Vận đơn theo lệnh là một trong những loại vận đơn phổ biến nhất trong vận tải quốc tế. Theo đó, người vận chuyển sẽ giao hàng theo lệnh của người ở trong mục “To order of” bằng cách ký hậu đằng sau vận đơn tên người nhận hàng. Người trong mục To order of có thể là một người cụ thể, ngân hàng phát hành L/C hoặc chính người gửi hàng.
Mục lục
Vận đơn theo lệnh To order là gì?
Vận đơn theo lệnh có thể được lập dưới sự chỉ đạo của người gửi hàng (to the order of shipper), người nhận hàng (to the order of consignee) hoặc một ngân hàng (to the order of a bank). Thông qua việc ký hậu chuyển nhượng, nó có thể được chuyển giao cho một bên khác.
Ngoài ra, vận đơn có thể được lập theo lệnh ký hậu để trống (to order blank endorsed), cho phép bất kỳ người nào nắm giữ vận đơn đều có quyền sở hữu hàng hóa được ghi trong vận đơn.
Trong một số trường hợp, khi có yêu cầu trong LC xác nhận (confirmed LC) hoặc LC hạn chế (restricted LC), chúng ta có thể gặp trường hợp vận đơn phải được lập theo lệnh của một ngân hàng (thường là ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng chiết khấu được chỉ định) và ký hậu cho ngân hàng phát hành LC.
Vận đơn theo lệnh giúp quá trình chuyển quyền sở hữu và chuyển nhượng lô hàng thông qua việc ra lệnh ký hậu trên vận đơn. Vận đơn theo lệnh phải là vận đơn gốc, có thể đích danh hoặc vô danh tùy thuộc vào cách ký hậu.
Điểm danh các loại vận đơn theo lệnh cần biết
Có 3 loại vận đơn theo lệnh thường dùng nhất: Vận đơn theo lệnh của người nhận hàng, Vận đơn theo lệnh của người gửi hàng, Vận đơn theo lệnh của Ngân hàng mở L/C.
Vận đơn theo lệnh của người nhận hàng
Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam thực hiện giao dịch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cho công ty B. Tuy nhiên, công ty B lại tiếp tục bán hàng hóa này cho công ty C tại Trung Quốc. Để tiết kiệm chi phí và tạo sự thuận tiện, khi hàng hóa đến cảng đích, công ty C thực hiện thanh toán cho công ty B. Công ty C sau đó lấy quyền kiểm soát và thực hiện thủ tục vận chuyển hàng hóa, nhập khẩu tại cảng rồi nhận hàng hóa. Điều này được thực hiện một cách đơn giản bằng việc công ty B (người nhận hàng) ký hậu vận đơn cho công ty C nhằm cho phép C nhận hàng. Vì vận đơn có tính chuyển nhượng, khiến cho việc này tương tự như việc công ty B chuyển nhượng quyền sở hữu vận đơn cho công ty C. Do đó công ty C trở thành chủ sở hữu hợp pháp của hàng hóa. Bộ chứng từ không cần phải thay đổi, và C hoàn toàn hợp pháp để nhận hàng hóa.
Tại phần “Consignee” (người nhận hàng) của vận đơn, cần ghi rõ: “To Order Of + [Tên công ty B, Địa chỉ, số điện thoại, fax của B]” để thể hiện tính chuyển nhượng của vận đơn.
Tổng hợp: Các đơn vị vận chuyển hàng hóa Bắc Nam uy tín
Vận đơn theo lệnh của người gửi hàng
Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam thực hiện giao dịch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cho công ty B. A và B thực hiện thanh toán thông qua chuyển khoản và yêu cầu ngân hàng không yêu cầu giữ bộ chứng từ. Do đó, nếu giao dịch thành công, A sẽ trực tiếp gửi vận đơn gốc đến cho B. Tuy nhiên, A có nhiều khách hàng tại Trung Quốc ngoài công ty B. A muốn tối ưu hóa cơ hội kinh doanh và cho phép B thỏa thuận thanh toán sau khi hàng đã lên tàu và có vận đơn mới thực hiện thanh toán. Trong trường hợp này, A sử dụng vận đơn theo lệnh của người gửi hàng (To order of shipper) với mục tiêu để có quyền chuyển nhượng hàng hóa cho bất kỳ ai mà A mong muốn.
Vận đơn theo lệnh người gửi hàng (To order of shipper) mang theo nhiều lợi ích. Cụ thể, vận đơn này đòi hỏi việc giải phóng hàng hóa chỉ có thể thực hiện khi người gửi hàng (shipper) ký hậu trên vận đơn, tạo điều kiện để người gửi hàng kiểm soát việc chuyển nhượng hàng hóa cho người nhận hàng bằng cách ký hậu vào mặt sau của vận đơn.
Đặc điểm của vận đơn này là mục “Consignee” trên vận đơn sẽ để “To Order Of Shipper” hoặc chỉ để mỗi “To Order”.
Xem thêm: Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa toàn quốc mới nhất
Vận đơn theo lệnh của Ngân hàng mở L/C
Đảm bảo an toàn cho ngân hàng và yêu cầu tham gia của ngân hàng trong việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa. Khi có lệnh từ ngân hàng (thông thường sau khi hoàn tất thanh toán), người nhận hàng mới có quyền nhận hàng.
Ví dụ: Công ty A tại Việt Nam thực hiện bán hàng hóa sang cho công ty B tại Trung Quốc và thanh toán được tiến hành thông qua Thư tín dụng (L/C). Ngân hàng X tại Trung Quốc đóng vai trò là ngân hàng mở Thư tín dụng (LC), trong khi Ngân hàng Y tại TP. HCM, đóng vai trò là ngân hàng thông báo. Để đảm bảo an toàn cho việc thực hiện LC, X muốn giữ quyền sở hữu đối với lô hàng hóa. Do đó, họ yêu cầu vận đơn được thiết lập dưới dạng “To Order Of Bank.” Điều này có nghĩa là chỉ khi có sự chấp thuận của ngân hàng (thường sau khi thanh toán được thực hiện), thì khách hàng ở Trung Quốc mới được cấp quyền nhận hàng.
Trong phần “Consignee” (người nhận hàng) của vận đơn được thiết lập theo lệnh của ngân hàng phát hành LC, cần ghi rõ: “To order of + [Tên ngân hàng phát hành LC]” để thể hiện rằng quyền sở hữu đối với hàng hóa được giao cho ngân hàng phát hành LC.
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam – Trường Nam Logistics
Các ký hậu vận đơn theo lệnh cần biết
Sau khi đã có vận đơn theo lệnh To Order, bước quan trọng cuối cùng để chuyển quyền sở hữu là việc ký hậu. Ký hậu là quá trình sử dụng chữ ký của người có thẩm quyền và dấu của công ty để xác nhận rằng người ký hậu đã “ra lệnh” cho người được chỉ định trong phần ký hậu để nhận hàng.
Theo thông tin mà công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics tổng hợp được, có 3 loại ký hậu thường được sử dụng: Ký hậu đích danh, ký hậu theo lệnh và ký hậu cho chính mình. Phân biệt giữa các loại ký hậu này nhằm xác định ai là người cuối cùng được ủy quyền nhận hàng.
Ký hậu đích danh: Ký hậu đích danh là cách ký hậu ra lệnh cho người cuối cùng nhận hàng. Khi ký hậu để ghi chữ “Deliver to C”, điều này có nghĩa là C là người hưởng lợi cuối cùng và C không thể ký hậu hoặc chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bất kỳ bên nào khác. Lúc này, vận đơn không còn là vận đơn vô danh mà trở thành vận đơn đích danh.
Ký hậu theo lệnh: Là cách ký hậu mà người ký hậu lại ký hậu cho một người khác. Trong trường hợp này, ghi chú trên phần ký hậu thường là “Deliver to order of C”, có nghĩa là C có quyền ký hậu cho một người khác để nhận hàng. Nếu C không ủy quyền cho bên nào khác, thì C có quyền nhận Lệnh giao hàng (D/O) để lấy hàng.
Ký hậu cho chính mình: Là việc người ký hậu mà không ghi chú gì khác. Hoặc có thể ký hậu và ghi chú dòng chữ “Deliver to myself”. Tuy nhiên, thực tế ít ai ghi chú trong trường hợp này, chủ yếu ký hậu mà không ghi chú gì. Loại ký hậu này có thể gặp rủi ro nếu vận đơn bị mất.
Việc xác định vận đơn theo lệnh và các ký hậu vận đơn là vô cùng quan trọng đối với các công ty vận chuyển hàng hóa logistic. Bởi vì bạn sẽ biết chính xác mình cần giao hàng cho ai. Nếu không nắm rõ những thông tin này, rất có thể bạn sẽ mắc sai sót khi giao hàng, dẫn đến tranh chấp về quyền sở hữu hàng hóa, thanh toán tiền hàng… Vì vậy, hãy bổ sung kiến thức để luôn làm đúng, làm đủ, khi có sự cố xảy ra có thể tự tin xử lý vấn đề đúng.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển ô tô Bắc Nam uy tín, giá rẻ
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế