Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô đã có nhiều sự thay đổi trong năm 2023. Nếu bạn chưa kịp update các thông tin về thủ tục nhập khẩu này, hãy cùng Trường Nam Logistics tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tổng hợp các loại phụ tùng ô tô thường được nhập khẩu
Trước khi đi chi tiết vào thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, Trường Nam Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ về các loại phụ tùng cho ô tô. Phụ tùng ô tô được hiểu đơn giản là các bộ phận đã cấu thành nên một chiếc xe ô tô lớn. Những phụ tùng này thường được sản xuất một cách riêng lẻ. Chúng có thể thay thế các bộ phận nguyên bản ở trên xe khi mà ô tô gặp sự cố, bị hỏng hóc.
Các loại phụ tùng ô tô điển hình có thể kể đến như séc măng, ắc quy ô tô, trục khuỷu, piston, xilanh… Những mặt hàng này các đơn vị vận chuyển hàng hóa đều được phép thực hiện. Một số phụ kiện ô tô đóng vai trò quan trọng hàng đầu có thể kể đến như vô lăng, lốp xe, khung gầm, động cơ,… Tất cả chúng đều có hàng rời, được nhập khẩu và có thể thay thế nhanh những bộ phận cũ, hỏng hóc trên xe.
Ở thời điểm hiện tại, khả năng sản xuất phụ tùng trong nước còn hạn chế. Hơn nữa lại chưa thực sự thỏa mãn tốt về yêu cầu kỹ thuật. Vậy nên, đại đa số linh kiện được sử dụng cho ô tô đều nhập khẩu từ nước ngoài.
Mã HS nhập khẩu phụ tùng ô tô
Nhập khẩu phụ tùng ô tô cũng cần để ý đến mã HS. Xác định mã HS còn được xem là việc quan trọng mà các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa Logistics phải nắm bắt và thực hiện đầu tiên.
Thông qua mã HS trên từng sản phẩm, chủ hàng sẽ biết rõ chính sách hải quan và nghĩa vụ đóng thuế ở lô hàng. Linh kiện cũng như các phụ tùng ô tô trên thị trường có rất nhiều chủng loại. Chúng thường được chia thành nhiều nhóm HS code khác nhau.
Các mã HS code cho nhập khẩu phụ tùng ô tô có thể kể đến là:
- 8483: Đây là nhóm mã HS Code trực tuyền động. Nó gồm có trục khuỷu, trục cam, bánh răng, vít đũa, vít bi, đánh đà, ròng rọc, hộp số, ly hợp…
- 851220: Là mã HS Code của các thiết bị chiếu sáng. Đồng thời nó cũng là mã HS tạo tín hiệu trực quan ở ô tô.
- 8708: Mã HS Code của những bộ phận, phụ tùng, phụ kiện ở các dòng xe có động cơ ở nhóm 8701 – 8705.
- 4011 – 4013 và 4016: Mã HS dành cho các sản phẩm được làm từ cao su như lốp, săm, ống dẫn, gioăng…
- 8409: Mã HS của những động cơ ô tô: thân động cơ, xi lanh, quy lát, chế hòa khí.
Quy trình nhập khẩu phụ tùng ô tô
Quy trình nhập khẩu phụ tùng ô tô được triển khai như sau:
Bước 1: Điền vào tờ khai hải quan qua phần mềm khai báo. Khi có tờ khai hải quan, các bạn sẽ biết được thuế nhập khẩu phụ tùng, thuế GTGT là bao nhiêu.
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng cho hàng nhập khẩu theo đúng quy định của thông tư 41/2018/TT-BGTVT. Các loại phụ tùng cần được kiểm tra chuyên ngành gồm có: gương chiếu hậu, vật liệu nội thất ô tô, kính an toàn, lốp xe hơi, vành hợp kim, thùng nhiên liệu.
Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu và thông quan hàng hóa. Các bước thông quan sẽ được tiến hành bình thường. Trong trường hợp không có nghi vấn nào thì cán bộ hải quan sẽ thực hiện thông quan hàng hóa, thu thuế nhập khẩu.
Bước 4: Đơn vị nhập khẩu mang hàng hóa về kho ngay sau khi đã hoàn tất thuế nhập khẩu. Để mang chúng bán trên thị trường, bạn nhất thiết phải làm giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
Xem thêm:
Báo giá dịch vụ vận chuyển ô tô Bắc Nam cạnh tranh 2023
Các thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô cần biết
Các công ty thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa rất sành về thủ tục này. Vì thế, nếu tìm hiểu nhưng vẫn không rõ bạn hãy nhờ đến họ để tối ưu hóa quá trình nhập khẩu phụ tùng ô tô nhé!
Về cơ bản thì các doanh nghiệp khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu ô tô cũng giống như những mặt hàng khác. Dựa theo quy định của pháp luật hiện hành, phụ tùng ô tô không có tên trong danh mục hàng cấm xuất – nhập khẩu. Hơn nữa, doanh nghiệp khi thực hiện nhập khẩu sẽ không cần xin giấy phép XNK.
Tuy nhiên, các bạn chỉ được phép nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô mới. Đối với những phụ kiện đã cũ hoặc qua sử dụng thì không được phép đưa vào Việt Nam. Điều này đã được quy định rõ trong nghị định số 187/2013/NĐ – CP.
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô thường bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Các hóa đơn thương mại của lô hàng
- Chứng nhận xuất xứ của hàng hóa
- Vận đơn lô hàng xuất nhập khẩu
- Các phiếu đóng gói hàng hóa
- Chứng từ nguồn gốc và hợp đồng mua bán phụ tùng ô tô
Xem thêm:
Cách tính cước vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
Những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô
Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam hay thực hiện dịch vụ vận chuyển, nhập khẩu phụ tùng ô tô đều phải lưu ý đến những vấn đề sau:
- Thuế nhập khẩu của các phụ kiện từ những các dòng xe luôn có sự khác nhau. Bạn cần ghi rõ thông tin về linh kiện của dòng xe ô tô nào trong tờ khai hải quan. Trong trường hợp, hải quan nghi ngờ họ sẽ chất vấn. Nếu trả lời không thỏa đáng, rất có thể bạn sẽ phải giám định và không được thông quan.
- Nhập khẩu phụ tùng ô tô thường có nhiều hạng mục trong cùng 1 container. Vì thế, khi bạn có chứng nhận xuất xứ ưu đãi đặc biệt thì nên để ý tới các mục hàng không được ưu đãi nhé! Như vậy, mã thuế nhập khẩu sẽ khác đi và bạn tiết kiệm được kha khá chi phí.
- Một vài phụ tùng ô tô thường nằm trong danh sách các hàng hóa gây mất an toàn. Do đó, trước khi chúng được đưa ra thị trường tiêu thụ, các đơn vị kinh doanh phải công bố hợp quy cho mặt hàng đó. Để biết chi tiết về danh sách hàng hóa cần làm công bố hợp quy, doanh nghiệp cần đọc kỹ thông tư 41/2018 của Bộ Giao thông vận tải.
Trên đây là chi tiết thông tin về nhập khẩu phụ tùng ô tô mà công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics tổng hợp được. Sự hài lòng của quý khách chính là mục tiêu mà Trường Nam hướng đến. Vậy nên, nếu có thắc mắc, đừng quên truy cập website hoặc liên hệ đường dây nóng đến chúng tôi nhé!
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế