Thuật ngữ DAP được dùng khá nhiều trong các hợp đồng thương mại. Thế nhưng, không có quá nhiều người hiểu rõ khái niệm DAP là gì? Điều kiện, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi ký kết DAP thế nào. Bài viết từ Trường Nam Logistics dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về DAP, cùng xem nhé!
Mục lục
DAP là gì?
DAP là từ viết tắt của cụm Delivery at Place, nghĩa là Giao hàng tại nơi đến. Nói một cách khác, DAP là thuật ngữ miêu tả việc người bán sẽ chuyển giao hàng hoá và rủi ro sang cho người mua khi mà sản phẩm đã được đặt dưới quyền định đoạt của đối phương. Phương tiện vận tải ở điểm đích cũng như địa chỉ giao hàng đã được nêu rõ và thoả thuận trong bản hợp đồng mà 2 bên bán – mua ký kết.
DAP được dùng cho rất nhiều phương thức vận tải khác nhau. Nó có thể đồng thời được sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải.
Bạn thắc mắc về phí CIC trong vận tải? Đọc ngay bài viết “CIC là phí gì? Khi nào cần thu phí CIC?” để biết thêm về CIC nhé!
Áp dụng điều kiện DAP trong thực tế: Hướng dẫn chi tiết từng bước
Để áp dụng tốt điều kiện giao hàng thì trước tiên bạn cần nắm vững khái niệm DAP là gì. Sau đó, thực hiện tốt những bước dưới đây:
Bước 1: Xác định rõ các điều kiện DAP trong hợp đồng thương mại. Trong điều kiện này phải rõ ràng về điều kiện giao hàng DAP, địa điểm giao hàng (Cảng, kho, điểm đích mà người mua yêu cầu).
Bước 2: Người bán chuẩn bị hàng hoá và các thủ tục hải quan xuất khẩu. Người bán cần đảm bảo rằng hàng hoá đáp ứng đủ điều kiện vận tải và yêu cầu của người mua.
Bước 3: Người bán chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển để gửi hàng tới người mua. Phương tiện vận tải có thể là vận chuyển xe ô tô, tàu,…
Bước 4: Tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu theo đúng quy định. Bạn cần xuất trình đủ đầy các giấy tờ, chứng từ được yêu cầu.
Bước 5: Người bán và người mua theo dõi quá trình vận chuyển để đảm bảo rằng hàng hoá đến đích theo đúng kế hoạch. Người mua lúc này cần theo dõi để sẵn sàng nhận hàng
Bước 6: Người mua nhận hàng, chịu trách nhiệm dỡ hàng và thanh toán các khoản phí như thuế, giá trị hàng hoá, chi phí nhân công dở hàng…
Chỉ với 6 bước trên, bạn đã hoàn thành quá trình áp dụng điều kiện DAP trong thực tế. Có thể khẳng định rằng, khi có điều kiện DAP, các giao dịch mua hàng trở nên dễ dàng hơn. Các bên liên quan không cần lo lắng quá nhiều về quá trình vận chuyển như trước.
Viết điều kiện DAP vào hợp đồng sao cho chuẩn xác và đầy đủ
Bên cạnh việc hiểu rõ DAP là gì và cách áp dụng thực tế ra sao thì các bạn cũng cần nằm lòng cách viết điều kiện DAP trong hợp đồng. Điều này sẽ giúp cho bạn trở nên chỉnh chu, chuyên nghiệp và không vướng vào tranh chấp quyền lợi khi giao dịch.
Để viết điều kiện DAP vào hợp đồng một cách chuẩn xác và đầy đủ, bạn cần phải nắm rõ nội dung trong DAP là gì. Cụ thể, trong DAP, bạn cần nêu đủ những điều dưới đây:
- Địa điểm giao hàng: Cần thoả thuận rõ ràng với người bán, mua về đích đến. Đồng thời, bạn cần phải vạch rõ, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ chi phí liên quan trong quá trình vận chuyển
- Đề cập rõ trách nhiệm của người bán: Phải thực hiện tốt việc đóng gói, vận chuyển và thủ tục hải quan xuất khẩu. Đồng thời, người bán cũng cần phải cung cấp đủ đầy các giấy tờ được yêu cầu, chịu rủi ro hàng hoá khi chưa đến điểm đích.
- Làm rõ trách nhiệm của người mua: Phải dỡ hàng từ phương tiện vận tải, chịu chi phí vận chuyển, làm thủ tục hải quan nhập khẩu khi hàng về đến điểm đích. Đồng thời, người mua cũng cần phải chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất để nhận hàng
- Về rủi ro và trách nhiệm: Phải làm rõ các rủi ro và trách nhiệm như thế nào trong quá trình vận chuyển hàng hoá
- Thời gian giao hàng: 2 bên bán – mua phải thống nhất và cam kết về thời gian giao hàng trong khoảng từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Nếu chậm trễ do lỗi người bán thì cần phải thông báo và chịu các rủi ro liên quan
DAP: Hiểu rõ nghĩa vụ của bên mua và bên bán
Quy định về nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong DAP là gì? Đây cũng là điều mà bạn cần làm rõ khi viết điều kiện DAP trong bản hợp đồng thương mại nhé! Cụ thể về nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong DAP như sau:
Phía người bán:
- Thực hiện ký kết hợp đồng vận tải đưa hàng đến điểm đích quy định
- Đóng gói hàng hoá, thực hiện kẻ ký mã hiệu và kiểm đếm hàng theo đúng số lượng đã ký kết với người mua
- Thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hoá
- Giao hàng đến điểm đích cùng với các hoá đơn, chứng từ được quy định rõ trong bản hợp đồng
- Chịu rủi ro và các chi phí phát sinh cho đến khi hàng hoá đến điểm đích
Phía người mua phải có nghĩa vụ:
- Thanh toán đầy đủ tiền hàng theo đúng hoá đơn thương mại cho người bán
- Thông báo cụ thể cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng tiếp nhận hàng
- Làm tốt các thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá
- Tiến hành nhận hàng tại địa điểm cũng như thời gian đã ký kết trong hợp đồng
- Chịu mọi trách nhiệm liên quan đến lô hàng khi dỡ hàng hoá
- Chịu rủi ro và chi phí để cung cấp các thông tin liên quan đến việc mua bảo hiểm hàng hoá cho người bán
Công ty vận chuyển Bắc Nam – Trường Nam Logistics đã giải thích chi tiết về thuật ngữ DAP là gì. Mong rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!
Bài viết hữu ích:
Giá vận tải đường bộ 2024 có tăng không?
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả