Hàng hóa hiện tại đang bị làm giả ngày càng nhiều. Đó chính là lý do vì sao bạn cần hiểu nhiều hơn về mã vạch hàng hóa trong nước và quốc tế để mua được món đồ chính hãng, ưng ý.
Mục lục
Mã vạch hàng hóa là gì?
Mã vạch hàng hóa được hiểu đơn giản là một phương pháp lưu giữ và truyền tải các thông tin, dữ liệu về sản phẩm bằng tổ hợp các khoảng trắng, vạch trắng. Trong tổ hợp này có các mẫu tự, ký hiệu và con số. Khi bạn quét vào mã vạch này, thông tin về sản phẩm sẽ hiển thị đầy đủ. Bạn có thể tìm thấy được nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô sản xuất, tiêu chuẩn đăng ký….
Một mã vạch hàng hóa thường sẽ gồm 2 phần chính:
- Mã số hàng hóa: Đây là dãy số thể hiện cụ thể các thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua mã số. Mã số hàng hóa được quy ước riêng theo những quy chuẩn được đề ra bởi tổ chức GS1. Mọi người dùng có thể dễ dàng nhận diện được mã số này một cách nhanh chóng.
- Mã vạch: Đây là một tổ hợp các khoảng trắng, vạch trắng. Chúng được sắp xếp theo quy luật riêng, đủ đầy thông số. Người dùng sẽ chỉ có thể đọc được chúng bằng ác thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã..
Tham khảo ngay: Bảng giá vận chuyển xe ô to bắc nam Siêu rẻ Chất lượng
Hướng dẫn cách kiểm tra mã vạch hàng hóa
Mã vạch hàng hóa được ví như thẻ căn cước của chính nó. Vì thế, để biết chính xác bạn đang mua mặt hàng giả hay thật thì bạn bắt buộc phải biết cách kiểm tra mã vạch nhé!
Phương pháp tính số trên mã vạch hàng hóa
Các chủng loại mã vạch phổ biến trên thị trường hiện tại là UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và cả Code 128. Chuẩn mã vạch EAN của tổ chức mã số vật phẩm quốc tế hiện tại đang được áp dụng cho các hàng hóa Việt trên thị trường.
Mã vạch hàng hóa thường gồm có 13 con số. Nó được chia thành 4 nhóm lần lượt như sau:
- Nhóm 1: 2 chữ số đầu là mã quốc gia sản xuất hàng hóa
- Nhóm 2: 6 chữ số tiếp theo chính là mã số doanh nghiệp sản xuất trong tổ chức GS1
- Nhóm 3: 3 chữ số tiếp theo tượng trưng cho mã sản phẩm do doanh nghiệp tự cấp
- Nhóm 4: Con số cuối cùng, đại diện cho số về kiểm tra
Cách tính số để biết hàng thật hay giả cụ thể như sau:
Bước 1: 3 chữ số đầu tiên sẽ tương ứng với xuất xứ của hàng hóa đó. Ví dụ, nếu nó được sản xuất tại Việt Nam thì bạn sẽ thấy 3 chữ số đầu lần lượt là 893. Nếu hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc sẽ gồm có 690, 691, 693. Hàng sản xuất tại Thái Lan sẽ có mã là 885.
Bước 2: Lấy tổng các số hàng chẵn x 3. Sau đó, cộng chúng với tổng các chữ số hàng lẻ, trừ số 13. Cuối cùng, bạn lấy kết quả đã cộng trước đó cộng tiếp với số 13. Nếu như tổng có số đuôi là 0 thì mã vạch đó hợp lệ. Ngược lại, nếu khác 0 thì mã vạch lỗi. Đây cũng là cách mà các đơn vị vận chuyển hàng hóa thường áp dụng.
Bật mí các app đọc mã vạch trên điện thoại
Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều loại app giúp bạn đọc mã vạch hàng hóa. Điển hình trong số đó có 3 app sau:
- iCheck: Đây là một trong những app được sử dụng để check mã vạch phổ biến ở Việt Nam. iCheck cung cấp cho người dùng các thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm thông qua mã vạch. Ví dụ như giá cả, thông tin về nhà sản xuất, địa chỉ bán, số điện thoại liên hệ và các đánh giá khác của người dùng. Với phần mềm này, khách hàng chỉ cần quét mã 1 lần liền có thể đọc tất cả thông tin về mặt hàng đó.
- Barcode Việt: App quét mã vạch hàng hóa này được nghiên cứu và phát triển bởi người Việt. Chính vì thế, giao diện của nó được tối ưu, rất dễ sử dụng. App cho phép người dùng quét được mã vạch ngay cả khi camera có chất lượng thấp. Barcode nhận diện toàn bộ các mã vạch và hiển thị đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, hạn sử dụng sản phẩm…
- QR Barcode Scanner TeaCapps: App quét mã này cho phép bạn tìm nhanh các thông tin về sản phẩm nước ngoài. App có thể quét được mọi định dạng về mã vạch như Qr, Data, UPC, EAN,..App hỗ trợ tốt cho việc quét mã sản phẩm nước ngoài và cả những mặt hàng được sản xuất ở Việt Nam
Xem thêm:
- Lưu ý khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa Bắc Nam
- Bỏ túi danh sách các đơn vị vận chuyển hàng hóa Logistics số 1 Đà Nẵng
Bảng tổng hợp mã vạch trong nước và thế giới
Biết được mã vạch hàng hóa trong nước và quốc tế sẽ giúp bạn định hình tốt hơn trong công tác nhận biết nguồn gốc sản phẩm.
Dưới đây là danh sách mã vạch các nước dựa trên quy chuẩn quốc tế:
Mã vạch | Quốc gia |
000-19 và 030 – 039 | Mỹ |
300 – 379 | Pháp |
400 – 440 | Đức |
450 – 459, 490 – 499 | Nhật Bản |
520 | Hy Lạp |
528 | Li Băng |
529 | Đảo Síp |
560 | Bồ Đào Nha |
590 | Ba Lan |
594 | Romania |
599 | Hungary |
600 – 601 | Nam Phi |
603 | Ghana |
609 | Mauritius |
611 | Maroc |
613 | Algeria |
616 | Kenya |
619 | Tunisia |
622 | Ai Cập |
690 – 695 | Trung Quốc |
700 – 709 | Na Uy |
760 – 769 | Thụy Sỹ |
880 | Hàn Quốc |
885 | Thái Lan |
893 | Việt Nam |
888 | Singapore |
899 | Indonesia |
900 – 939 | Úc |
940 – 949 | New Zealand |
955 | Malaysia |
958 | Macau |
Các loại mã vạch 1D phổ biến trong việc sử dụng tại Việt Nam
Mã vạch hàng hóa 1D là loại mã vạch tuyến tính thông dụng. Nó thường được cấu tạo từ các vạch sọc đen trắng song song và xen kẽ nhau. Mã 1D hay còn được gọi với cái tên là mã vạch một chiều. Bởi những dữ liệu có trong mã vạch này được thay đổi dựa theo một chiều duy nhất.
Các loại mã vạch 1D phổ biến hiện nay gồm:
- Mã UPC: Là mã thuộc quyền quản lý của GS Hoa Kỳ. Nó gồm các biến thể như UPC A, B, UPC – C, UPC – 2 và UPC – 5.
- Mã EAN: Mã vạch này được sử dụng nhiều ở Việt Nam và các nước Châu Âu. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp được cấp mã này trong trường hợp họ là thành viên của tổ chức mã số mã vạch Việt Nam. Mã EAN gồm 4 nhóm chính là mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra. Do vậy, nó được dùng cho rất nhiều sản phẩm đã và đang lưu thông trên toàn cầu. 2 biến thể chính của mã vạch EAN là EAN – 8 và EAN – 13.
- Mã Code 39: Loại mã này cho phép hiển thị đầy đủ chữ cái, chữ số cùng với một vài ký hiệu đặc biệt. Nó không có chiều dài cố định mà phụ thuộc vào dung lượng thông tin về sản phẩm.
- Mã Code 128: Đây là một ký hiệu tuyến tính có mật độ cao, được mã hóa bằng văn bản và nhiều hàm, ký tự thuộc bộ 128 ASCII. Nó được đánh giá cao vì nhỏ gọn, lưu trữ được nhiều thông tin.
- Mã vạch ITF
- Mã vạch Codabar
Xem thêm:
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong nước giá tốt 2023
Tại sao các doanh nghiệp cần đăng ký mã vạch cho sản phẩm Việt Nam
Các doanh nghiệp nên chủ động đăng ký mã vạch cho các sản phẩm đang sản xuất. Bởi lợi ích đầu tiên mà mà vạch hàng hóa mang đến cho bạn là bảo vệ sản phẩm trước nạn hàng giả hàng nhái. Mã vạch cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các thương hiệu sản phẩm dễ dàng hơn bao giờ hết.
Không chỉ vậy, mã số mã vạch còn mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khác như:
- Tăng hiệu suất, giảm thiểu các công đoạn tính toán hay nhập liệu bằng tay ở các doanh nghiệp. Từ đó, mang đến hiệu suất làm việc cao nhất
- Độ chính xác mà mã vạch mang đến vô cùng cao. Điều này cho phép các doanh nghiệp truy cập dữ liệu bằng tay dễ dàng.
- Mã vạch chứa đựng được lượng lớn dữ liệu nên các doanh nghiệp có thể thông quá đó để hỗ trợ khách hàng của mình khi dùng sản phẩm.
- Đáp ứng nhu cầu cho khách hàng về mặt tra cứu nguồn gốc sản phẩm, chất lượng hàng hóa.
- Có mã vạch, sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng được đưa vào hệ thống bán lẻ.
Mã vạch hàng hóa trong nước và quốc tế hiện vẫn đang được phát triển và lưu hành. Để mua được hàng hóa tốt, bạn nhất định phải nằm lòng các quy định về mã vạch và cách check nhé! Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics mong rằng, các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm:
Cước vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước tại Trường Nam Logistics
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế