CQD không phải là một thuật ngữ khá xa lạ đối với những người làm trong ngành vận chuyển trên biển. Tuy nhiên, CQD là gì lại là câu hỏi khó đối với những người mới chập chững tìm hiểu về nghề vận chuyển logistic và muốn đi sâu hơn về ngạch này! Nếu vậy, hãy để Trường Nam Logistics giúp bạn nắm được thông tin chi tiết về CQD nhé!
Mục lục
CQD là gì?
Khái niệm CQD là gì thực chất không quá khó hiểu giống như nhiều người vẫn thường khái quát hóa. Trong tiếng Anh, CQD là từ viết tắt của cụm Customary Quick Despatch. Khi dịch ra tiếng Việt nó mang nghĩa là điện kiện để xếp dỡ hàng thuê tàu chuyến. Hay nói một cách đơn giản, CQD là tất cả những điều kiện xếp dỡ hàng hóa mà các chủ tàu cùng với người thuê đặt ra và cùng nhau tuân thủ.
Sự tuân thủ này giúp cho cả 2 bên thỏa mãn được những yêu cầu của nhau. Đồng thời, họ cũng đảm bảo rằng quá trình hợp tác giữa 2 bên đạt đến mức độ tốt nhất. Các điều kiện về CQD thường được đề cập rõ ràng trong hợp đồng mà 2 bên thuê – cho thuê tàu ký kết với nhau. Những điều kiện CQD luôn được cả 2 bên ký kết xem xét kỹ và bàn bạc với nhau kỹ lưỡng trước khi ký kết.
Xem thêm:
Update bảng giá vận chuyển ô tô Bắc – Nam
Thách thức và cơ hội của CQD trong các ngành công nghiệp
CQD là gì bạn nắm được rồi đúng không? CQD trong các ngành công nghiệp hiện tại đang được ứng dụng một cách rộng rãi. Khi áp dụng CQD trong các ngành công nghiệp, nó mang tới các cơ hội lớn cho chủ tàu và người thuê. Nếu như cảng có tốc độ xếp dỡ nhanh thì chắc chắn chủ hàng sẽ thực hiện liên tục và ngược lại.
Các cơ hội của CQD trong các ngành công nghiệp rất lớn. Nó đang được nhiều doanh nghiệp chủ động quan tâm và áp dụng. Trong điều kiện CQD, thường không có các quy định chính xác về mặt thời gian làm hàng. Các chủ hàng sẽ không cần áp lực về mức thưởng phạt cho việc mà bạn làm nhanh hay chậm. Họ chỉ cần đảm bảo được rằng:
- Luôn chịu trách nhiệm thuê công nhân, phương tiện xếp dỡ hàng
- Chỉ định cho cầu đến bến cập mạn an toàn và làm hàng ngay
- Người thuê tàu phải đảm bảo được rằng hoạt động xếp dỡ hàng hóa diễn ra liền mạch, không bị dán đoạn
- Các chủ hàng luôn phải chủ động hoàn thiện những giấy tờ cần thiết
Trong tương lai, CQD sẽ phải đối diện với những thách thức lớn như:
- Đối với chủ tàu: Sẽ phải gánh chịu tổn thất nếu như bên thuê tàu đã thực hiện đúng quy trình nhưng việc xếp dỡ lại bị chậm. Bên cạnh đó, do thời gian làm hàng không có các quy định cụ thể nên người thuê tàu sẽ luôn gây khó dễ trong việc xếp dỡ hàng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mức lời cũng như quá trình làm việc của chủ tàu.
Lợi ích của việc sử dụng CQD
Hiểu về CQD là gì nhiều người cũng đặt ra thắc mắc là việc sử dụng CQD có thực sự mang tới lợi ích cho họ. Đối với điều này, các đơn vị vận chuyển hàng hóa đã phân tích kỹ về lợi ích của CQD. Cụ thể:
Trước đây khi áp dụng điều kiện Laytime vào, các chủ tàu sẽ luôn chủ động trong việc thời gian làm hàng. Thời gian đó, các chủ tàu có thể thoải mái quy định về số ngày làm việc và mức xếp dỡ cũng như tập quán xếp dỡ phù hợp với từng cảng. Đi kèm với đó là họ có thể đưa ra được những mức thưởng, phạt để quá trình làm hàng nhanh hơn, thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, điều này lại gây khó dễ cho những người thuê tàu. Bởi vì, họ không biết được các yếu tố phát sinh trong quá trình xếp dỡ. Đồng thời, họ cũng khó để nắm bắt được các quy định, luật pháp khi hàng hóa của họ cập bến. Điều này khiến cho những người thuê tàu phải chịu nhiều chính sách phạt.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa và những kinh nghiệm bạn cần nắm được
Từ khi CQD ra đời, nó đã cân bằng mối quan hệ giữa 2 bên chủ tàu và người thuê. Với điều kiện CQD, cả 2 bên có thể đảm bảo tốt quyền lợi của bản thân trong hoạt động xếp dỡ. Chủ tàu có thể đàm phán rõ về thời gian và chủ thuê cũng thoải mái hơn trong việc tuân thủ các quy định, không bị xử phạt bởi các vấn đề phát sinh
Ứng dụng của CQD trong các ngành công nghiệp
Dựa theo các công ty vận chuyển hàng hóa logistics thì CQD hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, nó đặc biệt hữu dụng và được sử dụng hiệu quả trong hoạt động thuê tàu biển. Nó thường được đề cập rõ ràng trong các hợp đồng thuê tàu chuyến. Các chủ tàu có thể linh hoạt trong việc thuê toàn bộ hoặc chỉ một phần tàu để đưa hàng từ cảng biển này tới cảng biển khác.
Đối với những công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam thì khá nhiều người không sử dụng. Thế nhưng, đối với những dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế thì CQD được dùng rất nhiều.
Trên đây là chi tiết các thông tin lý giải về thuật ngữ CQD là gì? Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics mong rằng quý độc giả đã giải tỏa được những thắc mắc của bản thân về CQD nhé!
Xem thêm:
Cước vận chuyển hàng hóa Bắc Nam có đắt không?
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế