Hàng hóa hữu hình là gì? Mặc dù hàng hóa là khái niệm quen thuộc, nhưng khi nhắc đến hàng hóa hữu hình, nhiều người vẫn chưa thể định nghĩa nó rõ ràng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam đi tìm lời giải đáp nhé.
Mục lục
Hàng hóa hữu hình là gì?
Hàng hóa hữu hình là gì? Đó là các sản phẩm vật lý, có thể nhìn thấy, chạm vào và sử dụng được trong đời sống hàng ngày. Đây là những đồ vật có giá trị trao đổi, có thể mua bán, vận chuyển và sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc thương mại.
Hàng hóa hữu hình bao gồm rất nhiều loại sản phẩm, từ đồ điện tử, đồ gia dụng cho đến các loại phương tiện giao thông. Những sản phẩm này đều có hình dạng, trọng lượng, kích thước cụ thể. Loại hàng hóa này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động.
Khái niệm hàng hóa hữu hình xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của con người. Dựa vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quyền sử dụng và đối tượng sử dụng hàng hóa đã trải qua những biến đổi đáng kể. Dưới đây là những bước phát triển về khái niệm hàng hóa hữu hình là gì.
- Thời kỳ cộng đồng tiền sử: Lúc này con người chỉ sản xuất và tiêu thụ những thứ cần thiết để duy trì sự sống, chưa có khái niệm hàng hóa.
- Thời kỳ nông nghiệp: Bắt đầu con người có sự sản xuất, tạo ra những thứ không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, mà còn có giá trị về thương mại.
- Thời kỳ thủ công: Sản xuất thủ công dần phổ biến và lượng hàng hóa tăng đáng kể.
- Thời kỳ công nghiệp: Công nghiệp sản xuất hàng hóa đại trà phát triển, tạo nên thị trường hàng hóa.
- Thời kỳ toàn cầu hóa: Thị trường hàng hóa mở rộng, giá trị sản phẩm được nâng cao.
Khái niệm hàng hóa hữu hình là gì có nguồn gốc từ kinh tế hàng hóa và là phạm trù cơ bản trong khoa học kinh tế.
Những loại hàng hóa hữu hình thường vận chuyển
Có rất nhiều loại hàng hóa hữu hình được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Dưới đây là một số hàng hóa mà các đơn vị vận chuyển hàng hóa thường nhận vận chuyển nhất:
- Thiết bị điện tử: điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, máy ảnh, đồ gia dụng thông minh…
- Mặt hàng thời trang: Quần áo, giày dép, váy, phụ kiện, trang sức, mũ, nón…
- Đồ gia dụng: Tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy lọc không khí, máy sưởi…
- Đồ nội thất: Bàn, ghế, giường, kệ sách, tủ, bàn làm việc…
- Sách và văn phòng phẩm: Sách, bút, giấy, sổ tay, dụng cụ văn phòng, dụng cụ học tập…
- Phương tiện giao thông: Xe đạp, ô tô, xe máy…
- Đồ chơi cho trẻ em.
- Máy móc, thiết bị trong ngành y tế, dược phẩm, thực phẩm chức năng…
- Thực phẩm: củ quả, bánh mì, sữa, trái cây, gạo, thịt cá…
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa uy tín – Nhanh chóng – Giá rẻ
Tổng hợp các thuộc tính của hàng hóa
Sau khi đã biết được hàng hóa hữu hình là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thuộc tính của hàng hóa. Nhìn chung, có hai thuộc tính cơ bản nhất là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu không có một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hóa.
Giá trị sử dụng của hàng hóa mang lại cho người dùng
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng mà hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu của con người, không kể nhu cầu đó thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ: Giá trị sử dụng của áo là để mặc, gạo là để ăn, máy móc thiết bị là để sản xuất…
Đặc trưng:
- Hàng hóa có thể có một hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Số giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà có thể được phát hiện dần trong quá trình phát triển khoa học – kỹ thuật.
- Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn bởi vì giá trị sử dụng hay công dụng là thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.
- Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hoặc tiêu dùng (cho sản xuất, cho cá nhân), nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của cải đó như thế nào.
- Hàng hóa ngày càng phong phú, hiện đại thì giá trị sử dụng ngày càng cao.
- Con người ở thời kỳ nào cũng cần đến giá trị sử dụng của vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Xem thêm: Bảng báo giá cước vận chuyển hàng hóa năm 2023
Giá trị của hàng hóa
Một vật là hàng hóa thì phải có giá trị sử dụng, nhưng không có nghĩa là bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa. Như vậy, nếu một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng phải là vật được sản xuất để bán, trao đổi và phải có giá trị trao đổi.
Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là thứ mang giá trị trao đổi. Và muốn hiểu được giá trị hàng hóa thì phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng, là tỷ lệ mà theo đó, những giá trị sử dụng này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1kg giấy = 1m vải
Từ định nghĩa trên, ta rút ra được khái niệm giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Sản phẩm nào không có sự lao động của người sản xuất thì không có giá trị. Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
Đặc trưng:
- Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
- Giá trị là phạm trù lịch sử, gắn liền với sản xuất hàng hóa.
- Sản phẩm nào sản xuất càng hao phí lao động thì giá trị của chúng càng cao.
- Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị sẽ là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính hàng hóa:
Sự thống nhất: Hai thuộc tính đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức là có thể thỏa mãn nhu cầu của con người), nhưng không có giá trị (tức là không phải do lao động tạo ra) thì sẽ không phải là hàng hóa. Ngược lại, nếu một vật có giá trị, nhưng không có giá trị sử dụng cũng sẽ không trở thành hàng hóa.
Sự đối lập:
- Khi xét về giá trị sử dụng thì hàng hóa khác nhau về chất (sắt thép, lúa gạo, vải mặc…). Nhưng khi xét về giá trị thì hàng hóa lại đồng nhất về chất (đều là kết tinh từ lao động).
- Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị có sự tách rời về cả không gian và thời gian.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics liên quan đến vấn đề: Hàng hóa hữu hình là gì? Có bao nhiêu thuộc tính cơ bản của một hàng hóa? Nếu bạn đọc còn điều gì chưa rõ hoặc cần hỗ trợ về vận chuyển hàng hóa logistics, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0989.310.187 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua địa chỉ email: info@truongnamlogistics.com. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi các bài viết của chúng tôi.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế