COC là gì? Lợi ích và những sản phẩm cần phải có COC

COC là gì? COC và CQ có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Trường Nam Logistics tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến COC ngay trong bài viết dưới đây nhé!

COC là gì?

Đầu tiên, chúng ta hãy đi vào phân tích khái niệm COC là gì? COC thực chất là cụm từ viết tắt của Certificate of conformity trong tiếng Anh. Khi dịch ra tiếng Việt, nó có nghĩa là chứng nhận hợp quy. COC hiện nay được hiểu đơn giản là quá trình thực hiện những hành động liên quan đến kiểm nghiệm, đánh giá, xác nhận chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa.

COC - Chứng nhận hợp quy hữu ích với doanh nghiệp, người tiêu dùng và quản lý nhà nước
COC – Chứng nhận hợp quy hữu ích

Mục đích chính của COC là đảm bảo sự phù hợp của hàng hóa đối với các quy chuẩn của pháp luật hiện hành. Ở trong giấy chứng nhận hợp quy này sẽ có đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm cần được chứng nhận. Đồng thời với đó là chữ ký kèm con dấu của cơ quan thẩm quyền kiểm định.

COC đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng, cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Với cơ quan quản lý nhà nước: Dựa trên chứng chỉ COC, các cơ quan quản lý ẽ biết được sản phẩm, hàng hóa đang lưu hành có hợp pháp hay không? Thông qua đó, họ sẽ thực hiện tốt công tác quản lý, đảm bảo sức khỏe cao nhất cho người tiêu dùng. Đồng thời, cơ quan quản lý sẽ có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cuối cùng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trong cả nước.
  • Với người tiêu dùng: Khi dùng sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy sẽ giúp họ an tâm hơn. Nếu thấy ưng ý, họ chắc chắn sẽ quay lại mua

Các ưu điểm của việc sở hữu COC đối với doanh nghiệp là gì?

Đối với các doanh nghiệp, lợi ích nhận được từ COC là gì? Đây chắc chắn là một câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đặt ra khi tìm hiểu về COC đúng không? Trên thực tế, COC đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn cả so với người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước.

COC mang đến nhiều ưu điểm lớn cho doanh nghiệp
COC mang đến nhiều ưu điểm lớn cho doanh nghiệp

Điều dễ thấy nhất đó là khi sản phẩm, hàng hóa của bạn được cấp COC thì người dùng sẽ tin tưởng và chọn mua. Khi tung sản phẩm ra thị trường có đính kèm COC, doanh nghiệp của bạn sẽ sớm có chỗ đứng. Mức độ uy tín của đơn vị cũng sẽ được tăng dần qua thời gian. Bên cạnh đó, việc sản phẩm đã có COC sẽ giúp bạn tránh được rủi ro trong việc bị thu hồi sản phẩm. Hay tránh được trường hợp bồi thường thiệt hại cho người dùng khi có vấn đề và chưa được chứng thực rõ ràng.

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam| Đơn vị cung cấp dịch vụ tốt nhất

So sánh COC và CQ có gì khác nhau?

Điểm khác nhau giữa CQ và COC là gì? Đối với câu hỏi này, các đơn vị vận chuyển hàng hóa thường nằm lòng rất rõ. Tuy nhiên, đối với những người mới tìm hiểu về COC chắc chắn chưa biết. 

COC và CQ có sự khác nhau
COC và CQ có sự khác nhau

Về cơ bản, CQ là từ viết tắt của cụm Certificate of Quality. Khi dịch ra Tiếng Việt, hàm nghĩa của nó là giấy chứng nhận về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. CQ chứng nhận rằng, sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia sản xuất. Hoặc sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn được quy định ở thế giới và các khu vực liên quan.

Trong khi đó, COC lại là giấy chứng nhận hợp quy được cấp bởi các tổ chức chuyên môn, nhà máy sản xuất. CQ được cấp bởi các đơn vị đủ năng lực thẩm quyền. Nếu như xét theo mức độ tin cậy thì cần dựa trên mức độ uy tín của từng đơn vị cấp phép nhé!

COC hoàn toàn có thể thay thế cho CQ trong một số trường hợp như:

  • Khách hàng là những cá nhân mua hàng lẻ và chỉ cần dùng chứng nhận hợp quy để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Với các nhà thầu thì chỉ cần COC ở nhà máy, đơn vị cung cấp hoặc giấy chứng nhận liên quan đến xuất xứ của sản phẩm có trong hồ sơ

COC không thể thay thế cho CQ trong trường hợp, các sản phẩm buộc phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế. Lúc này, phía các nhà đầu tư sẽ phải yêu cầu nhà máy, đơn vị sản xuất sản phẩm cần có CQ trong hồ sơ.

Tổng hợp các sản phẩm bắt buộc phải có certificate of conformity

Bạn có biết nhóm sản phẩm bắt buộc phải có COC là gì không? Dựa theo quy định của pháp luật, các nhóm sản phẩm cần đảm bảo COC hiện nay gồm có:

  • Nhóm hàng hóa nằm trong danh mục quản lý của Bộ khoa học, công nghệ. Điển hình như đồ điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, các món đồ chơi thông minh.
  • Nhóm sản phẩm nông nghiệp như thức ăn, giống cây trồng, phân bón
  • Các sản phẩm phụ gia
  • Các loại cửa sổ
  • Sản phẩm về thực phẩm như bánh, kẹo, rượu, bia
  • Nhóm sản phẩm sứ
  • Sản phẩm liên quan đến vật liệu xây dựng: Sắt, xi măng, gạch ốp lát
  • Sản phẩm nằm trong danh mục hợp kim nhôm
  • Sản phẩm liên quan đến thông tin và truyền thông
  • Sơn và các vật liệu có khả năng chống thấm
  • Những sản phẩm nằm trong diện quản lý của Bộ giao thông vận tải.

Chi tiết các nhóm sản phẩm này đều được các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa truyền tải cho khách hàng khi hợp tác. Vậy nên, các bạn cũng cần chú ý để nắm bắt rõ hơn và thực hiện đúng quy định nhé!

Cơ chế đánh giá Chứng nhận Tuân thủ hợp quy COC hoạt động ra sao?

Ngoài thắc mắc COC là gì thì cơ chế đánh giá COC cũng là vấn đề mà nhiều người đặt sự quan tâm. Dựa theo kinh nghiệm của rất nhiều đơn vị thực hiện vận chuyển hàng hóa logistics thì COC hiện tại đang được đánh giá theo 8 phương thức cơ bản:

  • Thử nghiệm các mẫu hàng hóa điển hình
  • Thử nghiệm mẫu, xem xét, đánh giá các quá trình sản xuất, giám sát dựa trên việc thử nghiệm và đánh giá mẫu trên thị trường
  • Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất. Song song với đó là giám sát kết quả của việc thử nghiệm mẫu được lấy ở nơi sản xuất. Sau đó, tổng kết và đánh giá cả quá trình sản xuất
  • Tiến hành thử nghiệm mẫu và đánh giá chi tiết quá trình sản xuất, giám sát. Kết hợp với đó là đánh giá quá trình sản xuất của đơn vị
  • Thử nghiệm mẫu , đánh giá, giám sát và đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất của từng đơn vị.
  • Đánh giá cũng như giám sát hệ thống quản lý
  • Thử nghiệm, đánh giá toàn bộ các lô hàng hóa, sản phẩm
  • Tiến hành thử nghiệm, kiểm định lại toàn bộ sản phẩm.
Cơ chế đánh giá COC không quá khó
Cơ chế đánh giá COC không quá khó

Kết Luận

Với những thông tin được cung cấp bởi công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics ở trên bạn đã nắm được COC là gì phải không? Có thể nói rằng, đây là một phân loại chứng nhận rất hữu ích với các doanh nghiệp, người dùng và cơ quan quản lý. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan, mời bạn liên hệ với Trường Nam nhé!

Xem thêm

Chi tiết bảng giá cước vận chuyển hàng hóa Bắc – Nam

Thời gian vận chuyển ô tô Bắc Nam mất bao lâu

Bài viết liên quan

NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ

CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày

MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay