Hàng quá cảnh là gì? Quy định về hàng quá cảnh tại Việt Nam như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Trường Nam Logistics giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây, mời bạn theo dõi!
Mục lục
Hàng quá cảnh là gì?
Khái niệm hàng quá cảnh là gì đã được nêu rõ trong điều 241 Luật thương mại 2005. Cụ thể:
Hàng quá cảnh là những mặt hàng được phép vận chuyển từ nước này, nước khác qua lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian quy định. Bao gồm cả các hoạt động như truyền tải, lưu kho, phân tách đơn hàng và tất cả những hoạt động khác trong thời gian quá cảnh.
Ở Khoản 8 điều 2 thông tư 54/2018 TT – BGTVT một lần nữa khẳng định:
Hàng hóa quá cảnh là những mặt hàng có nơi gửi và nơi nhận hàng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chúng được đưa đi thẳng hoặc xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi tại nước ta trong thời gian quy định.
Hàng quá cảnh khác với khái niệm quá cảnh hàng hóa bạn nhé! Quá cảnh hàng hóa được hiểu đơn giản là việc các cá nhân, tổ chức nước ngoài vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Họ được phép vận chuyển trong thời gian quá cảnh và thỏa mãn các quy định pháp luật ở nước ta.
Xem thêm:
Những quy định cần biết khi quá cảnh hàng hóa
Các quy định về quá cảnh hàng hóa cũng được nêu rõ trong Luật thương mại năm 2005. Các nội dung nổi bật nhất là:
Quyền quá cảnh
- Các hàng hóa thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép quá cảnh ở Việt Nam nhưng cần phải thực hiện thủ tục hải quan ở cửa nhập – xuất khẩu theo quy định. Bạn sẽ không được vận chuyển nếu hàng hóa là vũ khí, đạn dược, thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất, nhập khẩu.
Tuyến đường quá cảnh:
- Hàng hóa sẽ chỉ được quá cảnh ở các cửa khẩu quốc tế và đúng theo tuyến đường quy định từ trước. Trong thời gian quá cảnh, nếu có thay đổi tuyến đường vận chuyển thì phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
- Nếu quá cảnh bằng đường hàng không, bạn bắt buộc phải thực hiện các quy định về điều ước quốc tế hàng không.
Giám sát hàng hóa quá cảnh
- Hàng hóa khi được quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của các cơ quan Hải quan Việt Nam. Ra vào địa phận Việt Nam phải đúng cửa khẩu, tuyến đường. Lượng hàng xuất ra nhất thiết phải đúng bằng lượng hàng đã nhập vào và còn nguyên đai nguyên kiện.
Thời gian quá cảnh hàng hóa:
- Thời gian quá cảnh tối đa là 30 ngày kể từ khi bạn hoàn thành thủ tục hải quan ở cửa khẩu nhập.
- Khi hàng hóa bị hư hỏng trong thời gian lưu kho thì cần khắc phục tổn thất và cơ quan hải quan sẽ hướng dẫn bạn làm theo các thủ tục quá cảnh chấp thuận.
Tổng hợp những mặt hàng hóa thường quá cảnh
Các mặt hàng thường quá cảnh ở nước ta gồm có:
- Hàng hóa nhập khẩu của các chủ hàng có chung một đơn vị vận tải đưa về địa điểm kiểm hàng nội địa
- Hàng hóa tạm nhập để tham dự các hội chợ, triển lãm đã được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về các địa điểm tổ chức triển lãm, hội chợ. Các mặt hàng dự hội chợ, triển lãm được chuyển từ cửa khẩu tổ chức ra cửa khẩu xuất
- Các loại thiết bị, máy móc, vật tư được nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà máy, công trình.
- Các nguyên liệu, vật tư, linh kiện và phụ tùng sản xuất phục vụ cho các nhà máy, cơ sở sản xuất khác nhau
Các mặt hàng quá cảnh phải xin phép Bộ Công Thương khi quá cảnh ở Việt Nam gồm:
- Vũ khí đạn dược, vật liệu có mức độ nguy hiểm cao
- Thuốc lá điếu, xì gà
- Các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng
- Gỗ các loại từ nước có chung đường biên giới.
Xem thêm:
Những lưu ý quan trọng khi quá cảnh hàng hóa
Bên cạnh nắm được khái niệm hàng quá cảnh là gì cũng như các điều khoản quy định về loại hàng hóa này thì bạn cần chú ý đến những điều sau:
- Thủ tục hải quan của các loại hàng hóa quá cảnh cần được thực hiện ở trụ sở Hải Quan cửa nhập khẩu đầu tiên và cửa xuất khẩu cuối cùng
- Hàng hóa quá cảnh nếu cần lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền bắt buộc phải xin phép Bộ trưởng thương mại.
- Hàng quá cảnh chỉ có thể đi theo cửa khẩu quốc tế và tuân thủ các tuyến đường nhất định.
- Khi vận chuyển hàng hóa quá cảnh cần phải có các giấy tờ như: Văn bản của bộ thương nghiệp cho phép chủ hàng nước ngoài được quá cảnh tại Việt Nam, giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ hàng hóa quá tải, bản sảo hợp đồng về dịch vụ chuyển hàng.
Hiểu rõ khái niệm hàng quá cảnh là gì sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời nó cũng hỗ trợ bạn kinh doanh tốt hơn, dễ dàng qua các cửa khẩu và đảm bảo hàng hóa không bị thất lạc.
Xem thêm:
Các đơn vị vận chuyển hàng hóa
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế