Chính ngạch là gì? Ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu chính ngạch

Chính ngạch là gì? Hẳn rằng, đây là câu hỏi mà bất cứ ai mới tìm hiểu về xuất nhập cảnh cũng đều đặt ra đúng không? Hãy cùng Trường Nam Logistics tìm hiểu chi tiết về hình thức nhập khẩu này ở bài viết dưới đây nhé!

Cụm từ "chính ngạch" có lẽ không quá xa lạ với chúng ta
Cụm từ “chính ngạch” có lẽ không quá xa lạ với chúng ta

Chính ngạch là gì?

Có khá nhiều tài liệu định nghĩa về chính ngạch là gì. Thế nhưng, các bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng, chính ngạch là hình thức mua bán thương mại có tính quốc tế cao. Hình thức mua bán này áp dụng cho tất cả mọi người. Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu mua bán chính ngạch. Điều kiện duy nhất để thực hiện quá trình này là có nhu cầu, đủ điều kiện và hiểu pháp lý.

Chính ngạch - Hình thức mua bán mang tính quốc tế
Chính ngạch – Hình thức mua bán mang tính quốc tế

Mua bán chính ngạch thường diễn ra giữa người mua và bán ở 2 quốc gia khác nhau. Đối với Việt Nam, chính ngạch là hình thức mua bán mà rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước ký hợp đồng thương mại với những nước đối tác. Việc ký kết hợp đồng này phải dựa theo hiệp định cam kết giữa các nước, tổ chức, hiệp hội… Tóm lại là dựa theo thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên.

Theo quy định thì tất cả các xe vận chuyển hàng hoá khi lăn bánh đều cần phải có lệnh điều động. Vậy “Lệnh điều động là gì? Tại sao cần lệnh điều động?” cùng đọc bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

Ưu và nhược điểm của nhập khẩu chính ngạch

Bên cạnh khái niệm thì rất nhiều người đặt câu hỏi ưu và nhược điểm của nhập khẩu chính ngạch là gì. Trên thực tế, hình thức nhập khẩu này phải có nhiều điểm ưu thì mới được triển khai mạnh mẽ như vậy.

Hình thức nhập khẩu chính ngạch mang nhiều ưu điểm lớn
Hình thức nhập khẩu chính ngạch mang nhiều ưu điểm lớn

Cụ thể về ưu điểm của nhập khẩu chính ngạch như sau:

  • Giá trị nhập khẩu của hình thức này thường lớn hơn rất nhiều so với nhập khẩu thông thường. Hơn nữa, giá trị không bị giới hạn
  • Hàng hoá nhập khẩu chính ngạch luôn có đầy đủ thông tin về xuất xứ, hoá đơn thanh toán. Chúng phù hợp với quy định của pháp luật và hạn chế được tối đa các rủi ro rằng doanh nghiệp của bạn bị cơ quan chức năng thu giữ
  • Mức độ ổn định của hình thức nhập khẩu chính ngạch vô cùng cao. Quyền lợi của hình thức nhập khẩu này được đảm bảo cho cả 2 bên mua bán thông qua hợp đồng thương mại.
  • Hình thức vận chuyển quốc tế thường an toàn và đảm bảo về mặt hàng hoá. Điều này đặc biệt phù hợp với những mặt hàng có giá trị cao
  • Có thể vận chuyển xuyên biên giới, miễn là đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh những điểm ưu thì nhập khẩu chính ngạch cũng tồn tại một số điểm yếu như sau:

  • Các thủ tục vận chuyển khá phức tạp. Hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch cần phải thông quan mới được nhận hàng
  • Chi phí nhập khẩu thường cao hơn bởi phải chịu mức phí hải quan, thuế suất
  • Hàng hoá dễ bị kiểm soát chặt chẽ, ít linh hoạt

Các loại hình nhập khẩu chính ngạch phổ biến hiện nay

Bạn có biết số lượng và tên gọi của các loại hình nhập khẩu chính ngạch là gì? Ở thời điểm hiện tại, có 2 loại hình thức nhập khẩu chính ngạch được sử dụng nhiều nhất là:

Nhập khẩu chính ngạch trực tiếp

Nhập khẩu chính ngạch là gì? Đây là hình thức nhập khẩu mà các công ty, doanh nghiệp phải đứng tên trực tiếp trong tờ khai hải quan ở mục người nhập khẩu. Đồng thời, các khách hàng cần phải chịu trách nhiệm đàm phán, mua bán với các nhà cung cấp hàng hoá ở nước ngoài.

Khi tiến hành nhập khẩu chính ngạch theo hình thức này thì những thủ tục cần làm doanh nghiệp sẽ phải thực hiện toàn bộ. Do đó, khi có rủi ro thì bạn cũng sẽ phải đứng ra và gánh chịu. Loại hình thức nhập khẩu này thường được các đơn vị vận chuyển hàng hoá sử dụng 

Có tới 2 loại hình thức nhập khẩu chính ngạch
Có tới 2 loại hình thức nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu chính ngạch qua uỷ thác

Đây là hình thức nhập khẩu mà khách hàng có thể nhờ đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa logistics để giao dịch. Đơn vị này sẽ trực tiếp đứng tên trên tờ khai và chịu trách nhiệm thực hiện các công đoạn, làm thủ tục hải quan cho kiện hàng. Bù lại, họ sẽ tính cước vận chuyển hàng hoá thông qua dịch vụ nhập khẩu uỷ thác.

Quy trình nhập khẩu hàng chính ngạch an toàn

Song song với định nghĩa chính ngạch là gì thì nhiều người cũng tò mò về quy trình nhập khẩu hàng hoá chính ngạch. Dựa theo tiết lộ từ chuyên gia tại Trường Nam Logistics thì, quy trình này sẽ diễn ra các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra chứng từ

Các chứng từ mà bạn cần phải kiểm tra tốt gồm có:

  • Hợp đồng
  • Hoá đơn thương mại
  • Quy cách đóng gói
  • Tờ khai hải quan
  • Tín dụng thư
  • Giấy chứng nhận hàng hoá
  • Hoá đơn vận chuyển
  • Chứng nhận kiểm dịch

Bước 2: Thanh toán

Thanh toán sẽ dựa theo điều kiện mà cả 2 bên đã ghi trong hợp đồng. Hình thức thanh toán phổ biến thường là qua ngân hàng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, ngân hàng mà bạn dùng để thanh toán hàng nhập khẩu phải được nhà nước cấp phép.

Quy trình nhập khẩu chính ngạch không quá phức tạp
Quy trình nhập khẩu chính ngạch không quá phức tạp

Bước 3: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Đây là một bước quan trọng và các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ. Nội dung về các tờ khai, vận chuyển cùng với các thủ tục khai báo thường gồm rất nhiều thông tin. Các bạn cần dành nhiều thời gian để kiểm tra về thủ tục hải quan xuất khẩu để thực hiện tốt nhé!

Bước 4: Nộp thuế và lấy lệnh xuất hàng

Sau khi đã làm xong thủ tục hải quan thì điều bạn cần làm tiếp theo là nộp thuế và lấy lệnh xuất hàng. Lệnh xuất hàng thường gồm có các giấy tờ như: giấy giới thiệu công ty, vận đơn, thông báo hàng đến…

Bước 5: Hàng hoá đang được vận chuyển 

Khi hàng hoá vận chuyển đến nơi, bạn cần làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá

Lưu ý xác suất rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng chính ngạch

Các đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá cũng như những doanh nghiệp có ý định nhập khẩu hàng chính ngạch thì nhất thiết phải lưu ý:

  • Đừng quên xin các loại giấy tờ giấy phép nhập khẩu, chứng nhận xuất xứ… dựa theo yêu cầu của các đơn vị vận chuyển. Bạn cũng cần phải đảm bảo tính xác thực của loại giấy tờ này
  • Không nhập khẩu những mặt hàng đã qua sử dụng. Bởi theo quy định của pháp luật thì đây là mặt hàng bị hạn chế nhập khẩu.
  • Tuyệt đối không nhập khẩu những loại hàng hoá bị cấm
  • Kiểm tra thật kỹ lưỡng về chất lượng của những loại hàng hoá cũng như mẫu mã của chúng trước khi vận chuyển vào Việt Nam.
  • Hàng hoá khi vận chuyển cần được bao bọc một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Các bạn đừng băn khoăn và đắn đo với việc sử dụng dịch vụ bọc, kiểm hàng từ đơn vị uỷ quyền.
Đừng quên chú ý tới rủi ro khi nhập khẩu chính
Đừng quên chú ý tới rủi ro khi nhập khẩu chính ngạch

Chính ngạch là gì? Công ty vận chuyển hàng hoá Trường Nam Logistics đã phân tích chi tiết về khái niệm này ở bài viết. Tin rằng, quý bạn đọc đã nắm bắt được thông tin. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới đơn vị để được hỗ trợ trực tiếp bạn nhé!

Bài viết hữu ích:

Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam: Lịch trình, chi phí

Bài viết liên quan

NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ

CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày

MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay