Chargeable weight là gì? Làm thế nào để tính Chargeable weight? Đây là kiến thức mà nhiều người làm xuất nhập khẩu biết nhưng chưa biết cách tính toán. Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về Chargeable weight, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể khái niệm này cũng như cách tính chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Chargeable weight là gì?
Chargeable weight là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực vận tải và logistics, đặc biệt là khi bạn gửi hàng hóa qua các dịch vụ vận chuyển như hàng không hoặc vận tải đường bộ. Chargeable weight là trọng lượng mà bạn sẽ phải trả phí vận chuyển dựa trên nó và nó không nhất thiết phải giống với trọng lượng thực tế của hàng hóa. Chargeable weight thường được sử dụng nhiều trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Hướng dẫn cách tính cước phí chargeable weight
Sau khi đã tìm hiểu Chargeable weight là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tính cước vận chuyển hàng hóa theo từng loại hàng. Có 2 loại hàng chính đó là hàng Air và hàng Sea.
Tính cước phí chargeable weight hàng Air
Giả sử bạn muốn gửi một lô hàng bao gồm 20 kiện hàng, với mỗi kiện có kích thước được đưa ra trong thông số kỹ thuật là 100 cm x 90 cm x 80 cm và trọng lượng mỗi kiện là 100 kg (bao gồm trọng lượng cả bì).
Bước 1: Tính tổng trọng lượng hàng hóa
Để so sánh các trọng lượng theo thể tích, bạn cần biết tổng trọng lượng của lô hàng. Tổng trọng lượng hàng hóa trong trường hợp này là 1000 kg (10 kiện x 100 kg/kiện).
Bước 2: Tính Trọng lượng lô hàng
Để tính trọng lượng theo thể tích, bạn cần tính khối lượng của lô hàng theo mét khối.
- Kích thước gói hàng ⇒ 100 cm x 90 cm x 80 cm = 1m x 0,9m x 0,8m
- Thể tích của 1 gói hàng = 1m x 0,9m x 0,8m = 0,72 cbm
- Tổng thể tích của hàng = 10 kiện x 0,72 cbm/kiện = 7,2 cbm
Bước 3: Tính Trọng lượng Thể tích (Volume weight) lô hàng
Để tính trọng lượng theo thể tích, nhân thể tích của lô hàng với hằng số trọng lượng thể tích. Trong trường hợp vận tải hàng không, hằng số này là 167 kg/cbm.
Trọng lượng theo thể tích = Tổng Thể tích Hàng hóa x Hằng số Trọng lượng Thể tích
⇒ Trọng lượng theo thể tích = 7,2 cbm x 167 kg/cbm = 1202,4 kg
Bước 4: Tính cước của lô hàng
Bạn cần so sánh tổng trọng lượng của hàng hóa với trọng lượng theo thể tích của hàng hóa và chọn giá trị lớn hơn.
- Trọng lượng tổng cộng của lô hàng là 1000 kg.
- Trọng lượng theo thể tích của lô hàng là 1202,4 kg.
Vì trọng lượng theo thể tích lớn hơn so với trọng lượng thực tế, nên trọng lượng theo thể tích 1202,4kg sẽ được sử dụng làm Trọng lượng Tính cước phí.
>>> Tổng hợp các đơn vị vận chuyển hàng hóa tốt nhất hiện nay
Tính cước phí chargeable weight hàng Sea
Giả sử bạn muốn gửi một lô hàng bao gồm 10 kiện hàng, với thông số như sau:
- Mỗi kiện hàng kích thước là 120cm x 100cm x 150cm.
- Trọng lượng mỗi kiện: 800kg (bao gồm trọng lượng cả bì).
Bước 1: Tính tổng trọng lượng hàng
Tổng trọng lượng của lô hàng là 8000kg (10 kiện x 800kg/kiện).
Bước 2: Tính thể tích lô hàng
Để tính trọng lượng thể tích, bạn cần biết kích thước của gói hàng và chuyển sang đơn vị mét khối.
- Kích thước gói hàng = 120cm x 100cm x 150cm ⇒ 1.2m x 1m x 1.5m
- Thể tích của 1 gói hàng = 1.2m x 1m x 1.5m = 1.8 mét khối (cbm)
- Tổng thể tích của hàng hóa = 10 kiện x 1.8 cbm/kiện = 18 cbm
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích lô hàng
- Trọng lượng thể tích của lô hàng được tính bằng cách nhân thể tích của hàng hóa với hằng số trọng lượng thể tích, với hằng số quy định cho vận tải đường biển là 1000 kg/cbm.
- Trọng lượng thể tích sẽ là 18 cbm x 1000 kg/cbm = 18000 kg
Bước 4: Tính Chargeable Weight của lô hàng
Để xác định Chargeable Weight, bạn so sánh tổng trọng lượng của hàng hóa với trọng lượng theo thể tích của hàng hóa và chọn giá trị lớn hơn.
- Tổng trọng lượng của lô hàng là 8000 kg.
- Trọng lượng theo thể tích của lô hàng là 18000 kg.
Vì trọng lượng theo thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế, nên chọn trọng lượng theo thể tích 18000 kg làm trọng lượng tính cước.
>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa logistic toàn quốc
Bỏ túi cách phân biệt Gross Weight và Chargeable Weight
Trước khi tính cước phí, chúng ta cần hiểu hàng Air được chia làm 2 loại trọng lượng: Gross weight (GW) & Chargeable weight (CW). Trong đó:
- Chargeable Weight (Trọng lượng tính cước): Là trọng lượng lớn hơn khi so sánh giữa Volume Weight và Gross weight. Đơn vị tính thường là Kg.
- Gross Weight (Trọng lượng thực tế): Là trọng lượng thực tế bao gồm cả trọng lượng hàng hóa và bao bì. Đơn vị tính thường là Kg.
>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam uy tín, giá rẻ
Những lưu ý cần biết khi tính cước phí
Khi tính cước phí Chargeable weight, bạn cần lưu ý về trọng lượng quy đổi như sau:
Hàng Sea
1 tấn < 3 CBM | Hàng nặng ⇒ Dùng bảng giá KGS |
1 tấn >= 3 CBM | Hàng nhẹ ⇒ Dùng bảng giá CBM |
Trong vận tải đường biển | Quy ước 1m3 tương đương 1000kg |
Hàng Air
Vận tải hàng không quy ước 1m3 tương đương với 166,67 kg.
Trên đây là thông tin chi tiết về Chargeable Weight là gì và cách tính Chargeable Weight hàng Air, hàng Sea. Biết được cách tính Chargeable Weight sẽ giúp cho bạn chủ động và nhanh chóng tính được cước phí cho lô hàng của mình chính xác nhất. Hy vọng bài viết trên của Công ty vận chuyển hàng hóa sẽ giúp ích cho công việc của bạn.
>>> Xem thêm: Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển ô tô Trường Nam Logistics
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
CIC là phí gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả