Trong Logistics, thuật ngữ kho ngoại quan được dùng rất nhiều. Thế nhưng, ít ai hiểu rõ khái niệm kho ngoại quan là gì? Nếu bạn cũng vậy, hãy cùng Trường Nam Logistics tìm hiểu kỹ hơn về kho ngoại quan và những quy định khi gửi hàng ở kho nhé!
Mục lục
Kho ngoại quan là gì?
Nói theo cách thông thường thì kho quan ngại là khu vực kho, bãi được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam để tạm lưu giữ, bảo quản và thực hiện các dịch vụ với hàng hóa nước ngoài.
Ở khoản 10, điều 4 của luật Hải Quan năm 2014 khái niệm về kho ngoại quan là gì được nêu rõ như sau:
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ tất cả những hàng hóa đã làm thủ tục hải quan và đang chờ để xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa về Việt Nam để chờ xuất khẩu hoặc nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam.
Các khu vực được phép thành lập kho ngoại quan gồm có:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là địa điểm, đầu mối giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Những địa điểm này đáp ứng điều kiện nhanh, tiện lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất – nhập khẩu.
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu kinh tế đặc biệt
Khi ra vào kho ngoại quan, chúng ta phải làm thủ tục hải quan và luôn chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan. Các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa logistic cũng phải thực hiện đúng theo quy trình này.
Các loại hàng hóa được gửi hàng hóa ở kho ngoại quan
Dựa theo điều 85, nghị định 08/2015/NĐ – CP thì hàng hóa được gửi ở kho ngoại quan gồm có:
- Hàng hóa của những chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài đang chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3
- Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất các thủ tục hải quan đang chờ xuất khẩu
- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu
Các mặt hàng không được gửi ở kho ngoại quan là gì?
- Hàng hóa giả mạo các nhãn mác, tên gọi xuất xứ từ Việt Nam
- Các mặt hàng gây nguy hiểm cho con người hoặc có hại với môi trường
- Hàng hóa thuộc diện cấm xuất – nhập khẩu, tạm dừng xuất – nhập khẩu.
Bật mí các dịch vụ kho ngoại quan
Dựa theo điều 83 ở nghị định 08/2015 thì chủ hàng hóa gửi tại kho ngoại quan có thể thực hiện hoặc uy quyền cho chủ kho ngoại quan, các đại lý làm thủ tục hải quan. Các dịch vụ mà họ cần thực hiện đối với hàng gửi tại kho ngoại quan gồm có:
- Gia cố, chia gói và đóng gói các bao bì hàng hóa. Đóng ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp cho hàng hóa và bảo dưỡng cho chúng
- Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ tốt cho công tác quản lý cũng như làm các thủ tục hải quan
- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa
Đối với kho ngoại quan chuyên dùng để chứa hóa chất và xăng dầu mà đạt các yêu cầu quản lý của nhà nước thì được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa. Những dịch vụ này luôn được đề cập rõ trong tiến trình bạn gửi hàng ở kho và các đơn vị vận chuyển hàng hóa Bắc Nam bắt buộc phải nắm bắt được.
Tổng hợp các quy định khi sử dụng gửi hàng ở kho ngoại quan
Các quy định khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và gửi hàng ở kho ngoại quan như sau:
- Hợp đồng dùng để thuê kho ngoại quan cần được thành lập dựa trên các thỏa thuận giữa chủ kho và chủ hàng hóa. Trừ trường hợp chủ hàng hóa đồng thời đảm nhận vai trò là chủ kho thì không cần làm hợp đồng.
- Thời gian gửi hàng trong kho ngoại quan cần phải được đảm bảo ghi rõ trong hợp đồng. Đồng thời, chúng cũng không được vượt quá thời hạn lưu kho ngoại quan theo quy định của Luật Hải Quan
- Nếu như bạn để hàng quá thời hạn trong kho ngoại quan thì chủ hàng hoặc người được ủy quyền sở hữu phải nộp văn bản đề nghị thanh khoản. Hải quan sẽ tổ chức thực hiện việc thanh lý hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Nếu như hàng hóa bị hư hỏng và giảm chất lượng khi được lưu trữ trong kho thì bạn cần phải tiêu hủy chúng dựa trên văn bản đồng thuận giữa chủ hàng hóa. Đồng thời, quá trình tiêu hủy phải tuân thủ quy trình pháp lý hiện hành.
- Hàng hóa gửi kho ngoại quan tạm thờ chờ tái xuất phải dựa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các bạn không được phép tái nhập vào thị trường Việt Nam.
- Bộ Tài Chính luôn chịu trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sản hải quan đối với hàng hóa ra vào ở kho. Đồng thời, Bộ cũng đảm nhận vai trò xử lý hàng hóa tồn đọng.
- Các phương tiện, hàng hóa ra vào kho cùng với các dịch vụ trong kho phải được cơ quan hải quan giám sát.
Lời kết
Kho ngoại quan được xem là một trong những khu vực đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế nước nhà. Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics mong rằng, với các thông tin trên bạn đã hiểu rõ kho ngoại quan là gì và các quy định tại kho thế nào!
Xem thêm:
Các đơn vị vận chuyển hàng hóa
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế