LSS là một khoản phí phổ biến trong vận tải đường biển. Nếu bạn mới tìm hiểu đến hình thức vận tải này chắc chắn sẽ chưa nắm được LSS là phí gì? Phụ phí LSS bên nào sẽ chịu? Trong khuôn khổ bài viết này, Trường Nam Logistics sẽ hỗ trợ giải đáp từ A – Z về phí LSS, mời bạn tham khảo!
Mục lục
LSS Là Phí Gì?
LSS là phí gì? Được biết, trong tiếng Anh, tên gọi đầy đủ của loại phí này là Low Sulphur Surcharge. Đây được xem là một loại phí giảm thải lưu huỳnh và nó được áp dụng trong quá trình vận tải biển, vận tải hàng không, đặc biệt là hàng xuất nhập khẩu.
Sự xuất hiện của loại phí này bắt nguồn từ việc nhiên liệu hầm được sử dụng quá nhiều ở các tàu thương mại có hàm lượng lưu huỳnh cao. Chúng có sự ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến môi trường và sức khỏe con người. Vì thế, tổ chức IMO đã đưa ra biện pháp giảm tải sự tác động này là đề ra phụ phí LSS.
Các hãng tàu khác thường gọi phụ phí LSS với nhiều tên như:
- Phụ phí lưu huỳnh thấp
- Phụ phí nhiên liệu xanh
- Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải
- Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp
Các yếu tố cơ bản của LSS trong Logistics
Hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa Logistics bạn nhất định phải lưu lại những thông tin liên quan đến LSS là phí gì dưới đây:
Phí LSS là phí gì?
LSS được hiểu là phí phụ thu được quy định bởi tổ chức IMO với mục đích chính là giảm lưu huỳnh có trong nhiên liệu khi tàu vận hành trên biển. Đối tượng phải chịu tác động của chi phí này là các hãng tàu thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Loại phí này không còn mới mẻ đối với các hãng tàu. Bởi lẽ, nó đã sớm được triển khai và áp dụng ở các tuyến dịch vụ nhất định khi doanh nghiệp chọn vận tải biển. Khá nhiều hãng tàu sẽ phải tuân thủ mức phụ phí nhiều năm trước đó. Hiện tại, mức phụ phí sẽ có sự thay đổi nhất định theo từng thời gian.
Tính toán và áp dụng LSS cho các lô hàng Logistics
Thông tin này các doanh nghiệp, các đơn vị vận chuyển hàng hóa nhất thiết phải nắm bắt rõ. Ngoài khái niệm LSS là phí gì thì bạn cũng cần note lại cách tính toán và áp dụng khoản phí này trong vận chuyển nhé!
Trên thực tế, cách tính phí LSS sẽ không thay đổi theo từng loại hàng Logistics. Thế nhưng, đối với những container đặc biệt, có giá trị cao như container lạnh, container chứa hàng nguy hiểm thì phí LSS sẽ cao hơn nhiều lần.
Cách tính phí LSS phụ thuộc nhiều vào sự biến động của giá xăng dầu thế giới. Thông thường, 3 tháng sẽ có 1 lần giá xăng dầu thay đổi. Các hãng tàu sẽ phải đăng thông báo quy định điều chỉnh và update điều này công khai trên các kênh thông tin của hãng/
Nhiều đơn vị không thấy được sự biến động của phí LSS nhưng lại phát hiện cước vận chuyển hàng hóa tăng cao. Điều này xuất phát từ việc, các hãng tàu không tính riêng phụ phí LSS ở hóa đơn và bảng báo giá cước tàu. Hơn nữa lại còn tính dồn phí LSS vào trong giá cước tàu nên dẫn đến kết quả chung là cước tàu tăng cao.
Trách nhiệm thanh toán LSS trong logistics bên nào chịu ?
Đây cũng là một thắc mắc lớn mà nhiều người đặt ra khi tìm hiểu chủ đề LSS là phí gì. Ở thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ quy định nào rõ ràng về mức phụ phí LSS phía bên nào sẽ phải gánh chịu. Bởi điều này còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận ban đầu giữa các đơn vị xuất nhập khẩu.
Khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu ký hợp đồng mua bán thì bạn nên thảo luận rõ vấn đề này. Như vậy, khi thanh toán sẽ biết được LSS là phí gì? Ai là người thanh toán? Các điều khoản thanh toán về khoản phí cũng nên được thể hiện rõ trong hợp động và vận đơn.
Từ đó, nó sẽ tạo lập được cơ sở pháp lý, xác định cá nhân, doanh nghiệp nào phải trả phụ phí. Khi xảy ra bất cứ tranh chấp nào, bạn cũng sẽ chiếm phần thắng và tự tin công khai đòi quyền lợi.
Xem thêm:
Vận chuyển ô tô Bắc Nam| A – Z về dịch vụ vận chuyển bạn cần biết
Mức Phụ Phí LSS bao nhiêu tiền một lần vận chuyển?
Phụ phí LSS bao nhiêu/1 lần vận chuyển – Một vấn đề khác mà nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về LSS là phí gì. Thông thường, mức phụ phí này sẽ được các hãng tàu in trên hóa đơn hoặc cộng dồn vào cước vận tải biển. Mức phí cho một lần vận chuyển thường dao động trong ngưỡng 25 – 35 USD/Container 20’s hàng khô. Đối với Container 40;s hàng khô, hàng lạnh thì mức phí sẽ là 50 – 70 USD.
Có thể thấy rằng, mức phụ phí LSS phụ thuộc vào loại container và mặt hàng mà container vận chuyển!
Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics tự hào là đơn vị vận chuyển hàng đầu cả nước. Đơn vị cũng thường xuyên cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến ngành vận chuyển. Với giải đáp LSS là phí gì ở trên, quý bạn đọc đã nắm rõ đúng không? Đừng quên, Trường Nam luôn hỗ trợ bạn, hãy liên hệ khi có nhu cầu nhé!
Xem thêm:
Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam|Báo Giá| Lịch trình
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế