Trong thị trường đa dạng và phong phú ngày nay, chúng ta thường gặp phải những sản phẩm hoặc hàng hóa không hoàn hảo với những khuyết điểm nhất định. Những hàng hóa khuyết tật này có thể xuất hiện do quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa Bắc Nam hoặc yếu tố khác, ảnh hưởng đến chất lượng hoặc tính năng sản phẩm.
Mục lục
Hàng hóa khuyết tật là gì?
Sau khi Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics tìm hiểu về hàng hóa khuyết tật. Tại Khoản 3 Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: Hàng hóa khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
- Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
- Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển hàng hóa logistic, lưu giữ;
- Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Ngay khi xác nhận khuyết tật xảy ra, tổ chức, cá nhân phải kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường; đồng thời thực hiện việc công bố hàng hóa có khuyết tật trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng những cách thức khác nhằm nhanh chóng đưa thông tin đến với người tiêu dùng.
Bật mí cách đánh giá hàng hóa khuyết tật
Để đánh giá hàng hóa khuyết tật cần dựa vào một số yếu tố quan trọng như độ khuyết tật, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng và tính năng sản phẩm và giá trị thương mại của nó. Dưới đây là một số phương pháp chính được sử dụng để đánh giá hàng hóa khuyết tật:
Kiểm tra và đánh giá trực tiếp: Đây là phương pháp phổ biến nhất, sản phẩm sẽ được kiểm tra và đánh giá trực tiếp để xác định mức độ khuyết tật. Các yếu tố như vết trầy xước, móp méo, hỏng hóc cơ bản hoặc các lỗi sản xuất khác được xác định và đánh giá.
Đánh giá chất lượng: Việc đánh giá chất lượng của hàng hóa khuyết tật dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng đã được thiết lập. Điều này bao gồm so sánh với các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm không có khuyết tật tương đương, kèm theo xác định mức độ khác biệt.
Đánh giá tính năng: Hàng hóa khuyết tật có thể bị hạn chế trong việc cung cấp các tính năng hoặc chức năng so với sản phẩm không bị khuyết tật. Đánh giá tính năng tập trung vào việc xác định mức độ ảnh hưởng của khuyết tật đến khả năng sử dụng và trải nghiệm của người dùng.
Đánh giá giá trị thương mại: Giá trị thương mại của hàng hóa khuyết tật thường thấp hơn. Quá trình đánh giá này liên quan đến xác định giá bán hoặc giá trị tiềm năng của sản phẩm dựa trên sự ảnh hưởng của nó đến giá trị tổng thể.
Xem thêm: Giá cước vận chuyển hàng hóa hiện nay bao nhiêu?
Các quy định về hàng hóa khuyết tật chính xác nhất
Quy định về trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật
Theo Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
- Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
- Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:
- Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
- Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
- Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
- Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
- Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
- Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;
- Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi;
Trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra
Cụ thể, tại Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại mục 4.
(2) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại (i) bao gồm:
(i) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
(ii) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
(iii) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
(iv) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại (i), (ii), (iii).
(3) Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Quy định miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại mục 3 được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng. (Điều 24 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010)
Tham khảo: Trường Nam Logistics – Dịch vụ vận chuyển hàng hóa chất lượng, an toàn
Tầm quan trọng và lợi ích của hàng hóa khuyết tật
- Hàng hóa khuyết tật thường được bán với giá thấp hơn. Do đó, người tiêu dùng có thể tiết kiệm tiền để mua hàng hóa khuyết tật, trong khi doanh nghiệp có thể giảm chi phí để tiêu thụ sản phẩm không hoàn hảo.
- Người tiêu dùng có nguồn tài chính hạn chế có cơ hội tiếp cận sản phẩm khi họ không thể mua với giá gốc.
- Giảm lượng chất thải và tài nguyên tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Điều này cũng làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
- Doanh nghiệp sẽ có cơ hội để đổi mới và tìm ra giải pháp tối ưu cho các khuyết điểm. Giúp thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp, từ quá trình sản xuất cho tới thiết kế sản phẩm.
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan tới hàng hóa khuyết tật và quy định liên quan đến mặt hàng này. Hàng hóa có khuyết tật vừa mang lại lợi ích, nhưng cũng có một số hạn chế, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn mua loại hàng này nhé.
Tổng hợp: Các đơn vị vận chuyển hàng hóa toàn quốc uy tín nhất
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế