LSS là phí gì? Giải thích chi tiết về phụ phí giảm thải lưu huỳnh

LSS là phí gì? Trong tiếng Anh, phí LSS được định nghĩa bằng cụm từ Low Sulphur Surcharge. Hiểu một cách đơn giản nhất thì LSS là phụ phí nhiên liệu giảm thải lượng lưu huỳnh trong vận tải đường biển, đường không. 

LSS là một khoản phụ phí trong vận tải biển
LSS là một khoản phụ phí trong vận tải biển

Phụ phí LSS xuất hiện khi nhiên liệu được sử dụng trong vận tải có hàm lượng lưu huỳnh cao và có khả năng gây hại môi trường. Từ những năm 1960 các văn bản pháp luật đã chính thức đưa ra những biện pháp hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực của lưu huỳnh tới môi trường. Đến ngày 01/01/2020 Tổ chức Hàng hải Quốc Tế đã yêu cầu tàu biển chỉ được phép vận chuyển hàng hoá quốc tế khi sử dụng nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp hơn 0,5%.

Thông thường, phụ phí LSS sẽ được chi trả bởi người thanh toán cước vận tải. Ở Việt Nam, Tổng cục Hải Quan luôn có những điều chỉnh linh hoạt tuỳ vào giá trị hàng hoá nhập khẩu. Trách nhiệm trả phụ phí LSS sẽ được quy định bởi hợp đồng giữa các bên xuất, nhập khẩu.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế cũng khuyến khích các hãng tàu sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, dùng khí đốt hoặc methanol. Một số hãng tàu vận chuyển thường xuyên nên lắp đặt hệ thống làm sạch khí thải để bảo vệ môi trường.

Chi tiết về LSS là phí gì Trường Nam Logistics sẽ tiếp tục phân tích ở bài viết dưới đây, đọc ngay!

Phí LSS là gì? Ý nghĩa và lý do xuất hiện

LSS trong vận tải là từ viết tắt của cụm Low Sulphur Surcharge. Vậy LSS là phí gì? Hiểu một cách đơn giản nhất thì LSS là phụ phí giảm thải lưu huỳnh ra môi trường. Khoản phụ phí này được áp dụng nhiều trong các hoạt động vận tải hàng hóa đường biển, đường không và đặc biệt là những loại hàng hoá được xuất nhập khẩu.

LSS hiểu đơn giản là phụ phí giảm thiểu lưu huỳnh trong vận tải biển
LSS hiểu đơn giản là phụ phí giảm thiểu lưu huỳnh trong vận tải biển

Các hãng tàu có thể gọi phí LSS bằng nhiều cái tên khác như:

  • Phí lưu huỳnh thấp
  • Phụ phí nhiên liệu xanh
  • Phụ phí cho khu vực kiểm soát khí thái
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh

Phí LSS sẽ được áp dụng trên tất cả các tuyến vận chuyển thương mại và mọi chủ tàu. Sự ra đời của phụ phí LSS liên quan đến quá trình bảo vệ môi trường. Việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch sẽ giúp giảm thải ô nhiễm môi trường và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch bao giờ cũng đòi hỏi một khoản phí đáng kể. Khoản phí này sẽ bù đắp tất cả các chi phí phát sinh và góp phần bảo toàn môi trường sống của con người.

Thông tin chi tiết về phụ phí giảm thải lưu huỳnh (LSS)

(Cái này chị không tìm thấy thông tin hữu ích, đa phần nó lặp với nội dung của các heading em ạ)

Thời gian áp dụng phụ phí giảm thiểu lưu huỳnh (LSS)

Từ ngày 01/01/2020 Tổ chức Hàng hải Quốc Tế đã ban hành các quy định mới yêu cầu tất cả các hãng tàu phải chi trả phụ phí LSS. Theo đó, tất cả các tàu container cũng như tàu hàng chạy trên biển phải giới hạn về hàm lượng lưu huỳnh, nhỏ hơn 0,5%. 

Quy định thu phí LSS được đưa ra từ tháng 1/2020
Quy định thu phí LSS được đưa ra từ tháng 1/2020

Ở giai đoạn đầu năm 2020, tất cả các công ty tàu biển đã bắt đầu triển khai phụ phí LSS. Mức lưu huỳnh trong các nhiên liệu hàng hải liên tục được duy trì trong rất nhiều năm sau đó. Cho tới thời điểm hiện tại, những quy định của Tổ chức hàng hải Quốc Tế vẫn chưa có nhiều thay đổi. Các công ty vận tải luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt và chủ động trong công tác bảo vệ môi trường.

Đối tượng chịu phụ phí LSS trong quá trình xuất nhập khẩu

Bên cạnh việc tìm hiểu LSS là phí gì thì bạn cũng cần biết rằng, đối tượng phải chịu khoản phụ phí này không dừng lại ở chủ tàu. Ngoài chủ tàu, phụ phí LSS còn được áp dụng với những đối tượng dưới đây:

  • Chủ hàng: Là những cá nhân hoặc công ty nhận chuyển giao hàng hoá tới các hãng tàu. Họ sẽ phải chi trả khoản phí LSS nếu như chuyển hàng hoá bằng đường biển trong phạm vi quy định về thải lưu huỳnh.
  • Nhà nhập khẩu: Là những công ty hoặc cá nhân chịu trách nhiệm nhận hàng từ nhiều quốc gia và đóng vai trò thanh toán chi phí liên quan tới vận chuyển. Nhà nhập khẩu sẽ thanh toán phí LSS theo quy định của Tổ chức hàng hải Quốc tế 2020. Khoản phụ phí này sẽ được tính gộp vào phí nhập khẩu.
  • Nhà xuất khẩu: Giữ vai trò là công ty hoặc cá nhân gửi hàng hoá ra nước ngoài. Các nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành thanh toán khoản phụ phí LSS khi sử dụng dịch vụ vận chuyển các lô hàng bằng đường biển
  • Các công ty vận chuyển hoặc môi giới vận tải biển
  • Chủ các cảng hoặc bãi container: Không chịu phụ phí LSS trực tiếp nhưng sẽ liên quan trong quá trình tính toán và áp dụng phụ phí.
Đối tượng chịu phí LSS có thể là chủ tàu, người nhận hàng, doanh nghiệp...
Đối tượng chịu phí LSS có thể là chủ tàu, người nhận hàng, doanh nghiệp…

Phụ phí LSS được tính cho hàng xuất khẩu hay nhập khẩu?

Ở khái niệm LSS là phí gì, chúng tôi đã nêu rõ, loại phụ phí này được tính cho tất cả các tuyến vận tải đường biển, đường hàng không. Do vậy, phụ phí LSS có thể được áp dụng cho cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Miễn ràng, các hàng hoá này được vận chuyển bằng đường biển, đường không và phát thải lưu huỳnh. 

Phí LSS được tính cho cả hàng nhập và xuất khẩu
Phí LSS được tính cho cả hàng nhập và xuất khẩu

Đối với hàng hoá xuất khẩu, chủ hàng sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả phí LSS. Nếu chủ hàng thuê các hãng tàu vận chuyển thì phụ phí LSS sẽ được tính gộp vào bảng giá cước vận chuyển. 

Đối với hàng nhập khẩu, người nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm chi trả phí LSS. Khi hàng hoá cập bến, 2 bên giao nhận, phụ phí LSS sẽ được người nhập khẩu chi trả với cơ quan Hải Quan. 

Có thể khẳng định rằng, phụ phí không được tính dựa trên tính chất hàng hoá là hàng nhập khẩu hay xuất khẩu. Loại phí này được tính dựa trên quy trình vận chuyển và các yêu cầu phát thải lưu huỳnh. Nghĩa là, chỉ khi hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển và có yêu cầu phát thải lưu huỳnh thì cần phải chi trả phí LSS.

Mức phí LSS là bao nhiêu? Chi tiết về các khoản thu LSS

Cũng tương tự như các loại phí khi vận chuyển xe ô tô bằng đường bộ, phí LSS thay đổi theo từng thời điểm, hãng tàu, tuyến đường vận tải. Ở thời điểm hiện tại, mức thu phí LSS dao động từ 15 – 300 USD/Container. 

Mức thu phụ phí LSS có thể thay đổi qua các năm
Mức thu phụ phí LSS có thể thay đổi qua các năm

Các khoản thu LSS là phí gì như sau:

  • Phí nhiên liệu: Phụ phí LSS thường được tính toán để bù đắp các chi phí cao hơn khi dùng nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp. Giá nhiên liệu sạch thường cao hơn nhiên liệu chứa nhiều lưu huỳnh.
  • Khoảng cách cùng với khu vực vận chuyển: Tàu vận chuyển hàng hoá qua các khu vực yêu cầu phát thải lưu huỳnh nghiêm ngặt thường sẽ có phí LSS cao hơn. Đặc biệt, tàu qua khu vực Emission Control Areas thì phụ phí LSS sẽ cao hơn những tàu di chuyển ở các tuyến đường khác. Song song với đó, những tàu di chuyển khoảng cách xa trong thời gian dài thì phụ phí LSS cũng sẽ cao hơn.
  • Các tuyến vận chuyển: Phụ phí LSS cũng sẽ thay đổi theo từng tuyến vận chuyển. Ví dụ phí LSS đối với tuyến vận chuyển từ Châu Á sang Châu Âu cao. Nhưng phí LSS của tuyến vận chuyển từ Trung Đông sang Bắc Mỹ sẽ thấp hơn.

Quy định kê khai thuế đối với phụ phí LSS

Các quy định kê khai thuế đối với phụ phí LSS được quy định rõ ràng trong các thông tư pháp luật. Cụ thể:

  • Thông tư số 39/2015/TT – BTC và Thông tư số 60/2019/TT – BTC: Phụ phí LSS cần phải cộng vào và tính thuế trong trường hợp các nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm thanh toán LSS cho hãng tàu.
  • Điều 13, khoản 2, mục G Thông tư 39/2015/TT – BTC quy định, các doanh nghiệp cần kê khai thuế đối với phụ phí LSS trong trường hợp vận chuyển từ nước xuất khẩu – nước nhập khẩu.
  • Công văn 969/HQHCM – TXNK năm 2020 quy định và hướng dẫn chi tiết cách để khai báo phụ phí giảm thải lưu huỳnh
  • Trong trường hợp các hãng tàu không thu phụ phí LSS thì doanh nghiệp sẽ không cần tính khoản phụ phí này vào khai báo.
Kê khai thuế phí LSS được pháp luật hiện hành quy định rõ
Kê khai thuế phí LSS được pháp luật hiện hành quy định rõ

Các biện pháp giúp đơn vị vận chuyển đáp ứng tiêu chí LSS mới

Bên cạnh nêu rõ LSS là phí gì, Tổ chức hàng hải quốc tế đã nêu rõ những biện pháp giúp đơn vị vận chuyển đáp ứng tốt các tiêu chí LSS như sau:

  • Tất cả các tàu vận chuyển có thể sử dụng nhiên liệu chứa lượng lưu huỳnh thấp. Các chủ tàu nên cân nhắc sử dụng nhiên liệu Gas và Flashpoint. Bởi những nguyên liệu này có khả năng thay thế Methanol và không sản xuất nhiều oxit lưu huỳnh. Hơn nữa, cả Gas và Flashpoint hiện đều đang được ứng dụng rộng rãi trong vận tải biển, vận tải ô tô bằng đường bộ. Phí mua nhiên liệu gần như rất thấp.
  • Các yêu cầu liên quan đến phát thải oxit lưu huỳnh các hãng tàu có thể đáp ứng bằng cách sử dụng những phương pháp tương đương. Ví dụ như dùng hệ thống làm sạch khí thải, lọc khí…
Các hãng tàu nên sử dụng nhiên liệu sạch để giảm thải lưu huỳnh ra môi trường
Các hãng tàu nên sử dụng nhiên liệu sạch để giảm thải lưu huỳnh ra môi trường

Quy định về phụ phí LSS tại Việt Nam

Ở Việt Nam, phụ phí LSS được Tổng cụ Hải Quan phát hành công văn giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan. Theo đó, nếu như phụ phí LSS chưa được tính vào giá thực tế thanh toán của các mặt hàng nhập khẩu thì nó sẽ được điều chỉnh. Đồng thời, phí LSS cũng sẽ được tính gộp với giá trị hải quan của các loại hàng hoá nhập khẩu.

Tại Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp cần nghiêm túc nộp phí LSS
Tại Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp cần nghiêm túc nộp phí LSS

Phụ phí LSS thường đại diện cho các chi phí phát sinh khi những phương tiện vận chuyển đi qua khu vực có áp dụng kiểm soát khí thải lưu huỳnh. Nó nằm trong phạm vi các chi phí liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hoá đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Do đó, phụ phí LSS sẽ được điều chỉnh và cộng trực tiếp vào trị giá hải quan.

Xét trường hợp người khai hải quan phải đóng thuế giá trị gia tăng thì số tiền thuế đó không được tính vào giá trị hải quan. Chính phủ Việt Nam cho biết, phí LSS thường được áp dụng để khuyến khích các hãng tàu sử dụng nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường.

Lời Kết

Cty vận tải Bắc Nam – Trường Nam Logistics đã phân tích chi tiết về phụ phí LSS. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về LSS là phí gì. Đừng quên, chuyên viên tại đơn vị luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc liên quan. Gọi ngay tới chúng tôi nếu bạn cần được hỗ trợ kiến thức về LSS và sử dụng dịch vụ vận chuyển nhé!

Có thể bạn chưa biết:

Các thay đổi đáng kể của bảng giá cước vận tải đường bộ 2024

Bài viết liên quan

Khu phi thuế quan là gì? Định nghĩa chi tiết và ví dụ thực tế

Khu phi thuế quan là gì? Thuật ngữ khu phi thuế quan thường được dùng

Xe container đầu kéo: Giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả

Xe container đầu kéo có lẽ là hình ảnh mà rất nhiều người bắt gặp

Phiếu EIR là gì? Tầm quan trọng trong xuất nhập khẩu

Chập chững bước chân vào ngành Logistics, không ít người đã gặp khó khăn khi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay