EBS là phí gì? Cách tính và mẹo giảm thiểu chi phí khi sử dụng EBS

EBS là phí gì? Giữa phí EBS và CIC có điểm gì khác nhau? Đây đều là những topic có nhiều tranh cãi nhất trên các diễn đàn MXH dạo gần đây. Vậy thực hư thế nào, hãy cùng Trường Nam Logistics tìm kiếm đáp án bạn nhé!

EBS là phí gì?

Muốn hiểu được nghĩa của EBS là phí gì thì trước tiên bạn cần nắm bắt được nó là viết tắt của cụm từ nào trong tiếng Anh. Trong ngôn ngữ Anh, EBS là viết tắt của cụm Emergency Bunker Surcharge. Hiểu một cách đơn giản thì EBS là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu cần chi trả cho những chuyến hàng đi Châu Á.

EBS - phụ phí vận tải biển
EBS – phụ phí vận tải biển

Mục đích chính của loại phụ phí này là bù đắp lại phần chi phí hao hụt cho các hãng tàu khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Bởi có một sự thực mà chúng ta không thể chối cãi đó là giá xăng dầu luôn có sự biến động. Với những tuyến hàng đi Châu Âu, loại phí này được gọi tên là Entry Summary Declaration.

Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát rằng EBS là thuật ngữ chỉ một loại phụ phí trong vận tải biển. Loại phí này chính thức được áp dụng vào những năm 1970. Đây là thời điểm mà nhiên liệu tăng vọt so với cùng kỳ. Các hãng tàu phải chịu thiệt quá nhiều nên đã bắt đầu xem xét đến việc thu phụ phí nhiên liệu để duy trì hiệu quả vận chuyển hàng hóa.

Phí EBS ở mỗi hàng tàu sẽ không giống nhau. Nó được tính dựa theo % của cước biển. Hoặc hãng tàu sẽ dựa trên tấn hàng, mét khối hàng ở container.. Tuy vào điều kiện thực tế mà các hãng tàu sẽ áp dụng tính phụ phí cho từng khách hàng.

Các điểm khác nhau giữa EBS và CIC là gì?

Bạn đã nắm được khái niệm EBS là phí gì rồi đúng không? Trong vận tải biển, còn có một loại phí khác khiến cho nhiều người nhầm lẫn với phí EBS là phí CIC. Trên thực tế, đây là 2 loại phí có sự khác biệt nhau về mặt tính chất.

Cụ thể điểm khác nhau giữa CIC và EBS là phí gì thì bạn cần phân tích rõ khái niệm về 2 loại phụ phí này:

  • Đầu tiên, EBS là phụ phí xăng dầu được tính trong các tuyến hàng đi Châu Á bằng đường biển. Loại phụ phí này được xem như bù đắp cho các hãng tàu do sự biến động lên xuống của nhiên liệu, xăng dầu. 
  • CIC lại là một phụ phí cước biển mà tất cả các hãng tàu thu để bù đắp mọi chi phí phát sinh từ việc đưa container rỗng từ nơi này đến nơi khác.
Tính chất của 2 loại phí EBS và CIC khác nhau
Tính chất của 2 loại phí EBS và CIC khác nhau

Xem thêm:

Vận chuyển ô tô| 10 điều bạn cần chú trọng thực hiện

Hướng dẫn cách tính phí EBS chuẩn nhất

Ngoài thắc mắc EBS là phí gì thì nhiều người cũng đặt ra những câu hỏi khác như phụ phí này bao nhiêu? Cách tính EBS như thế nào? Trên thực tế, không ai biết được mức phí EBS cố định ở các hãng tàu. Bởi phụ phí EBS có sự phụ thuộc nhất định vào mức phí của từng hãng tàu cũng như tình hình biến động nhiên liệu và giá xăng dầu. 

Phí EBS phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố
Phí EBS phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố

Phụ phí EBS sẽ do các hãng tàu quyết định dựa theo khối lượng hàng hóa, kích thước, cước biển và giá xăng dầu. Nếu như xăng dầu giảm thì chắc chắn phụ phí EBS cũng sẽ nằm ở ngưỡng thấp. Ngược lại, nếu giá nhiên liệu tăng cao thì các hãng tàu sẽ cân đối và áp dụng cho khách hàng.

Như vậy, để biết chính xác phụ phí EBS là bao nhiêu thì bạn có thể liên hệ trực tiếp tới hãng tàu hoặc các đơn vị vận chuyển hàng hóa để xin báo giá. Sự chủ động này cũng sẽ giúp bạn định hình được mức phí cho hàng hóa và lựa chọn hãng tàu ưng ý.

Người chịu trách nhiệm thanh toán phí sử dụng dịch vụ EBS là ai?

Bên cạnh việc tìm hiểu EBS là phí gì thì bạn cũng cần biết về người chịu trách nhiệm chi trả khoản phí này là ai. Thông thường, phụ phí EBS sẽ được đề cập rõ ràng trong các hợp đồng ngoại thương. 

Tuy nhiên, dựa theo kinh nghiệm của các đơn vị vận chuyển hàng hóa Logistics thì bạn có thể xác định người trả phí EBS qua ví dụ minh họa sau:

Công ty A nhập khẩu lô hàng gia dụng từ Trung Quốc về Việt Nam. Đơn hàng có phát sinh phụ phí EBS. Công ty A cho rằng, phụ phí này phát sinh từ phía bên nhập hàng vậy nên nhà cung cấp phải là người trả. Nhà cung cấp lại đối đáp rằng, họ đã bán sản phẩm theo giá FOB, không tính phí vận chuyển, vậy nên phí EBS phải là công ty A trả.

Dựa theo tình huống này, các bạn cũng thấy được rằng, không ai muốn chi trả cước vận chuyển hàng hóa phát sinh. Trong quy định của quốc tế, muốn xác định được công ty A hay nhà cung cấp phải trả phụ phí EBS thì cần làm rõ 2 vấn đề. Thứ nhất, hàng đã nhập từ quốc gia nào? Thứ 2, hàng hóa nhập theo điều kiện gì. Sau đó, cả 2 bên xem lại hợp đồng mua bán để biết các khoản phí phát sinh và đàm phán để đưa ra phần trách nhiệm cuối cùng.

Nếu như trong trường hợp hợp đồng không ghi rõ quy định liên quan đến khoản phí cần chi trả thì hãng tàu sẽ quy định người chi trả phí EBS.

Trả phí EBS theo quy định trong hợp đồng
Trả phí EBS theo quy định trong hợp đồng

Tổng Kết

Qua những thông tin trên, công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics tin rằng bạn đã nắm được khái niệm EBS là phí gì? Hãy chú ý rằng, bạn cần phải thương lượng và ký kết hợp đồng rõ ràng các điều khoản về phí EBS nhé! Điều này sẽ giúp bạn tránh được những vướng mắc trong quá trình giao thương và không làm chậm chễ quy trình kinh doanh của mình.

Xem thêm:

Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam| Bảng giá dịch vụ mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay