Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế nhưng, không nhiều người thực sự nắm được ý nghĩa của FAS là gì. Trong tiếng Anh, FAS là từ viết tắt của cụm Free Alongside Ship. Dịch ra tiếng Việt nó có nghĩa là giao hàng dọc mạn tàu. Đây là một trong số các điều khoản thương mại bắt buộc và được ban hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế.
Dựa theo điều khoản này, tất cả người bán sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản phí khi giao hàng đến dọc mạn tàu ở cảng. Các khoản phí đó thường là phí làm thủ tục xuất khẩu, kiểm tra chất lượng và đánh giá tổng quan giá trị hàng hoá. Người mua sẽ chịu tất cả những chi phí liên quan khi hàng đã cập bến. Khoản phí đó có thể là cập cảng, bảo hiểm cùng với phí vận chuyển nội địa.
Người bán cùng với người mua phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện FAS được ghi rõ trong hợp đồng. Người bán phải chịu rủi ro khi vận hàng dọc mạn tàu và hỗ trợ tất cả thông tin về vận tải khi cần. Người mua sẽ phải chịu trách nhiệm nhận hàng đúng cảng, thanh toán phí đầy đủ và ký hợp đồng vận tải hợp pháp.
Mục lục
- 1 FAS là gì? Giải thích điều kiện giao hàng FAS trong Incoterms 2020
- 2 Hướng dẫn chi tiết cách áp dụng điều kiện FAS theo Incoterms 2020
- 3 Chi phí các bên cần chịu theo điều kiện FAS trong Incoterms 2020
- 4 Nghĩa vụ của người bán và người mua theo điều kiện FAS Incoterms 2020
- 5 So sánh điều kiện FAS và FOB: Những điểm khác biệt cần biết
- 6 Những lưu ý quan trọng khi sử dụng điều kiện FAS trong xuất nhập khẩu
- 7 Hướng dẫn cách trình bày điều kiện FAS Incoterms trên hợp đồng ngoại thương
FAS là gì? Giải thích điều kiện giao hàng FAS trong Incoterms 2020
Trong xuất nhập khẩu, ý nghĩa của thuật ngữ FAS là gì? FAS nghĩa là giao hàng dọc mạn tàu. Hiểu một cách đơn giản nhất thì FAS là thuật ngữ dùng để chỉ việc người bán giao hàng cho người mua khi mà hàng hoá đã được đặt dọc mạn con tàu chỉ định từ trước.
Tất cả các rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hoá trong quá trình vận chuyển người bán sẽ phải chịu. Người mua sẽ phải chịu mọi vấn đề cũng như chi phí khi hàng được giao đúng cảng thoả thuận từ trước.
Điều kiện giao hàng FAS quy định trong Incoterms 2020 quy định rõ về trách nhiệm của người bán và người mua. Các điều khoản đều chỉ rõ trách nhiệm của mỗi bên. Trên hợp động ngoại thường FAS được thể hiện theo ký hiệu AS [cảng giao hàng] Incoterms 2020.
Hướng dẫn chi tiết cách áp dụng điều kiện FAS theo Incoterms 2020
Trong Incoterms 2020, điều kiện giao hàng FAS được thể hiện như sau:
- Phương thức vận tải: Áp dụng cho vận tải biển cùng với thuỷ nội địa dọc mạn con tàu. FAS không phù hợp với những người có hàng hoá không đặt dọc mạn con tàu
- Xác định điểm xếp hàng cụ thể: Người bán và người mua nhất thiết phải quy định rõ điểm xếp hàng tại cảng xếp. Khi đó, hàn được chuyển từ cầu cảng hay xà lan lên tên tàu. Mọi chi phí và rủi ro ở thời điểm đó phía người bán sẽ chịu trách nhiệm thực hiện.
- Cụm từ “hoặc có sẵn hàng đã giao như thế”: Áp dụng cho trường hợp người bán hàng giao hàng dọc mạn tàu nhiều lần
- Thông quan xuất, nhập khẩu: Người bán sẽ không có nghĩa vụ phải làm thủ tục nhập khẩu hoặc quá cảnh. Đồng thời, họ cũng không cần trả thuế nhập khẩu.
- Trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá: Cả người bán và người mua đều không bắt buộc phải mua. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng hàng hoá được an toàn, 2 bên không thiệt thòi khi vận chuyển hàng hoá thì nên thêm điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng.
Chi phí các bên cần chịu theo điều kiện FAS trong Incoterms 2020
Theo quy định của Incoterms 2020, người bán và người mua cần phải chịu những chi phí nhất định khi giao hàng mạn con tàu. Cụ thể về các chi phí 2 bên cần chịu theo điều kiện FAS là gì mời bạn theo dõi bảng dưới đây:
Người bán | Người mua |
|
|
Nghĩa vụ của người bán và người mua theo điều kiện FAS Incoterms 2020
Khi ký hợp đồng thương mại và tuân thuỷ Incoterms 2020, bạn cần làm rõ nghĩa vụ của 2 bên người bán, người mua theo FAS là gì? Như vậy, khi xảy ra bất cứ sự cố nào cũng dễ dàng giải quyết, không mất lòng đối tác.
Trách nhiệm cụ thể của người mua theo FAS Incoterms 2020
Trách nhiệm của người mua theo FAS là gì? Điều này được quy định rất rõ trong Incoterms 2020, cụ thể:
Người mua cần chịu trách nhiệm | |
Nhận hàng | Khi nhận hàng tại cảng, người mua sẽ phải chịu tất cả các trách nhiệm về hàng hoá. |
Chuyển giao rủi ro | Khi hàng hoá đã được giao đúng như thời gian ký kết và đã được xác định hàng đúng hợp đồng thì người mua sẽ phải chịu tất cả rủi ro, mất mát, hư hỏng |
Vận tải | Bên mua sẽ phải thực hiện các bước ký kết hợp đồng vận chuyển từ cảng giao hàng chỉ định. Đồng thời, bên mua sẽ phải thanh toán tất cả các khoản phí liên quan khi hàng đã được giao thành công |
Bằng chứng giao hàng | Bên mua cần cung cấp đầy đủ các loại bằng chứng giao hàng thành công cho người bán. |
Thông quan xuất, nhập khẩu |
|
Phân chia chi phí | Đóng tất cả các khoản phí theo quy định của FAS. Cụ thể đó là những khoản nào mời bạn theo dõi ở mục 3 |
Thông báo đến người bán | Gửi chi tiết các thông tin liên quan đến vận tải hàng hoá, tên tàu cũng như điểm xếp hàng, ngày giao hàng… Khi hàng đến đích và đã giao nhận thành công, bên mua cũng cần xác nhận lại với phía người bán |
Trách nhiệm cụ thể của người bán theo FAS Incoterms 2020
Dựa theo các điều kiện trong Incoterms 2020, người bạn cần chịu trách nhiệm chính với những vấn đề dưới đây:
Người bán cần chịu trách nhiệm | |
Giao hàng |
|
Chuyển giao rủi ro | Khi hàng hoá đã về đến điểm đích theo thoả thuận thì không cần tiếp tục chịu bất cứ trách nhiệm nào. Lúc này, trách nhiệm được chuyển giao cho người mua. |
Vận tải | Phải cung cấp cho người mua đầy đủ những thông tin liên quan đến vận tải. Đồng thời, đơn vị phải chịu mọi chi phí và rủi ro vận tải. |
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu |
|
Phân chia chi phí | Người bán phải chi trả đúng các khoản phí theo quy định của FAS. Chi tiết các khoản phí này Trường Nam Logistics đã cập nhật ở mục trên. |
Gửi thông báo cho người mua | Khi hàng hoá đến nơi, người bán phải lập tức thông báo cho người mua. Trường hợp người mua nhận hàng không đúng hẹn, trách nhiệm sẽ thuộc về bên mua. |
So sánh điều kiện FAS và FOB: Những điểm khác biệt cần biết
Khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 điều kiện FAS và FOB. Vậy điểm khác nhau giữa FOB và FAS là gì? Làm sao để phân biệt? Về vấn đề này, trong Incoterms 2020 cũng đã đề cập khá rõ.
Theo FAS, các loại hàng hoá sẽ phải đặt theo vị trí dọc mạn tàu. Trong khi đó, FOB cần phải được đặt lên tàu khi tiến hành thực hiện quy trình giao hàng. Theo đó, nơi chuyển giao rủi ro của FAS và FOB cũng có sự khác biệt.
Bạn có thể hiểu rõ hơn về cách để phân biệt FAS và FOB qua bảng thông tin dưới đây:
FAS | FOB | |
Bốc hàng tại kho người bán | X | X |
Quá trình vận chuyển nội địa tới cảng tập kết | X | X |
Xếp dỡ hàng tại cảng | X | |
Thực hiện nghĩa vụ của người bán | FCA cùng với vận chuyển nội địa | FAS |
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng điều kiện FAS trong xuất nhập khẩu
Trong xuất nhập khẩu, các công ty thực hiện dịch vụ vận chuyển ô tô hay những loại hàng hoá khác nhau, bạn đều cần chú ý đến điều kiện FAS dưới đây:
- Điều kiện FAS chỉ áp dụng đối với những ai vận chuyển đường biển và thuỷ nội địa. Đối với các dịch vụ vận chuyển đường hàng không, đường bộ không cần tuân thủ FAS
- Các đơn hàng rời, hàng có kích thước lớn hoặc chất lỏng không thể chất vào container đều phải tuân thủ điều kiện FAS
- 2 bên người bán và người mua cần phải thống nhất rõ về địa điểm tiến hành xếp dỡ hàng hoá. Thông tin càng rõ ràng thì hoạt động giao hàng diễn ra càng thuận lợi
- 2 bên cần nắm rõ tất cả những thời điểm chuyển đổi rủi ro. Như vậy, các bạn sẽ tránh được tối đa những trường hợp cần tranh chấp không đáng có.
Hướng dẫn cách trình bày điều kiện FAS Incoterms trên hợp đồng ngoại thương
Cách trình bày điều kiện FAS trên hợp đồng ngoại thương thế nào cũng là kiến thức mà bạn cần nắm bắt được. Dựa theo quy định, cách thể hiện FAS Incoterms chuẩn trên hợp đồng luôn là:
FAS [cảng giao hàng] Incoterms 2020.
Ví dụ: FAS Lào Cai, VietNam Incoterms 2020
Công ty vận chuyển Bắc Nam – Trường Nam Logistics đã chia sẻ chi tiết các kiến thức về FAS là gì? Trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên khi thực hiện điều kiện FAS thế nào? Mong rằng, toàn bộ những thông tin này đều giúp cho hoạt động ngoại thương của đơn vị bạn nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Trong trường hợp bạn đang cố gắng tìm kiếm đơn vị Logistics uy tín, có bảng giá vận chuyển ô tô, hàng hoá tuyệt vời hãy đến Trường Nam Logistics. Chúng tôi cam kết:
- Thực hiện vận chuyển nhanh, tối ưu
- Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho hàng hoá
- Cước phí vận tải đường bộ được đề cập rõ ràng
- Hỗ trợ khách hàng A- Z các thủ tục hải quan
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
Storage Charge Là Gì: Định Nghĩa, Loại Hình Và Cách Tính Toán
Nếu bạn là người đang tìm hiểu kỹ hơn về các loại phí mà cảng