Kim ngạch xuất khẩu là thuật ngữ để định lượng hóa kết quả xuất khẩu hàng hóa trong một giai đoạn nhất định của một quốc gia. Chúng ta thường nghe thuật ngữ này trong các bản tin kinh tế, tài chính, chương trình thời sự. Nhưng đối với những người không có chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Hãy cùng chúng tôi phân tích để có thêm những kiến thức hữu ích nhé!
Mục lục
Kim ngạch xuất khẩu là gì?
Để đánh giá tình hình kinh tế và thương mại của một quốc gia hoặc doanh nghiệp, việc xác định kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu là rất quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu trong tiếng Anh là Export turnover. Đây là thuật ngữ để chỉ tổng giá trị xuất khẩu của hàng hóa từ một doanh nghiệp hoặc quốc gia trong một khoảng thời gian cố định, thường là quý hoặc năm. Kim ngạch xuất khẩu thường được tính và quy đổi ra một đơn vị tiền tệ cụ thể (Ví dụ: Việt Nam thường quy đổi ra USD).
Dựa vào kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong từng thời kỳ, chúng ta có thể đánh giá sự phát triển của nền kinh tế và đề xuất chính sách thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu cao cho thấy giá trị xuất khẩu lớn, thể hiện sự phát triển kinh tế của quốc gia hoặc doanh nghiệp. Ngược lại, khi kim ngạch xuất khẩu thấp và kim ngạch nhập khẩu cao cho thấy nền kinh tế phát triển chậm.
Ở quy mô lớn hơn, kim ngạch xuất khẩu thể hiện tổng giá trị thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong một khoảng thời gian cụ thể và được xem là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế và thương mại quốc tế của một quốc gia.
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa logistic
Hướng dẫn cách tính phí kim ngạch xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu / Giá trị nhập khẩu) x 100%
Trong đó:
- Giá trị xuất khẩu: Giá trị hàng hóa đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Giá trị nhập khẩu là giá trị hàng hóa nhập khẩu từ quốc tế để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
Xem thêm: Cước vận chuyển hàng hóa
Các phương pháp giúp tăng kinh ngạch xuất khẩu
Để tăng kim ngạch xuất khẩu, các nước cần đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung vào các phương pháp sau:
- Tăng trưởng về quy mô kinh tế: Thông qua đổi mới đồng bộ, nhanh chóng thể chế chính trị, kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô,… Nâng cao năng suất trong quản lý nhà nước, giảm thiểu bất bình đẳng cập nhật về thủ tục hành chính, thuế, phí,… Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn cho các nhà đầu tư, từ đó tạo động lực cho sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất các sản phẩm đã qua chế biến, tinh chế. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu các nhóm hàng hóa, đặc biệt là hàng chế biến, tinh chế. Trước hết, cần tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày dép phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời, cần có những chính sách phù hợp như: Phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Có thể thấy nông, lâm, thủy sản vẫn là sản phẩm có lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất thủ công dẫn đến không đáp ứng được số lượng lớn. Quy trình sản xuất không đúng và sử dụng quá nhiều hóa chất dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và yêu cầu về kích thước của các nước đối tác.
- Tập trung tái cơ cấu toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hơn, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, đảm bảo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
- Phát triển giao thông, vận tải để rút ngắn thời gian vận chuyển và rủi ro cho sản phẩm. Chú trọng đầu tư vào công tác bảo quản sản phẩm để sản phẩm đảm bảo chất lượng, tăng thời gian sử dụng và có giá trị cao hơn.
- Tập trung vào các thị trường lân cận. Các nghiên cứu cũng cho thấy tác động tiêu cực tới xuất khẩu của các nhóm hàng hóa Việt Nam rất lớn, đặc biệt là nhóm hàng thô hoặc chưa qua chế biến.
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa
Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh ngạch xuất khẩu
Tình hình xuất khẩu
Nhu cầu của con người luôn biến đổi và không ổn định, chịu sự tác động của thời gian, tình hình kinh tế, thị trường và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, sự biến đổi trong các yếu tố xuất khẩu sẽ tác động khác nhau đến khối lượng xuất nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu là tỷ giá hối đoái. Sự biến đổi trong tỷ giá này tại một quốc gia có thể gây ra tác động lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó.
Logistics
Thực tế đã chứng minh rằng, quốc gia nào có một hệ thống logistics phát triển thì khả năng xuất khẩu hàng hóa hàng năm sẽ tăng lên đáng kể. Chính phủ đang khuyến khích và quan tâm đến chiến lược phát triển ngành logistics, đặc biệt là việc đầu tư vào nguồn nhân lực cho ngành này. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành đầu tư lớn vào việc áp dụng công nghệ số để cải thiện hiệu quả của hoạt động logistics trong nước.
Phát triển kinh tế và các chính sách thương mại, ngoại thương
Các chính sách ngoại giao, thương mại và thuế suất có tác động đáng kể đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của một công ty hoặc một quốc gia. Hiện nay, nhiều quốc gia đang thiết lập các liên minh kinh tế và khu vực phi thuế quan để tạo điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi giữa họ. Đây cũng là chính sách đối ngoại tin cậy và có lợi, giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Xem thêm: Các đơn vị vận chuyển hàng hóa
Lịch sử phát triển kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua từng thời kỳ
- Năm 1986, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 2,9 tỷ USD, với xuất khẩu trị giá 789 triệu USD và nhập khẩu trị giá 2,15 tỷ USD.
- Khoảng 20 năm sau đó, vào năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 84,7 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 39,8 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 44,9 tỷ USD.
- Gia nhập WTO vào năm 2007 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngày 1/12/2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã lần đầu vượt qua ngưỡng 100 tỷ USD.
- Vào ngày 24 tháng 12 năm 2011, Việt Nam đã đạt cột mốc quan trọng khác khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã lên đến 200 tỷ USD. Đến năm 2017, con số này đã gấp đôi lên 400 tỷ USD. Chỉ trong 10 năm (2007-2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đã tăng gấp bốn lần.
- Trong năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tiếp tục tăng và vượt qua mốc 480 tỷ USD, với xuất khẩu gần 243,5 tỷ USD. Việt Nam đã đứng ấn tượng, xếp hạng thứ 26 thế giới về xuất khẩu và thứ 23 thế giới về nhập khẩu. Nhờ vậy, Việt Nam tiếp tục nằm trong top 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trên thế giới.
- Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018, đạt trên 78,7 tỷ USD.
- Theo bảng xếp hạng mới nhất của WTO vào năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 23 trên toàn cầu, trong khi nhập khẩu của Việt Nam đứng thứ 20 trên thế giới. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu (sau Singapore).
Trên đây là câu trả lời về kim ngạch xuất khẩu và các phương pháp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn tới. Hãy theo dõi Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics để nhận thêm thông tin về tình hình kinh tế hiện tại.
Xem thêm:
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
Khu phi thuế quan là gì? Định nghĩa chi tiết và ví dụ thực tế
Khu phi thuế quan là gì? Thuật ngữ khu phi thuế quan thường được dùng
Xe container đầu kéo: Giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả
Xe container đầu kéo có lẽ là hình ảnh mà rất nhiều người bắt gặp
LSS là phí gì? Giải thích chi tiết về phụ phí giảm thải lưu huỳnh
LSS là phí gì? Trong tiếng Anh, phí LSS được định nghĩa bằng cụm từ