Bạn có đang thắc mắc CBM là gì? Cách tính CBM như thế nào? Đây là đơn vị đo lường rất phổ biến trong vận tải hàng hóa đường bộ, đường hàng không và đường biển. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Trường Nam Logistics.
Mục lục
Khái niệm CBM là gì?
CBM là gì? Đây là biểu tượng mà chúng ta thường thấy trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu bằng đường biển. Các công ty vận chuyển hàng hóa thường sử dụng CBM để tính toán chi phí vận chuyển.
Tên gọi đầy đủ của CBM là “Cubic Meter”. Hay chúng ta thường gọi thuận miệng hơn là mét khối (m3). Đơn vị này được sử dụng để đo trọng lượng, kích thước kiện hàng mà người vận chuyển yêu cầu để xác định chi phí vận chuyển. Với loại hàng hóa nặng nhẹ khác nhau, nhà vận chuyển hàng hóa Bắc Nam có thể quy đổi từ CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển.
CBM được sử dụng cho hầu hết phương thức vận chuyển như đường biển, đường hàng không hoặc vận chuyển container. Sức chứa CBM tối đa trong một container như sau:
Loại container | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao | Sức chứa | Tối đa |
20 feet | 589 cm | 234 cm | 238 cm | 26-28 CBM | 33 CBM |
40 feet | 1200 cm | 234 cm | 238 cm | 56-58 CBM | 66 CBM |
40 feet HC | 1200 cm | 234 cm | 269 cm | 60-68 CBM | 72 CBM |
45 feet HC | 1251 cm | 245 cm | 269 cm | 72-78 CBM | 86 CBM |
Cách tính CBM trong vận chuyển hàng hóa
Sau khi bạn đã biết được CBM là gì thì việc cập nhật cách tính CBM trong vận chuyển hàng hóa cũng rất cần thiết. Kể cả hàng hóa của bạn ở hình dạng nào thì cũng có thể xác định được thể tích khối bao quanh (mục đích để tính cước vận chuyển hàng hóa) nếu hàng được đóng trong thùng carton với các độ đo dài x rộng x cao cụ thể. Cách tính CBM tùy vào đơn vị tính như sau:
Phương pháp tính CBM từ đơn vị cm
CBM = [(L * W * H) / 1.000.000] * Số lượng.
Ví dụ: Kiện hàng của quý khách có: 10 hộp, dài 50 cm, rộng 30 cm và cao 25 cm. Áp dụng công thức, ta có: [(50 * 30 * 25) / 1.000.000] * 100 = 0.375 CBM.
Công thức tính CBM dựa trên mét
CBM = (L * W * H) * Số lượng.
Ví dụ: Kiện hàng của quý khách có: 20 thùng, được đóng gói với chiều dài 2,0 m, rộng 0,5 m và cao 1,0 m. Áp dụng công thức: (2,0 x 0,5 x 1,0) x 20 = 20 CBM.
- Tổng CBM: Dài x Rộng x Cao x Số thùng = CBM
- CBM một thùng: Dài x Rộng x Cao = CBM.
Cách quy đổi CBM sang kg
Thực tế, không thể quy đổi từ đơn vị thể tích sang đơn vị khối lượng một cách chính xác được. Tuy nhiên, nhiều công ty vận chuyển hàng hóa logistic thường quy đổi hàng hóa từ CBM sang kg nhằm giúp người vận chuyển tính cước phí hợp lý nhất cho tất cả các loại hàng hóa. Nhờ vậy mà khách hàng không bị bất lợi khi vận chuyển từ 2 loại hàng trở lên.
Ví dụ: Bạn cần vận chuyển bỉm, tã, khăn khô… Những mặt hàng này thường cồng kềnh, tốn diện tích nhưng trọng lượng nhẹ. Đối với các mặt hàng có trọng lượng lớn, chẳng hạn như đồ thủy tinh, đồ sứ, máy móc…
Vì vậy, các hãng vận tải đường biển trong xuất nhập khẩu thường quy đổi từ CBM sang kg. Sau đó so sánh hai đơn vị đo giữa trọng lượng CBM quy đổi và trọng lượng thực tính bằng kilogam. Từ đó, kiểm tra xem đơn vị nào có giá trị cao hơn để tính phí vận chuyển.
Xem ngay:Cùng Công ty vận tải Bắc Trung Nam Đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp
Chi phí vận chuyển CBM có thể bị ảnh hưởng bởi không gian mà nó chiếm trên xe chứ không phải trọng lượng thực tế. Đó là lý do tại sao bạn cần quy đổi từ CBM sang kg khi vận chuyển để hạn chế tổn thất mà người vận chuyển phải gánh chịu khi vận chuyển các loại hàng hóa có tính chất khác nhau.
Tùy vào phương tiện mà cách quy đổi CBM cũng có sự khác biệt, cụ thể:
Phương tiện | 1 CBM/Kg |
Đường hàng không | 167 kg |
Đường bộ | 333 kg |
Đường biển | 1000 kg |
Ví dụ: Công ty A vận chuyển vật liệu nhà bếp đi Thái Lan qua các đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
- 10 kiện hàng có kích thước theo thứ tự dài, rộng, cao: 5m, 1m, 0.2m
- Trọng lượng mỗi kiện là 1,5 tấn.
Lúc này chi phí vận chuyển được tính như sau:
- Dài x rộng x cao x số mảnh = 5 x 1 x 0,2 x 10 = 10 CBM.
- Trọng lượng (kg) x số kiện = 1.500 x 10 = 15.000 kg.
Đầu tiên hãng tàu vẫn sẽ tính số CBM, tiếp theo sẽ tính số kg. Để biết lô hàng được tính theo giá của hàng nặng (theo trọng lượng) hay hàng nhẹ (theo thể tích) rồi chúng ta bắt đầu áp dụng tỷ lệ chuyển đổi.
Trong vận tải đường bộ: 10 CBM tương đương 3330 kg (1 CBM = 333 kg). Nhưng thực tế lô hàng nặng 15.000 kg, lớn hơn nhiều so với 3330 kg. Do đó, lô hàng nguyên vật liệu của công ty A sẽ được tính theo giá của hàng nặng. Ví dụ đơn giá là 100 USD/tấn thì lô hàng này sẽ có giá: 15 tấn x 100 USD/tấn = 1500 USD.
Hướng dẫn cách tính CBM hàng Air và CBM hàng Sea
Ở nội dung tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách tính CBM là gì đối với hàng Air và hàng Sea nhé.
Phương pháp tính CBM hàng Air
Cũng như những phương thức vận chuyển khác, vận chuyển đường hàng không cũng sẽ so sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng của lô hàng. Nếu giá trị nào lớn hơn, sẽ lấy giá trị đó để tính cước, nhưng sẽ khác hằng số quy ước trọng lượng thể tích.
*Ví dụ: 1 lô hàng gồm 10 kiện với các thông số sau:
Kích thước của mỗi kiện: 40cm x 50cm x 40cm.
Trọng lượng của mỗi kiện: 500kg/kiện.
Bước 1: Tính tổng trọng lượng lô hàng
Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 50kg (trọng lượng mỗi kiện) = 500 kg.
Bước 2: Tính thể tích của lô hàng
Thể tích của một kiện hàng = (40 x 50 x 40)/1.000.000 = 0,08 CBM (m3)
Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 0,08 (thể tích 1 kiện hàng) = 0,8 CBM.
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích lô hàng
Hằng số quy ước trọng lượng thể tích khi vận chuyển đường hàng không: 1 CBM = 167 kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 0,8 cbm * 167kg/CBM = 133,6 kg.
Bước 4: So sánh giá trị
Tổng trọng lượng của lô hàng = 500 kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 133,6 kg.
⇒ Trọng lượng thể tích < trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thực tế 500 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.
Phương pháp tính CBM hàng Sea
Tương tự như trên, ta sẽ so sánh giá trị thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, nếu giá trị nào lớn sẽ lấy giá trị đó để tính cước phí.
*Ví dụ: 1 lô hàng có 10 kiện hàng với các thông số sau:
Kích thước của mỗi kiện: 100cm x 90cm x 150cm
Trọng lượng của mỗi kiện: 600kg/kiện.
Bước 1: Tính tổng trọng lượng lô hàng
Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 600kg (trọng lượng mỗi kiện) = 6.000 kg.
Bước 2: Tính thể tích của lô hàng
Thể tích của một kiện hàng = (100 x 90 x 150)/1000000 = 1,35 CBM (m3).
Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 1,35 (thể tích 1 kiện hàng) = 13,8 CBM.
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích lô hàng đó
Hằng số quy ước thể tích trong vận chuyển đường biển: 1 CBM = 1000 Kg
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 13,5 CBM x 1000kg/CBMb = 13.500 kg.
Bước 4: So sánh giá trị
Tổng trọng lượng lô hàng = 6.000 kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 13.500 kg.
⇒ Trọng lượng thể tích > trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 13.500 kg để tính cước phí cho lô hàng.
Lưu ý khi tính CBM vận tải đường bộ
Để các thủ tục vận chuyển trở nên thuận lợi hơn, bạn nên biết một số lưu ý khi tính CBM là gì. Cụ thể như sau:
- Xác định kích thước, trọng lượng hàng hóa chính xác. Bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
- Tải trọng và khối lượng hữu ích tối đa mà container có thể chịu được.
- Lưu ý không gian có sẵn trên phương tiện vận chuyển, nhằm đảm bảo hàng hóa được sắp xếp một cách hợp lý và an toàn.
- Tính toán chi phí vận chuyển dựa trên đơn giá CBM là gì, áp dụng cho từng tuyến đường cụ thể.
- Cần tìm hiểu các quy định, đơn giá và yếu tố cụ thể áp dụng ở từng khu vực và công ty vận tải bạn đang làm việc để đảm bảo tính chính xác và toàn vẹn.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về CBM là gì trong xuất nhập khẩu và công thức tính với từng phương thức cụ thể. Hy vọng nó sẽ giúp bạn biết rõ hơn về CBM. Từ đó, bạn có thể tự tính toán chi phí vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp. Nếu cần trao đổi thêm về các dịch vụ vận chuyển hàng hóa với Trường Nam Logistics, vui lòng liên hệ qua hotline để đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn một cách chính xác nhất.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
Khu phi thuế quan là gì? Định nghĩa chi tiết và ví dụ thực tế
Khu phi thuế quan là gì? Thuật ngữ khu phi thuế quan thường được dùng
Xe container đầu kéo: Giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả
Xe container đầu kéo có lẽ là hình ảnh mà rất nhiều người bắt gặp
LSS là phí gì? Giải thích chi tiết về phụ phí giảm thải lưu huỳnh
LSS là phí gì? Trong tiếng Anh, phí LSS được định nghĩa bằng cụm từ