Hàng hóa phi mậu dịch là gì? Trong bài viết dưới đây, Trường Nam Logistics sẽ giúp bạn tìm ra đáp án cho câu hỏi này và hiểu sâu hơn về đặc điểm của hàng phi mậu dịch, cùng xem nhé!
Mục lục
Hàng hóa phi mậu dịch là gì?
Mậu dịch được hiểu đơn giản là mua bán, Phi mậu dịch có nghĩa là không mua bán. Vậy hàng hóa phi mậu dịch là gì?
Hiểu theo cách thông thường thì hàng hóa phi mậu dịch là những mặt hàng được nhập, xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trong xuất nhập khẩu quốc tế, những mặt hàng này phải chịu thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Các loại hàng hóa phi mậu dịch thường thấy là:
- Quà tặng, quà biếu
- Hàng hóa thuộc quyền sở hữu của các cơ quan ngoại giao quốc tế ở Việt Nam hoặc ở các nước trên thế giới.
- Hàng viện trợ, cứu trợ cho các cá nhân đang gặp khó khăn.
- Loại hàng đang tạm nhập khẩu, xuất khẩu
- Sản phẩm mẫu được các tổ chức sử dụng trong hoạt động quảng bá và bán hàng cho đối tác.
- Các dụng cụ và phương tiện được dùng cho việc di chuyển của người xuất, nhập cảnh
- Tài sản di chuyển xuyên quốc gia thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nào đó.
- Các loại hành lý, hành trang của khách hàng.
Các đơn vị vận chuyển hàng hóa khi luân chuyển hàng phi mậu dịch vẫn phải đóng thuế như thường.
Ưu và nhược điểm hàng phi mậu dịch
Ưu điểm của hàng hóa phi mậu dịch là gì? Đây cũng là một câu hỏi mà rất nhiều người đặt sự quan tâm khi tìm hiểu về hàng mậu dịch, phi mậu dịch. Cụ thể về điểm ưu và nhược của hàng phi mậu dịch như sau:
Ưu điểm hàng phi mậu dịch
Về ưu điểm:
- Hàng phi mậu dịch là những loại hàng hóa được trao đổi và xuất nhập khẩu mà không áp dụng quá gắt gao các biện pháp mậu dịch như thuế, giới hạn xuất nhập khẩu. Do vậy, nó rất có lợi trong việc tạo điều kiện để các cá nhân giữa các quốc gia khác nhau tăng cường tình cảm, hợp tác. Điều này cũng làm cho thị trường tiêu thụ và cung ứng được mở rộng. Từ đó, góp phần tạo ra lợi ích lớn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
- Hàng phi mậu dịch giúp cho người dùng có thể tùy chọn những mặt hàng giá trị và thấy được vị trí của bản thân với đối tác, người tặng quà.
- Không bị gắt gao trong hoạt động thuế má nên hàng phi mậu dịch có thể giúp cho các khách hàng được thoải mái hơn khi mang theo.
- Các vùng khó khăn, các cá nhân hoàn cảnh có thể nhận hàng hóa mà không lo ngại vấn đề tiền bạc, thuế giá trị gia tăng
- Hàng hóa mậu dịch có thể được bán ra dưới dạng thanh lý tài sản và ghi nhận cho các doanh thu của cá nhân, doanh nghiệp
- Đa phần các loại hàng hóa phi mậu dịch đều sẽ không phải kiểm chứng hợp chuẩn, hợp quy và công bố sản phẩm
- Được hưởng thuế ưu đãi nếu như bạn có chứng nhận xuất xứ
Nhược điểm hàng phi mậu dịch
Một vài điểm trừ của hàng hóa mậu dịch là:
- Hàng phi mậu dịch cũng bắt buộc phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu như đơn hàng có giá trị dưới 1 triệu VNĐ thì bạn không cần đóng thuế
- Thuế giá trị gia tăng áp trên hàng phi mậu dịch thường không được khấu trừ. Điều này được lý giải là vì các hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch đều không sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh. Vì thế, chúng sẽ không được khấu trừ thuế.
- Hàng phi mậu dịch không thể thanh toán qua ngân hàng.
So sánh hàng mậu dịch và phi mậu dịch
Bạn có biết điểm giống và khác nhau giữa hàng mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch là gì? Cả 2 loại hàng hóa này đều phải trả cước phí quốc tế cũng như đóng thuế giá trị gia tăng cho nhà nước. Tuy nhiên, thông thường, thời gian nhận của các mặt hàng phi mậu dịch sẽ nhanh hơn nhiều so với hàng mậu dịch.
Điểm chung dễ thấy nhất của 2 loại hàng hóa này chính là chúng đều phải trả phí vận chuyển quốc tế và thuế giá trị gia tăng. Vì thế, khá nhiều người lúng túng và không biết phân biệt 2 loại hàng hóa này như thế nào.
Để phân biệt được hàng phi mậu dịch và mậu dịch, điều đầu tiên bạn cần làm là căn cứ vào khái niệm của chúng. Hàng mậu dịch là hàng được mua bán, trao đổi cho mục đích thương mại. Ngược lại, hàng phi mậu dịch là những mặt hàng không được phục vụ cho mục đích thương mại.
Dựa theo chia sẻ của các đơn vị vận chuyển hàng hóa logistic thì thời gian nhận hàng phi mậu dịch nhanh hơn vì nó thường được dùng để biếu tặng, cứu trợ, viện trợ mà không phục vụ cho hoạt động thương mại. Các loại hình thuế cũng như giấy tờ về hàng cũng không gắt gao như hàng mậu dịch.
Các bước thực hiện thủ tục với hải quan với hàng phi mậu dịch
Để thực hiện thủ tục hải quan với hàng phi mậu dịch, quý khách cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải có giá trị xác nhận giao dịch hàng phi mậu dịch
- Hàng xuất khẩu nếu nằm trong đối tượng miễn thuế thì cần phải có các giấy tờ đi kèm như văn bản xét miễn thuế, tờ khai nhận viện trợ không hoàn lại, văn bản ủy quyền, giấy phép xuất khẩu.
Sau khi chuẩn bị đủ đầy các giấy tờ trên thì bạn cần làm thủ tục hải quan theo trình tự như sau:
Bước 1: Khai báo hải quan và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận và đăng kí cũng như tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ của bạn.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa của khách hàng. Hình thức, mức độ kiểm tra của phía bên hải quan sẽ dựa trên thực tế hàng hóa xuất, nhập khẩu phi mậu dịch. Nguyên tắc kiểm tra của họ đều được thực hiện dựa trên quy định Luật Hải Quan và nghị định 154/2005.
Bước 3: Sau khi hải quan đã xác nhận và không có vấn đề với hàng hóa thì khách hàng cần phải nộp thuế, lệ phí cũng như các khoản phí theo luật pháp hiện hành.
Bước 4: Hoàn tất quá trình khai báo và thông quan hàng hóa
Nếu bạn dùng dịch vụ vận chuyển hàng hóa ở các đơn vị khác nhau thì đại diện của công ty đó sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục này cho bạn. Khi đó, cước vận chuyển hàng hóa cũng sẽ bao gồm các khoản phí mà bạn cần phải đóng để hoàn tất các giấy tờ hải quan.
Lời Kết
Qua những thông tin trên bạn đã nắm được khái niệm và đặc điểm của hàng hóa phi mậu dịch là gì chưa? Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi ở dưới phần bình luận bài viết, công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics sẽ nhanh chóng phản hồi!
Xem thêm:
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế