Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn theo quy định của pháp luật bạn sẽ bị phạt. Vậy cụ thể về mức phạt, hình phạt thế nào? Cùng Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Mục lục
Tổng hợp các mức xử phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ
Hình thức xử phạt và mức phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ được quy định rõ ràng tại điều 44, khoản 5 nghị định 109/2013/NĐ – CP. Cụ thể như sau:
Quy định xử phạt hành chính khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn
Các đơn vị vận chuyển hàng hóa mà không xuất trình được hóa đơn thì phải chịu xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ nếu như vận chuyển không có hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.000 VNĐ trở lên. Cùng với đó, các tổ chức , cá nhân kinh doanh cũng sẽ phải bị xử phạt và lập lại đơn giao cho người mua, đơn vị vận chuyển.
- Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ đối với trường hợp không lập hóa đơn tổng hợp dựa trên quy định của pháp luật về hóa đơn hàng hóa.
Tham khảo ngay: Dịch vụ vận chuyển ô tô Siêu rẻ Chất lượng
Quy định xử phạt hành vi trốn thuế
Quy định về xử phạt hành vi trốn thuế trong vận chuyển hàng hóa Logistics được quy định cụ thể ở điều 13 của thông tư 166/2013/TT-BTC.
- Phạt tiền 1 lần tính dựa trên số thuế à người nộp thuế vi phạm. Nếu vi phạm lần 2 mà có 2 tình tiết giảm nhẹ thì cũng sẽ được phạt tiền 1 lần.
- Phạt tiền 1.5 lần nếu như người nộp thuế có hành vi trốn thuế lần đầu, có tình tiết tăng nặng. Hoặc nếu bạn vi phạm lần 2 nhưng lại có các tình tiết giảm nhẹt
- Phạt tiền 2 lần đối với trường hợp người nộp thuế vi phạm lần 2 mà không bao gồm các tình tiết giảm nhẹ. Hình phạt này cũng áp dụng cho những ai vi phạm lần 3 và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 3 lần dựa trên số tiền thuế mà người nộp thuế trốn. Các trường hợp được xem xét để phạt tiền theo quy định này là người nộp thuế đang vi phạm lần 2 mà có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần 3 có tình tiết tăng nặng.
Ngoài hình thức phạt tiền thì nếu người vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, cố tình thực hiện hành vi vi phạm nặng sẽ bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Ví dụ như nộp đủ số tiền thuế đã trốn, số tiền đã gian lận vào ngân sách của nhà nước.
Số tiền thuế trốn và gian lận là số tiền thuế bắt buộc phải nộp vào trong ngân sách của nhà nước. Vì thế, nếu phát hiện, các cơ quan thẩm quyền sẽ điều tra, lập biên bản và xử phạt.
Tất tần tật về các loại hóa đơn khi vận chuyển hàng hóa
Nếu bạn đang làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhất thiết phải nắm rõ điều này. Dựa trên thông tư 34/2014/TT – BTC thì bên bán phải lập và giao hóa đơn cho bên mua, vận chuyển hàng hóa. Bạn đã phải có hóa đơn hàng hóa khi vận chuyển hàng từ 200.000 VNĐ trở lên.
Đối với những mặt hàng có giá trị dưới 200.000 thì nhất thiết bạn phải có bảng kê bán kê bán lẻ của cửa hàng. Mỗi cuối ngày, các cơ sở kinh doanh thường lập ra một hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng ghi sẵn số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Họ sẽ giữ liên giao cho người mua cũng như các đơn vị vận chuyển (nếu sử dụng dịch vụ).
Với những mặt hàng trên 20.000.000 VNĐ thì người vận chuyển cần xuất được chứng từ thanh toán. Điều này nhằm phòng ngừa cũng như ngăn chặn các hành vi vận chuyển hàng trái phép, buôn lậu. Nếu vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn thì chắc chắn sẽ bị tình nghi, xử phạt nặng.
Như vậy, có thể nói, khi vận chuyển hàng hóa bạn cần có hóa đơn bán lẻ, hóa đơn chứng từ hợp pháp về nguồn gốc sản phẩm.
Qua các thông tin trong bài bạn đã hiểu về mức xử phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ phải không? Đừng quên để lại thắc mắc nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về chủ đề này nhé!
Xem thêm:
Cước vận chuyển hàng hóa được tính như thế nào?
Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam mất bao lâu?
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế