Thuật ngữ DDP là điều kiện thương mại quốc tế thuộc 11 điều kiện giao hàng của hệ thống Incoterms 2020. DDP sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều công ty xuất nhập khẩu còn lúng túng khi sử dụng điều kiện này. Vì vậy, việc hiểu rõ điều kiện DDP là gì rất quan trọng. Bài viết dưới đây Công ty vận chuyển hàng hóa sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc những kinh nghiệm khi sử dụng điều kiện này.
Mục lục
Tìm hiểu khái niệm DDP là gì?
Điều kiện DDP là gì trong giao nhận hàng hóa? DDP là viết tắt của Delivered Duty Paid, là thuật ngữ của Incoterm, nghĩa là hoạt động giao hàng đã thông quan nhập khẩu. Người bán sẽ giao hàng khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã được thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chuyển đến và sẵn sàng dỡ hàng tại điểm đến quy định.
Người bán sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan, để đưa hàng hóa tới điểm đến và có nghĩa vụ thông quan hàng hóa, không chỉ thông quan nhập khẩu mà còn thông quan xuất khẩu, trả các khoản phí, thuế và thực hiện thủ tục thông quan xuất – nhập khẩu.
Điểm khác nhau giữa DDP và CIF trong vận chuyển
Trước khi tìm điểm khác nhau của CIF là DDP là gì. Chúng ta cần hiểu CIF là gì.
Nhập khẩu CIF được hiểu là giao hàng tại cảng dỡ hàng. Người bán sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm đường biển thay người mua. Sau đó, bảo hiểm và bộ chứng từ sẽ được xử lý với bên bảo hiểm bởi người mua nếu có trường hợp rủi ro xảy ra.
Có nghĩa là người bán là người đứng ra mua bảo hiểm hàng hóa, nhưng nếu có vấn đề thì người mua sẽ làm việc trực tiếp với bên bảo hiểm. Giá CIF đã bao gồm các loại thuế và người mua chỉ việc thanh toán tiền như đã thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng.
Xem thêm: Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa cập nhật 2023
Vậy điểm khác nhau giữa CIF và DDP là gì?
- DDP có chi phí thấp hơn bởi vì không đề cập đến bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
- Nhập khẩu CIF sẽ hỗ trợ khách hàng mua bảo hiểm, nhưng người bán không phải là người chịu trách nhiệm cho đơn hàng nếu có vấn đề, rủi ro xảy ra. Chi phí cũng cao hơn so với DDP.
Hướng dẫn cách tính giá DDP đơn giản nhất
Sau khi đã biết DDP là gì, bạn cần nắm rõ cách tính giá DDP để trao đổi các điều khoản thuận lợi hơn. Giá DDP là tổng các chi phí các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Mỗi bên chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí tương ứng theo điều khoản:
- Người bán thanh toán các chi phí liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu, thuê người vận chuyển, phí giao chứng từ cho người mua, chi phí giám định hàng hóa… cho đến khi hàng được giao đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Người mua thanh toán các chi phí bao gồm giá vốn, chi phí liên quan đến việc vận chuyển sau khi nhận hàng, chi phí dỡ hàng (nếu người bán không quy định trong hợp đồng) kể từ thời điểm nhận hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Tổng hợp: Các đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín nhất hiện nay
Bật mí về các quy định giao hàng DDP Incoterms 2020
Nghĩa vụ của người bán
- Ký kết hợp đồng thương mại và giao hàng đến địa điểm đã thỏa thuận.
- Đóng gói và dán nhãn, kiểm tra số lượng hàng hóa.
- Giao hàng và bốc hàng lên tàu tại cảng đi đã quy định trong hợp đồng và chịu chi phí thuê tàu vận chuyển hàng hóa logistic đến địa điểm quy định.
- Hoàn tất các thủ tục xin giấy phép và xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu.
- Chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng, trước khi hàng hóa được đặt an toàn dưới sự kiểm soát của người mua.
- Giao hàng tại địa điểm và thời gian quy định trên cơ sở hóa đơn thương mại và các chứng từ quy định trong hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm, rủi ro và chi phí phát sinh cho đến khi giao hàng xong.
Nghĩa vụ của người mua
- Thanh toán hóa đơn vận chuyển đúng như trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
- Nhận hàng đúng thời gian và địa điểm trong hợp đồng.
- Thông báo cho người bán khi nào và ở đâu hàng hóa đã sẵn sàng để nhận.
- Hỗ trợ người bán cung cấp, kê khai và nộp các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu.
- Mọi rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển giao kể từ thời điểm nhận hàng.
Nơi chuyển giao rủi ro theo điều kiện DDP: Là nơi người bán giao hàng cho người mua tại một địa điểm được quy định trong hợp đồng tại quốc gia của người mua. Khi đó người bán chịu hoàn toàn trách nhiệm về lô hàng và người mua chịu mọi rủi ro từ đây.
Chi phí dỡ hàng tại nơi đến quy định: Nếu hợp đồng vận chuyển bao gồm chi phí dỡ hàng tại nơi đến quy định thì người bán phải trả chi phí này, trừ khi các bên đã thỏa thuận trước rằng chi phí sẽ được người mua hoàn trả.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa toàn quốc giá rẻ
So sánh DDP và DAP
Trong Incoterms 2020, người ta thường nhầm lẫn giữa DDP và DAP. Thực tế, hai điều kiện này có những điểm giống và khác nhau. Vậy sự khác biệt DAP và DDP là gì?
Điều kiện DDP | Điều kiện DAP | |
Giống nhau | – Người bán giao hàng tại nước của người nhập khẩu, địa điểm đã được thỏa thuận và quy định trong hợp đồng. – Người bán làm thủ tục xuất khẩu, thực hiện mọi nghĩa vụ, chi phí và rủi ro cho đến khi hàng được giao cho người mua tại địa điểm chỉ định. Dỡ hàng nếu được quy định trong hợp đồng. – Người mua thực hiện mọi nghĩa vụ, chi phí và rủi ro khi nhận hàng từ người bán tại địa điểm chỉ định. Dỡ hàng và thanh toán tiền hàng. | |
Khái niệm | Là phương thức giao hàng đã nộp thuế, người mua phải chịu trách nhiệm về hàng hóa và thủ tục hải quan nhập khẩu. | Là một phương thức giao hàng tại nơi đến, rủi ro trong quá trình giao hàng sẽ do người bán chịu. Không bao gồm việc dỡ hàng hóa hoặc thông quan hàng hóa nhập khẩu. Do đó thường sử dụng cho các giao dịch nội địa. |
Thủ tục nhập khẩu | Do người bán làm. | Do người mua làm. |
Trong quy định Incoterms 2020, người bán chịu tối đa rủi ro và trách nhiệm với lô hàng khi giao dịch. Vì vậy, trong hợp đồng cần thỏa thuận rõ ràng để tránh xảy ra nhầm lẫn hay chi phí phát sinh không mong muốn.
Trên đây là những thông tin cần biết về DDP là gì và quy định giao hàng DDP trong Incoterms 2020. Mong rằng những chia sẻ của Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam Trường Nam Logistics hữu ích với bạn đọc.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế