Thuật ngữ FCL được dùng rất nhiều trong ngành vận tải, Logistics. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ bản chất của FCL là gì? Trong bài viết này, Trường Nam Logistics sẽ chỉ rõ khái niệm, ưu và nhược điểm của FCL, mời bạn theo dõi!
Mục lục
FCL (Full Container Load) là gì?
FCL được hiểu đơn giản là hàng nguyên container. Các đơn vị thuê FCL sẽ chịu trách nhiệm chính là đóng hàng, nhận hàng và dở hàng ra khỏi container. FCL thường được dùng nhiều khi doanh nghiệp cùng với đơn vị gửi hàng đang có lượng hàng lớn, muốn đảm bảo an toàn cho hàng hoá.
Khi sử dụng FCL, container hàng hoá sẽ được đóng plom và không mở cho tới khi hàng đến đích.
Đánh giá ưu – nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa FCL
Mặc dù là một thuật ngữ được dùng phổ biến nhưng nhiều chủ doanh nghiệp vẫn không thực sự hiểu rõ ưu, nhược điểm của FCL là gì. Dựa theo phân tích của những đơn vị vận chuyển xe ô tô thì hình thức vận chuyển này có điểm ưu, nhược như sau:
Điểm ưu của FCL:
- Vận chuyển hàng hoá FCL cho độ an toàn và bảo mật cao. Với hình thức vận chuyển này, hàng hoá luôn được đóng gói trong container riêng và niêm phong kín kẽ.
- Bởi vì container chứa hàng của một khách duy nhất nên sẽ không xuất hiện tình trạng phân chia và làm chậm tiến độ của mọi người
- Vận chuyển FCL cho khả năng kiểm soát hàng hoá tốt hơn bởi họ có thể tự do sắp xếp, quản lý và đóng gói hàng hoá. Điều này giúp cho việc vận chuyển trở nên hiệu quả hơn nhiều lần.
- Giúp giảm tối đa các nguy cơ bị hỏng. Hàng hoá được vận chuyển theo hình thức FCL thường sẽ không bị tiếp xúc với người hoặc hàng hoá của những đơn vị khác. Vì thế, bạn chẳng cần lo ngại đến trường hợp bị hư hỏng, mất cắp
Điểm nhược của FCL:
- Chi phí vận chuyển FCL thường sẽ cao hơn so với các hình thức khác. Người gửi sẽ phải chịu trách nhiệm trả tiền cho việc thuê toàn bộ container
- Hình thức vận chuyển này không phù hợp với các lô hàng nhỏ hoặc hàng hoá ít
Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng FCL
Các thủ tục hải quan xuất khẩu hàng FCL là gì? Đây cũng là thắc mắc lớn của rất nhiều người khi tìm hiểu về FCL. Trên thực tế, quy trình thủ tục xuất quan đối với hàng FCL khá dễ hiểu:
Bước 1: Bạn cần phải lựa chọn được đơn vị vận chuyển để tiến hành đàm phán, ký hợp đồng và nhận những thông tin liên quan đến lô hàng
Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra các nguồn hàng để tiến hành xuất khẩu theo đúng hợp đồng đã ký kết
Bước 3: Tìm hiểu, thuê tàu, đặt chỗ đối với các hãng vận tải. Sau đó, kéo vỏ container rỗng về kho bãi của mình để tiến hành đóng hàng
Bước 4: Ở quầy hải quan, bạn cần khai báo thông tin hàng hoá và làm những thủ tục được yêu cầu.
Bước 5: Sau khi đã khai báo hải quan thì bạn cần hoàn tất toàn bộ các giấy tờ cần thiết để xuất khẩu. Hãy nhớ rằng, thông tin trong giấy tờ phải đảm bảo độ chính xác cao. Có như vậy, quá trình thông quan mới diễn ra dễ dàng hơn.
Bước 6: Gửi chứng từ tới phía bên nhà xuất khẩu
Sự khác nhau giữa hàng FCL và LCL
Khi tìm hiểu về khái niệm FCL là gì nhiều người cũng đặt thắc mắc rằng FCL và LCL liệu có giống nhau. Trên thực tế, đây là 2 hình thức vận chuyển trái ngược nhau hoàn toàn. Cụ thể:
Về chi phí
Chi phí cho hàng FCL thường sẽ cao hơn so với hàng LCL. Những người gửi hàng bao giờ cũng phải trả tiền thuê cho toàn bộ container. Dù cho container đó có được lấp đầy hay không thì bạn cũng phải chịu toàn bộ phí.
Ngược lại, đối với mặt hàng LCL các container sẽ vận chuyển ngay sau khi đã đầy hàng. Hơn nữa, trong một container sẽ chứa nhiều mặt hàng của các khách hàng khác nhau. Do đó, phí cần gửi cho quá trình vận chuyển thường sẽ ít hơn so với FCL.
Sau khi cập bến xe chuyên chở ô tô hàng hoá ở hàng FCL thường được thuê riêng. Vì thế, chi phí tổng cộng cho cả quá trình vận chuyển thường sẽ nhỉnh hơn khá nhiều so với LCL.
Về quy trình vận chuyển
Quy trình gửi của hàng FCL thường sẽ ít rủi ro hơn so với LCL. Bởi trong LCL gồm nhiều loại hàng hoá của các khách hàng khác nhau. Vì thế, việc chậm trễ tiến trình thường xuyên xảy ra. Hơn nữa, hàng hoá LCL sẽ dễ gặp các vấn đề hư hỏng, mất, thiếu sót hơn nhiều so với FCL.
Công ty vận chuyển Bắc Nam Trường Nam Logistics hi vọng rằng bạn đã nắm được những thông tin lý giải FCL là gì. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin hữu ích khác trên trang. Truy cập website thường xuyên để biết thêm nhiều điều hay bạn nhé!
Bài viết hữu ích:
DAT là gì? Lợi thế của DAT là gì trong xuất nhập khẩu?
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả