Một trong những phương thức vận chuyển quan trọng của ngành Logistics chính là vận chuyển Air Cargo. Tuy nhiên, còn rất nhiều người chưa hiểu Air Cargo là gì và thường nhầm lẫn với Air Express. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ phân tích cho bạn kỹ hơn về loại hình dịch vụ này và cách phân biệt nhé.
Mục lục
Vận chuyển Air Cargo là gì?
Trước khi tìm hiểu vận chuyển Air Cargo chúng ta nên biết Cargo có nghĩa là gì? Cargo trong tiếng Anh là hàng hóa, và nó cũng bao gồm nhiều nghĩa khác trong phạm vị ngành vận chuyển (ví dụ như hàng chuyên chở, lô hàng…). Sở dĩ người Việt Nam thường sử dụng từ này bởi vì ngắn gọn, thuận tiện trong việc giao tiếp với khách hàng nước ngoài.
Theo đó, vận chuyển Air Cargo là hình thức vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi bằng máy bay, hay còn gọi là vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Hình thức này sử dụng máy bay chuyên dụng hoặc chở một phần trong khoang của máy bay hành khách.
Nhờ ưu điểm tốc độ nhanh, an toàn mà vận chuyển Air Cargo được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên giá cước vận chuyển hàng hóa cũng khá cao. Vì vậy sẽ phù hợp cho những loại hàng hóa giá trị cao hoặc hàng hóa yêu cầu về thời gian như:
- Tài liệu, thư từ, bưu kiện, bưu phẩm.
- Hàng hóa dễ hư hỏng như hoa quả, đồ đông lạnh, thực phẩm.
- Hàng hóa là đồ xa xỉ từ thương hiệu nổi tiếng.
- Đồ điện tử, điện lạnh, hàng thời trang.
Bật mí cách phân biệt Air Cargo và Air Express
Nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu Air Express và Air Cargo khác nhau như thế nào và thường bị nhầm lẫn. Đặc biệt, các đơn vị vận chuyển hàng hóa cũng không làm rõ được điểm khác nhau giữa hai dịch vụ trên. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics sẽ giúp bạn cách phân biệt.
Vận chuyển Air Express
- Là hình thức vận chuyển thông qua các công ty chuyển phát nhanh hàng hóa toàn cầu. Như UPS, DHL, TNT, FEDEX…
- Số cân nặng chuyển phát tối thiểu là 0.5kg.
- Hàng gửi đi bắt buộc phải được đóng gói bằng thùng carton, không được đóng thùng xốp hoặc bao nilon.
- Cước phí cao nên thường áp dụng cho kiện hàng <100kg.
- Có tracking number để theo dõi tình trạng lô hàng.
- Có chuyến bay vận chuyển mỗi ngày.
Vận chuyển Air Cargo
- Là hình thức vận chuyển do công ty vận chuyển hàng hóa logistic hợp tác với các hãng hàng không để vận chuyển hàng hóa. Thường áp dụng cho kiện hàng có khối lượng >100kg.
- Cước phí vận chuyển rẻ hơn.
- Không có tracking number cụ thể cho từng kiện hàng, chỉ có số booking của cả lô hàng. Chính vì vậy, khách hàng không thể tự theo dõi tình trạng lô hàng mà phải thông báo qua công ty vận chuyển.
- Hàng hóa xuất đi được đóng bao tải hoặc thùng carton.
- Hàng gửi đi nước nào sẽ phụ thuộc vào chuyến bay của hãng hàng không tới nước đó.
- Hình thức này thường xảy ra tình trạng delay hoặc bị cắt tải.
Ưu và nhược điểm Air Cargo
Mỗi phương thức vận tải đều sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Với vận chuyển Air Cargo, bạn sẽ thấy những điểm khác biệt rõ ràng so với vận chuyển đường bộ, đường biển…
Ưu điểm vận chuyển Air Cargo
- Tốc độ vượt trội, giao hàng cực nhanh, rút ngắn quá trình vận chuyển. Vận chuyển Air Cargo là hình thức vận chuyển nhanh nhất so với các hình thức vận chuyển khác.
- Độ an toàn cao, phù hợp vận chuyển cả những mặt hàng dễ vỡ.
- Kết nối hàng hóa dễ dàng đến hầu hết các nước trên thế giới.
- Bảo hiểm vận chuyển thấp do ít rủi ro hơn trong quá trình vận chuyển so với các phương thức khác.
- Hạn chế tối đa các trường hợp như mất hàng, thất lạc hàng hóa.
- Phí lưu trữ thấp do xử lý đơn hàng nhanh chóng.
Nhược điểm vận chuyển Air Cargo
- Chi phí vận chuyển cao, điều này hoàn toàn dễ hiểu và chấp nhận được.
- Danh mục vận chuyển hàng hóa không đa dạng như các hình thức vận chuyển khác và không phù hợp để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, giá trị thấp.
- Hàng hóa vận chuyển phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe để đảm bảo an ninh và tuân thủ pháp luật.
- Có thể chịu ảnh hưởng bởi thời tiết như sương mù, mưa giông… gây trì hoãn hoặc hủy chuyến bay, làm ngưng trệ dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Những lưu ý khi vận chuyển Air Cargo
Khi vận chuyển Air Cargo, có một số lưu ý quan trọng sau đây:
Đóng gói chặt chẽ: Hàng hóa cần được đóng gói một cách chắc chắn để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Sử dụng vật liệu đóng gói chất lượng, bảo vệ hàng hóa khỏi va đập và thời tiết.
Chỉ định đúng thông tin: Đảm bảo các thông tin về hàng hóa như tên, địa chỉ người gửi, người nhận, mô tả hàng hóa và các thông tin liên quan khác chính xác. Giúp tránh nhầm lẫn và giúp quá trình xử lý và giao nhận hàng hóa diễn ra một cách suôn sẻ.
Hạn chế hàng hóa cấm: Kiểm tra và tuân thủ các quy định về hàng hóa cấm hoặc hàng hóa hạn chế vận chuyển Air Cargo. Ví dụ như chất cháy nổ, chất gây ô nhiễm môi trường, vật liệu độc hại sẽ không được chấp nhận hoặc yêu cầu xử lý đặc biệt.
Xử lý hàng hóa đặc biệt: Nếu bạn muốn vận chuyển hàng hóa đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng y tế, hàng hóa giá trị cao, hãy đảm bảo tuân thủ các yêu cầu và quy trình đặc biệt để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Bảo hiểm hàng hóa: Xem xét việc mua bảo hiểm cho hàng hóa của bạn để tránh khỏi các rủi ro như mất mát, hư hỏng hoặc trễ chuyến bay.
Theo dõi vận chuyển: Cập nhật thông tin vận chuyển đơn hàng để giao nhận được thực hiện đúng thời gian, đúng quy trình.
Tuân thủ quy định hải quan: Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các giấy tờ và thông tin cần thiết để đảm bảo việc thông quan hàng hóa diễn ra thuận lợi.
Những lưu ý này giúp đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ quy định khi vận chuyển Air Cargo. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy định và yêu cầu cụ thể của từng hãng hàng không và quốc gia, có thể có các yêu cầu đặc biệt khác.Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm cũng như cách phân biệt vận chuyển Air Cargo với vận chuyển Air Express. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm một số dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với Trường Nam Logistics để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế