Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã thúc đẩy hoạt động lưu thông hàng hóa ngày càng được đẩy mạnh. Trong quá trình giao chuyển hàng hóa cũng cần phải tuân thủ các điều kiện đặc thù của ngành. Bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Nam Logistic tìm hiểu về điều kiện DDU là gì? Trong điều kiện DDU quy định về vấn đề gì?
Mục lục
Tìm hiểu về khái niệm của điều kiện DDU
Khi nhắc đến những điều kiện cần cho hoạt động vận chuyển giao nhận hàng hóa không thể không nhắc đến điều kiện DDU. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về thuật ngữ chuyên ngành này. DDU có tên viết tắt của Delivered Duty UnPaid – một điều khoản trong mua bán hàng hóa quốc tế. Đây là một điều kiện rất quan trọng và cần thiết được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay logistics.
DDU có nghĩa là một hình thức giao hàng chưa nộp thuế, khi áp dụng điều khoản này thì các khoản chi phí vận chuyển sẽ do bên mua chi trả. DDU là điều kiện thuộc quy tắc thương mại quốc tế Incoterms 2000 quy ước về trách nhiệm của các bên mua bán khi tham gia vào hoạt động chuyển giao hàng hóa trên thị trường kinh doanh thương mại.
Điều kiện DDU có những đặc điểm gì nổi bật?
DDU được biết đến là 1 trong 2000 quy tắc của Incoterms nên điều kiện này cũng mang những đặc điểm của quy ước thương mại quốc tế này. Trong điều kiện DDU sẽ quy định về trách nhiệm của bên mua bán khi tham gia vào quá trình chuyển giao hàng hóa.
Hiện nay ở Việt Nam những điều kiện về chuyển giao hàng hóa đang được rất nhiều các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu áp dụng.
Có nên áp dụng điều kiện DDU trong vận chuyển hàng hóa không?
Theo bạn, có nên thiết lập điều kiện DDU hay không? Trong việc vận chuyển hàng hóa của các tuyến đều sẽ có cước vận chuyển biến động liên tục và không ổn định. Điều này sẽ khiến cho người bán cũng như chủ hàng hóa không thể kiểm soát được mức giá thành hàng hóa bán ra thị trường kinh doanh.
Trên thực tế cũng vậy, điều kiện DDU có thể giúp cho việc cân đối cơ bản trách nhiệm cũng như hạn chế các rủi ro cho cả bên mua và bên bán. Điều kiện này còn đảm bảo công bằng về trách nhiệm cân bằng, nếu như bên người bán chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển và chi phí liên quan thì về phía người mua sẽ phải thực hiện về các giấy tờ, thủ tục nhập khẩu và chi trả các khoản phí liên quan khác.
Việc áp dụng điều kiện chuyển giao hàng hóa chưa thuế DDU còn giúp cho người mua và người bán có thể theo dõi tình hình của các lô hàng một cách hiệu quả và chặt chẽ hơn( Giúp xác định được vị trí của lô hàng, đang di chuyển tới đâu và thời gian chính xác để hàng về đến kho người mua là bao lâu nữa?
Ngoài ra, việc áp dụng những điều khoản trong điều kiện DDP còn giúp cho người mua và người bán tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển lớn. Cân bằng chi phí cho cả hai bên để đảm bảo công bằng, người bán có thể bớt đi gánh nặng về chi phí xuất khẩu vận tải còn bên mua sẽ có thể thương lượng về giá nhập hàng khi đã chịu về nộp thuế.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải
Điều kiện DDU quy định điều gì?
Trách nhiệm đối với bên người bán trong điều kiện DDU
Trong điều kiện DDU có nói về trách nhiệm mà bên bán cần phải tuân thủ và thực hiện đó là có trách nhiệm giao đúng hàng, hàng chuẩn, hàng chất lượng theo đúng số lượng mà bên mua và bên bán đã thực hiện ký kết trong hợp đồng.
Nếu hàng hóa trong quá trình vận chuyển có hư hỏng, đổ vỡ thì bên người bán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những rủi ro, thất thoát hàng hóa trước khi hoàn tất quá trình giao hàng đến kho người mua. Tuy nhiên, bên phía người bán sẽ không phải đóng các chi phí hay thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, bên bán cần phải cung cấp đầy đủ hóa đơn thương mại cũng như có trách nhiệm cung cấp thông tin, giấy tờ liên quan cho cơ quan chức năng hoặc cung cấp cho phía người mua để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định.
Người mua cần phải thực hiện quy định trong điều kiện DDU
Trong điều kiện DDP quy định rõ ràng về trách nhiệm mà bên mua cần phải tuân thủ thực hiện đó là đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản chi phí hàng hóa cho bên bán theo hợp đồng đã ký từ trước.
Nhận hàng đúng thời điểm, địa chỉ giao hàng và sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về rủi ro, thất thoát, hư hỏng hàng hóa ngay sau khi đã ký xác nhận nhận hàng thành công từ phía công ty vận chuyển.
Đồng thời bên mua hàng sẽ có trách nhiệm thực hiện làm các giấy tờ, thủ tục, chứng từ để có thể nhập khẩu hàng hóa. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì phải thanh toán các loại thuế nhập khẩu liên quan.
Xem thêm: Gửi hàng Hà Nội – Sài Gòn giá rẻ
Bài viết trên, Trường Nam Logistic đã chia sẻ với bạn đọc biết thêm về điều kiện DDU trong giao hàng và những lợi ích và trách nhiệm những bên liên quan cần tuân thủ thực hiện. Để sử dụng những dịch vụ vận tải hàng hóa chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng với giá cả phải chăng hãy đến với Trường Nam Logistic.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:
- Số 26 Tập thể thiết bị vật tư xây dựng, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội
- Số 2, Quốc lộ 22, P. Trung Mỹ Tây, quận 12, Tp.HCM
Điện thoại: 0852.563.325 – 0989.310.187
Email: info@truongnamlogistics.com
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế