Vận chuyển hàng không bao gồm những loại phụ phí như thế nào?

Nếu bạn đang muốn lựa chọn cách thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nhưng bạn lại  không biết rõ vận chuyển hàng không bao gồm những loại phụ phí như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, Trường Nam Logistics muốn chia sẻ cho bạn về những vấn đề bạn thắc mắc, đặc biệt là phụ phí vận chuyển bằng đường hàng không, và các ưu điểm cũng như nhược điểm của loại hình vận chuyển này. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cước phí hàng không là gì?
Cước phí hàng không là gì?

Cước phí hàng không là gì?

Ngày nay, khi thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngày càng cao thì nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa lại phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì vậy, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng phổ biến. Và bạn cần hiểu rõ về cước phí hàng không là gì?

Cước phí hàng không là số tiền mà chủ sở hữu hàng hóa phải chi trả cho đơn vị vận tải vận chuyển hóa hàng hóa, ở đây là các hãng hàng không, hoặc cũng có thể là các chi phí liên quan từ cảng xuất đến cảng nhập. Cước phí hàng không được quy định một cách thống nhất và công khai. 

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, tên tiếng Anh là International Air Transport Association) đã đặt ra những quy định về các quy tắc tính cước phí và cho phát hành trong biểu cước hàng không.

Công thức tính cước phí vận chuyển như sau: Cước phí hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước. Từ công thức trên có thể thấy chúng ta cần quan tâm tới 2 đại lượng là đơn giá cước và khối lượng hàng hóa để tính được cước phí cho mỗi lô hàng.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Bắc Nam

Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Dịch vụ vận tải hàng hóa theo đường hàng không luôn có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực logistics nói chung

Ưu điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Khoảng cách không gian không bị giới hạn: Không giống như đường bộ và đường thủy, việc vận tải bằng máy bay sẽ không bị cản trở bởi bề mặt địa hình, và gần như đường hàng không thì kết nối đến với các nước trên thế giới.

Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Tính an toàn cao: Vận tải bằng máy tính luôn được xem có tính an toàn cao nhất trong các loại vận tải, nó có mức độ rủi ro ít hơn so với đường sắt, đường bộ hay đường biển. Hàng hóa sẽ không bị thất thoát hay hư hỏng, làm giảm thiếu mọi mất mát phát sinh do làm đổ vỡ hàng và trộm cắp vặt gây ra. 

Vận tải nhanh chóng: Đây là một ưu điểm dễ nhìn thấy vì máy bay có tốc độ nhanh nhất trong các phương tiện vận tải hiện nay. Do đó, hàng hóa luôn được gửi đi nhanh chóng và thời gian vận tải thì ít nhất mà không phương án nào có thể so sánh được. 

Phí lưu kho thường tối thiểu vì hàng hóa đều được kiểm tra một cách nghiêm ngặt trước khi ra vào sân bay, cùng với đó là tốc độ xử lý nhanh chóng. 

Nhược điểm của vận tải hàng không

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên thì nhược điểm của vận tải hàng không cũng là thứ đáng để lưu tâm.

Bị giới hạn về khối lượng hàng hóa: Để đảm bảo an toàn chuyến bay thì các hãng hàng không luôn giới hạn về khối lượng hàng hóa. Và hình thức này thì không phù hợp để chở các loại hàng cồng kềnh và có khối lượng lớn.

Dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh: Các chuyến bay rất dễ bị delay hoặc bị hủy do thời tiết xấu như mưa bão, gió giật mạnh… Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ chuyển hàng. 

Có nhiều thủ tục hải quan: Hình thức vận chuyển bằng hàng không thì thường liên quan đến luật pháp để đảm bảo an ninh và  an toàn chuyến bay. Bởi vậy, có nhiều mặt hàng sẽ không được chuyển đi theo quy định của hãng hàng không.

Nhược điểm của vận tải hàng không
Nhược điểm của vận tải hàng không

Một số loại phụ phí phổ biến của vận chuyển hàng không

Có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Hiện tại, một số loại phụ phí phổ biến của vận chuyển hàng không tùy theo đặc điểm hàng hóa vận tải bao gồm

Cước GRC: được áp dụng cho các mặt hàng thông thường mà không yêu cầu bảo quản đặc biệt,  không gây nguy hiểm.

Cước tối thiểu (M): dùng cho các loại hàng hóa đặc biệt có trọng lượng thấp và có mức cước tối thiểu.

Cước hàng đặc biệt (SRC): mức cước thường cao vì dùng cho các loại hàng hóa nguy hiểm và dễ gây cháy nổ.

Phí làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu

Phí vận tải hàng hóa từ kho hàng ra sân bay

Phí soi an ninh: dùng để chi trả cho những hoạt động kiểm tra an ninh, an toàn tại sân bay và mức phí này thường thấp

Phí bốc dỡ hàng: đây là loại phí cần chi trả để dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển xuống kho hàng hóa và sắp xếp quản lý vào kho để chờ bay.

Phí THC: Phí bốc xếp hàng từ kho và từ máy bay lên phương tiện vận tải.

Phí overtime: dùng để chi trả cho các công việc cần làm ngoài giờ.

Phí phát hành vận đơn hay còn gọi là AWB fee.

Xem thêm: Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không chuyên nghiệp

Một số loại phụ phí phổ biến của vận chuyển hàng không
Một số loại phụ phí phổ biến của vận chuyển hàng không

Tạm kết

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về các loại phụ phí của vận chuyển đường hàng không để có kế hoạch vận chuyển hàng hóa phù hợp. Nếu bạn chưa biết công ty vận chuyển uy tín thì bạn có thể tham khảo Trường Nam Logistics. Chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ vận chuyển sẽ không làm bạn thất vọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay