Mỗi phương thức vận tải sẽ có một thế mạnh khác nhau. Trong đó, vận tải đa phương thức đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực logistics. Đây là cầu nối hỗ trợ các hoạt động thương mại trở nên dễ dàng hơn. Để hiểu chi tiết vận tải đa phương thức là gì, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Vận tải đa phương thức là gì?
Vận tải đa phương thức còn có tên gọi khác là Multimodal transport. Là quá trình vận chuyển hàng hóa thực hiện theo nhiều phương thức vận tải khác nhau (từ 2 trở lên). Ví dụ như việc giao – nhận hàng hóa kết hợp giữa đường bộ, đường thủy, sắt hoặc hàng không.
Vận tải đa phương thức dựa trên cơ sở 1 hợp đồng vận tải duy nhất giữa các bên, một chế độ trách nhiệm và do 1 người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Hình thức này được thực hiện phạm vi trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Các hình thức vận tải đa phương thức
Vận tải đường biển – đường hàng không: Mô hình kết hợp này sẽ phát huy được tối đa tính nhanh chóng, giúp hàng hóa được vận chuyển đi một cách nhanh chóng nhất. Trước tiên, hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường biển đến cảng, sau khi chuyển hàng vào đất liền. Sau đó dùng phương thức vận tải hàng hóa hàng không để tiếp tục chuyển hàng đi. Hình thức này phù hợp với một số mặt hàng như: quần áo, đồ chơi, đồ điện tử, giày dép…
Vận tải bằng đường bộ – đường hàng không: Mô hình này sử dụng ô tô đáp ứng được nhu cầu gom hàng và phân phối hàng hóa.
Vận tải đường sắt – đường bộ: Mô hình kết hợp đường sắt và đường bộ sẽ phát huy được tính linh hoạt, an toàn và tốc độ. Hàng hóa sẽ được đóng gói và đưa lên các toa tàu chở đến ga đích.
Vận tải hỗn hợp: Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa đến cảng biển của nước xuất khẩu, sau đó bằng đường biển đến cảng biển của nước nhập khẩu để từ đó đến nơi nhận bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Đây là loại hình vận tải phổ biến nhất để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, phù hợp với các loại hàng hóa vận chuyển bằng container trên các tuyến vận tải không yêu cầu thời gian giao nhận gấp.
Mô hình cầu lục địa (Land Bridge): Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nhất định, sau đó hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đến cảng và tiếp tục vận chuyển bằng đường biển đến một châu lục khác.
Một số hình thức khác: Mini Bridge, Micro Bridge.
Vai trò của vận tải đa phương thức
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của vận tải đa phương thức là gì đối với ngành Logistics. Nó là cầu nối hỗ trợ cho các hoạt động giao thương phát triển nhanh hơn. Cụ thể:
- Giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng. Phương thức này giúp tiết kiệm 1 khoản chi phí và đáp ứng được tiêu chí: Just In Time (JIT) nghĩa là: “Đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết”.
- Giảm thiểu chứng từ không cần thiết, tạo sự liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp. Từ đó, các hoạt động vận chuyển trở nên đơn giản hơn. Các doanh nghiệp cũng giảm bớt rào cản trong kinh doanh, tiếp cận thị trường nhanh hơn.
Thông qua mạng lưới vận tải đa phương thức, thị trường Việt sẽ có cơ hội mở rộng ra nước ngoài hơn. Điều này giúp thúc đẩy kinh tế trong nước vươn xa hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Đặc điểm của vận tải đa phương thức
Ngoài khái niệm vận tải đa phương thức là gì, bạn nên hiểu thêm về đặc điểm của loại hình này để có sự lựa chọn đúng đắn hơn. Một số ưu – nhược điểm của vận tải đa phương thức là:
Nhược điểm của vận tải đa phương thức
- Đòi hỏi cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng phải cao.
- Không áp dụng cho các loại hàng hóa nhanh hỏng, chất lượng có thể giảm dần theo thời gian.
- Hạn chế về mặt pháp lý nếu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Một số mô hình có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh, ảnh hưởng đến tốc độ chuyên chở.
Ưu điểm của vận tải đa phương thức
- Hình thức vận tải sử dụng nhiều phương thức vận chuyển nhưng chỉ thể hiện trên 1 hợp đồng và chứng từ duy nhất giúp tiết kiệm thời gian.
- Khách hàng có thể yên tâm hơn về độ an toàn bởi hàng hóa được một người duy nhất chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình vận chuyển.
- Có sự kiểm soát tốt hơn về hàng hóa, ít rủi ro mất cắp, thất thoát hàng hóa.
- Giảm thiểu chi phí và thời gian trong việc vận hành logistics, tăng cường giám sát các lô hàng trong mọi giai đoạn.
- Việc lên kế hoạch lịch trình, nhân viên, chi phí trở nên dễ dàng hơn.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương tiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Vụ vận tải – Bộ Giao thông vận tải, có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ. Nếu cần sửa đổi hay bổ sung, Bộ Giao thông vận tải sẽ thông báo cho doanh nghiệp về nội dung cần thay đổi trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 4: Cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức. Bộ Giao thông vận tải sẽ cấp giấy phép trong vòng 5 ngày làm việc kể từ này nhận được đủ hồ sơ.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Giao thông vận tải phải giải thích lý do cho doanh nghiệp bằng văn bản.
Trường Nam Logistics là công ty vận tải đa phương thức đáng tin cậy dành cho các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp đang có ý định vận chuyển nhiều mặt hàng từ địa điểm này sang địa điểm khác. Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam có hệ thống phát triển mạnh mẽ phủ sóng trên toàn quốc, đơn vị có đủ năng lực đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng thông qua việc kết hợp nhiều hình thức vận tải khác nhau.
Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, Trường Nam sẽ tư vấn khách hàng để chọn được hình thức vận tải đa phương thức phù hợp nhất để tiết kiệm thời gian vận chuyển nhất với chi phí hợp lý nhất.
Trên đây là nội dung về Vận tải đa phương thức là gì cũng như các hình thức, đặc điểm của loại hình này. Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin để lựa chọn được đơn vị uy tín nhất.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế