuối cùng mà khách hàng chỉ định, điều này giúp giảm chi phí vận chuyển cho các lô hàng có khối lượng nhỏ. OshKosh B’Gosh, một nhà sản xuất quần áo trẻ em, đã áp dụng ý tưởng này để vận chuyển các lô hàng nhỏ từ trung tâm phân phối ở Tennessee đến các cửa hàng bán lẻ.

Ví dụ 3

Ứng dụng thực tế từ thương hiệu Seven-Eleven
Ứng dụng thực tế từ thương hiệu 7-Eleven

Thương hiệu 7-Eleven sử dụng hệ thống giao hàng Cross-Docking từ các nhà cung cấp thực phẩm tươi đến các trung tâm phân phối của họ. Sau đó áp dụng vận chuyển Milk Run để chuyển hàng đến các cửa hàng bán lẻ vì lượng hàng đến mỗi cửa hàng không đủ để lấp đầy một xe tải. Việc kết hợp Cross-Docking và Milk Run cho phép 7-Eleven giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, cần phối hợp và lên kế hoạch lịch trình phải được thiết lập chặt chẽ.

Trên đây là những thông tin chính xác nhất để giải đáp mô hình Milk Run là gì và những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp hiện nay. Các cơ sở sản xuất – kinh doanh, cung cấp nguyên liệu đang có ý định tìm hiểu về mạng lưới của Milk Run nên đọc và lưu lại những thông tin trên để hỗ trợ phần nào cho công việc sắp tới của mình. Hãy tiếp tục cập nhật những kiến thức về ngành Vận tải, Logistics, Xuất nhập khẩu ở các bài viết tiếp theo. Và liên hệ với Trường Nam Logistics để được cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa logistic toàn quốc giá rẻ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay